Tôi có nên tìm nơi giải quyết nhu cầu khi chồng bị ‘yếu’
Cuộc “yêu” của chúng tôi luôn diễn ra chóng vánh, có khi tôi chưa kịp bắt đầu, anh đã kết thúc.
Hình ảnh minh họa
Tôi 29 tuổi, chồng 35, kết hôn được 2 năm và có một con gái. Tình cảm vợ chồng tôi rất tốt. Anh luôn quan tâm, chăm sóc vợ con. Nhìn chung cuộc sống gia đình tôi rất hạnh phúc trừ chuyện ấy. Chồng tôi thuộc tuýp “chưa đến chợ đã hết tiền”. Cuộc “yêu” của chúng tôi luôn diễn ra chóng vánh, có khi tôi chưa kịp bắt đầu, anh đã kết thúc. Tôi luôn động viên chồng đi chữa bệnh nhưng anh trì hoãn vì hình như anh rất mặc cảm, tự ti và rất ngại khi đề cập đến việc đó.
Thật sự hiện tại tôi rất chán nản về chuyện này. Tôi đã cố gắng kiềm chế bản thân đến mức thấp nhất suốt thời gian qua, nhưng trong tôi vẫn luôn khao khát được một lần làm chuyện đó một cách đúng nghĩa chứ không như hiện trạng suốt mấy năm nay với chồng. Tôi không biết có nên đi tìm nơi để giải quyết nhu cầu không? Nghe thật buồn cười, một phụ nữ trẻ, có ngoại hình ưa nhìn như tôi mà phải tìm nơi để giải quyết nhu cầu. Dù là vậy nhưng tôi vẫn rất yêu chồng. Không biết tôi đáng thương hay đáng trách đây? Xin chuyên gia và các độc giả hãy cho tôi lời khuyên.
Huệ
Chuyên gia tham vấn tâm lý Phong Nguyên gợi ý:
Video đang HOT
Huệ thân mến,
Bất kì ai trong hôn nhân cũng đều nhận thức được chuyện ấy là điều không thể thiếu, tùy mỗi cá nhân mà ảnh hưởng ít, nhiều hoặc rất nhiều đến cuộc sống hôn nhân. Những điều bạn mong muốn trên đây, nghe có vẻ đơn thuần là việc thỏa mãn ham muốn cá nhân, nhưng thực sự là bạn đang cố gắng từng ngày để gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai vợ chồng. Đây là một nỗ lực đáng trân trọng.
Rất khó để một người đàn ông chấp nhận mình có vấn đề về sinh lý. Đối với họ, thừa nhận điều này đồng nghĩa với việc thừa nhận bản thân không làm tròn vai trò của một người đàn ông, một người chồng. Dù ngoài xã hội, họ thành công đến mức nào, nhưng nếu không đáp ứng được nhu cầu của một người phụ nữ, họ không được coi là đàn ông đích thực, bất kỳ ai biết được đều có thể nhục mạ hoặc coi thường họ. Chồng bạn bị đặt vào trạng thái khó tự vệ và khó chống lại suy nghĩ tiêu cực khi chuyện yếu sinh lý được thừa nhận là có tồn tại. Vậy nên, rất dễ hiểu khi chồng bạn từ chối đi khám. Vì chỉ cần chưa có kết luận cuối cùng, anh ấy phần nào vẫn giữ được cảm giác an toàn cho mình, dù đó chỉ là sự an toàn giả tạo, có thể bị đánh sập bất cứ lúc nào.
Bạn nhắc tới việc tìm nơi để giải quyết nhu cầu sinh lý của bản thân. Trên quan điểm của một người giữ gìn, bảo toàn và chăm sóc bí mật chuyên nghiệp của rất nhiều khách hàng, tôi cho rằng đây không phải là một ý kiến tồi. Việc có cho chồng biết về điều này hay không hoàn toàn thuộc về phạm trù đạo đức cá nhân, tôi không bàn đến. Tuy nhiên, nếu bạn cân nhắc một hướng đi khác, một phương thức giải quyết giúp ích cho cả hai vợ chồng, tôi khuyến nghị bạn học cách chăm sóc bản thân trước, mà trước tiên bắt đầu bằng việc hiểu chính xác điều gì đang diễn ra lúc này.
Bước đầu tiên, bạn nên tìm một chuyên gia trong lĩnh vực nam học, rối loạn cương dương để tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Sau khi đã có đầy đủ thông tin, một cuộc nói chuyện thẳng thắn, thân tình trên tinh thần xây dựng giữa bạn và chồng sẽ giúp cả hai thông cảm và thấu hiểu nhau hơn.
Vài năm chịu đựng là một khoảng thời gian dài. Tôi tin bạn đã phải hy sinh và trải qua nhiều cảm xúc tiêu cực. Việc chịu đựng này chỉ có ý nghĩa nếu được xây dựng trên nền tảng tình yêu và hứa hẹn sẽ mang lại một tương lai viên mãn cho mọi người. Không có hạnh phúc đúng nghĩa nào được xây dựng dựa trên sự đau khổ hay hy sinh của một cá nhân. Chúc bạn sớm tìm lại được niềm vui.
Theo docbao.vn
Tôi chán chồng đến mức bảo anh muốn thì ra ngoài giải quyết
Chồng tôi nhu nhược, nghe lời mẹ và chị gái. Nhiều năm chịu đựng khiến tôi mệt mỏi nên vừa rồi "tức nước vỡ bờ".
Hình ảnh minh họa
Tôi và chồng yêu nhau 6 năm, cưới được mười mấy năm. Bố chồng mất trước khi chúng tôi cưới một năm. Tôi không biết mẹ chồng từng phản đối mình. Về làm dâu, tôi xem bà như mẹ đẻ nhưng luôn cảm giác có khoảng cách. Khi tôi sinh, mẹ chồng không đỡ đần gì, bà bận kiếm tiền nuôi cháu ngoại (chị chồng ở gần). Mẹ đẻ sang chăm một tháng, sau đó tôi phải tự làm hết mọi việc. Khi đi làm, tôi nhờ mẹ chồng chăm cháu thì bà nói "Tao với mày khác máu tanh lòng, còn máu chảy đến đâu ruồi bâu đến đó, cháu tao thì tao phải quan tâm". Tuy nói vậy nhưng bà không chăm cháu được ngày nào. Sau đó, mẹ chồng và chồng phải qua nhờ mẹ đẻ tôi chăm giúp. Dù vậy mẹ chồng vẫn nói với người ngoài là tôi không nhờ bà chăm cháu.
Chồng tôi nhu nhược, nghe lời mẹ và chị gái. Chị chồng tôi rất quá đáng, luôn nói xấu, khích bác, ly gián tình cảm vợ chồng tôi. Nhiều năm chịu đựng khiến tôi mệt mỏi nên vừa rồi "tức nước vỡ bờ". Vợ chồng tôi ở riêng được vài năm, cách nhà mẹ chồng 4-5 km. Tháng 7 vừa rồi, đến ngày giỗ, tôi nói chồng bảo mẹ làm ở nhà vợ chồng tôi cho tiện (nhà tôi trong thành phố, nhà bà ở vùng ven), vả lại bà 72 tuổi, cũng đã già yếu. Chồng tôi không dám nói với mẹ nên vẫn làm giỗ ở nhà bà. Hôm đó, tôi qua mẹ bình thường và nói chuyện này với chị chồng. Chị ấy nói rất khó nghe, còn bảo "Mấy năm nay mợ mới quan tâm đến giỗ, trước đó toàn đi làm về, chỉ việc cởi giầy ngồi ăn". Trong khi đó, đám giỗ nào tôi cũng phải làm, thậm chí chồng còn bắt tôi nghỉ việc ở nhà làm cơm. Anh không muốn mẹ mình khổ, lấy vợ về là để thay mẹ làm tất cả mọi việc.
Sau đó chị chồng mách với chồng tôi. Tôi tức quá nên nhắn tin khá nặng lời cho chị chồng, cấm chị bước chân đến nhà tôi. Giờ chỉ có chồng và con trai bé thỉnh thoảng qua thăm bà nội, còn con gái tôi không thân thiết với bên nội nên không qua. Chồng tôi khó chịu nhưng không nói thẳng mà thường bóng gió, kiểu nói với con "Mẹ con mày giờ sành điệu rồi, khinh người như rác". Con khóc kể lại cho tôi nghe. Giờ tôi hơn 40 tuổi, khi được nghỉ là đi chơi với bạn bè, chỉ thích sống thẳng và thật. Mọi việc trong nhà tôi phân chia rõ ràng với chồng. Tôi cũng không biết cuộc hôn nhân của mình kéo dài bao lâu. Nhiều lúc tôi muốn bỏ chồng, thậm chí từng bảo thẳng với chồng là hãy ra ngoài giải quyết nhu cầu, miễn đừng để con biết. Tôi nên làm thế nào đây? Mong nhận được lời khuyên của chuyên gia và độc giả.
Bảy
Chuyên gia tâm lý Trần Kim Xuân gợi ý:
Chào bạn,
Khi trưởng thành, mỗi người đều có chính kiến, quan điểm và cá tính riêng nên những tranh luận, thậm chí là mâu thuẫn sẽ khó tránh khỏi. Có thể xảy ra với người ngoài, bạn bè, anh em, thậm chí là bố mẹ đẻ hoặc chồng - những người vô cùng gần gũi. Hiểu vậy để thấy không nên suy nghĩ quá nặng nề với những thành viên trong nhà chồng, bởi còn giao tiếp sẽ còn mâu thuẫn.
Bạn kể trước cưới mẹ chồng từng phản đối nhưng bạn không biết. Điều này cho thấy chồng bạn đã khéo léo thuyết phục được mẹ đồng ý. Ngoài ra, anh ấy không cho bạn biết vì sợ bạn suy nghĩ, lo lắng, có ác cảm với mẹ chồng. Như vậy, anh ấy cũng không hoàn toàn nhu nhược, chỉ biết nghe lời mẹ, nhưng có lẽ là người biết suy nghĩ cho người khác, dĩ hòa vi quý. Đứng giữa "những làn đạn" của mẹ, chị gái mình và vợ, chồng bạn luôn là người khó xử.
Không rõ vì sao trước đó mẹ chồng phản đối bạn, nhưng đã có khúc mắc trong lòng nên khi bạn về làm dâu có khoảng cách cũng là dễ hiểu. Đến những cặp mẹ chồng nàng dâu không có khúc mắc mà vẫn tồn tại khoảng cách, chỉ có thể tập thích nghi dần với vai trò mới, cuộc sống mới và dần hiểu nhau.
Không ít trường hợp, người trong cuộc suy nghĩ quá nhiều và suy diễn mọi chuyện theo hướng xấu dẫn đến hệ lụy không hay. Chẳng hạn, mẹ chồng bạn xưng mày - tao với bạn và cách nói chuyện như "tát nước vào mặt" đó là trong lúc nóng giận bà nói ra, hay đây là thói quen giao tiếp thông thường của bà? Mẹ chồng bạn không chăm được cháu là do bận việc không thể bỏ hay mâu thuẫn với bạn trước đó?... Bạn nên xem xét lại tất cả để thấy mình có đang nghĩ quá mọi chuyện lên không. Ngoài ra cũng phải nhìn nhận lại bản thân xem bạn đã làm tốt vai trò của mình chưa.
Chuyện gần đây nhất bạn nói là tức nước vỡ bờ, nặng lời với chị chồng, cấm chị ấy đến nhà, không qua lại thăm hỏi người thân của chồng, sống vì mình hơn. Có thể hiểu và thông cảm cho tâm trạng của bạn. Đây cũng chính hậu quả của việc không giải quyết ngay và triệt để vấn đề khi mới phát sinh, để dồn nén khiến mọi người ngày càng không hiểu nhau, xa cách, thậm chí ác cảm, ghét bỏ nhau.
Tuy nhiên, bạn xác định sẽ trở mặt với họ mãi? Bạn thực sự muốn buông xuôi cuộc hôn nhân hoặc ly hôn? Và bạn cảm thấy bình yên khi để chồng ra ngoài giải quyết nhu cầu hoặc cặp bồ? Bạn không nên đề nghị với chồng như vậy. Nếu không muốn tiếp tục, hai vợ chồng có thể chia tay. Còn nói vậy sẽ khiến chồng bạn tổn thương, cảm thấy không được vợ tôn trọng; hoặc đây chính là hành động đẩy chồng đến với người khác của bạn.
Tóm lại, những mâu thuẫn của bạn không lớn nhưng do tích tụ lâu ngày không được giải quyết triệt để mà thành. "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân", trước tiên bạn nên nhìn lại bản thân xem cách cư xử của mình thế nào, đặc biệt là với chồng và mong muốn thực sự của bản thân là gì. Nếu muốn tiếp tục, hãy dẹp bỏ cái tôi, nói chuyện chân thành, rõ ràng với chồng để vợ chồng hiểu nhau và có cách sống mới, tạo môi trường lành mạnh cho con. Còn không thì nên dứt khoát để tránh tổn thương người khác, khiến con có cái nhìn lệch lạc với bên nội, ảnh hưởng đến tâm lý sau này của bé như sợ lấy chồng, cảm thấy hôn nhân là địa ngục...
Chúc bạn bình tĩnh, thấu hiểu.
Theo vnexpress.net
Tôi gặp bồ 3, 4 lần mỗi tuần để giải quyết nhu cầu ở tuổi 55 Tôi nửa muốn từ bỏ, nửa còn vấn vương, nghĩ đến chia tay tôi thấy cô ấy rất tội nghiệp vì cô ấy yêu tôi thật lòng. Hình ảnh minh họa Tôi 55 tuổi, có vợ và 2 con, gia đình rất ấm êm, hạnh phúc. Vợ kém tôi 5 tuổi, 2 con lớn và đã có gia đình riêng. Chuyện gối chăn...