Tôi có nên tiếp tục trong gia đình vợ?
Cuộc điện thoại của bố mẹ tôi ở quê gọi lên làm cả đêm tôi không sao chợp mắt được. Cuộc sống trong ngôi nhà rộng rãi của gia đình vợ khiến tôi cảm thấy mệt mỏi và chán nản vô cùng. Không biết, tôi còn có thể kéo dài tình trạng này đến bao giờ nữa.
Quê tôi ở một tỉnh miền Tây bắc bộ xuống Hà Nội lập nghiệp. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã tìm được một công việc khá phù hợp ở Hà Nội và kết hôn cùng một cô gái người Hà Nội gốc. Năm nay tôi đã quá cái tuổi “tam thập nhi lập” nhưng tôi vẫn phải ở nhờ trong nhà của gia đình vợ.
Vợ tôi là con gái duy nhất trong gia đình nên khi cưới xong, bố mẹ vợ đề nghị tôi chuyển về sống chung cho khỏi trống vắng và chúng tôi cũng bớt được một khoản tiền chi phí thuê nhà đáng kể. Khi vợ tôi sinh con đầu lòng, ông bà nội ở xa nhưng ông bà ngoại đã giúp chúng tôi trông con, chăm sóc cháu để vợ chồng tôi yên tâm làm việc. Sự giúp đỡ nhiệt tình, chân thành của cha mẹ vợ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, công tác.
Ngay từ khi tôi chuyển về sống với ông bà, một số bà con bên nội, bên ngoại, đặc biệt là các bác, các chú vợ tỏ ra coi thường tôi ra mặt. Họ cho rằng tôi là một người đớn hèn, không có đủ sức kiếm lấy một chỗ ở nên phải “chui gầm chạn” nhà vợ.
Thậm chí, chú vợ tôi còn nói thẳng vào mặt tôi rằng tôi là kẻ khố rách áo ôm, và, tôi lấy vợ chỉ vì ngôi nhà và miếng đất của gia đình vợ tôi. Bởi vợ tôi là con duy nhất trong nhà. Sự xúc phạm của gia đình vợ khiến tôi cảm thấy mệt mỏi và chán nản.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Đã nhiều lần tôi định chuyển ra ngoài sống nhưng trước những lời khuyên giải ân cần, có tình, có lý của cha vợ, tôi lại mủi lòng. Nhưng càng ngày, sự khinh miệt của gia đình vợ đối với tôi càng lớn. Những việc hiếu hỷ trong gia đình, không bao giờ họ nói với tôi mà chỉ thông qua bố mẹ vợ.
Mấy tuần trước, ông bác vợ cưới con gái, một phần vì bận việc, một phần vì tự ái trước sự khinh rẻ của ông bác mà tôi không đến dự đám cưới. Ngay hôm sau, ông bác vợ tôi đã đến chửi tôi té tát. Cho rằng tôi là kẻ “ăn cháo đá bát” không biết công ơn của nhà vợ đối với mình…
Sau lần đó, tôi kiên quyết dọn ra ngoài sống. Bởi tôi hoàn toàn có thể có một cuộc sống đoàng hoàng. Nhưng vợ tôi khóc lóc xin tôi cố gắng chịu đựng vì con. Nếu tôi chuyển đi, con tôi sẽ phải chịu vất vả cùng hai vợ chồng. Hơn nữa, ông bà không bao giờ có suy nghĩ rằng tôi muốn bám vào gia đình vợ để sống.
Có lẽ, tôi đã quá mềm yếu khi nghe theo lời vợ. Tôi lại tiếp túc sống trong ánh mặt khi rẻ của bác và chú vợ. Những câu nói bóng gió, xỉa xói của họ làm tôi thực sự mệt mỏi và căng thẳng. Bố vợ tôi cũng đã nhiều lần to tiếng với họ nhưng rồi đâu lại vào đó.
Hôm qua, sự việc càng trở nên nghiêm trọng khi bố mẹ tôi ở quê ra Hà Nội thăm cháu nội. Trong bữa cơm cùng gia đình thông gia, bác vợ tôi đã nói thẳng với bố mẹ tôi về sự “ăn bám” của tôi trong gia đình vợ. Ông ta còn mỉa mai rằng, bố mẹ tôi quá may mắn khi “ăn không” được căn nhà của ông bà thông gia mà không phải mất một đồng nào.
Bố tôi bỏ về ngay sau bữa cơm. Khi về đến nhà, ông gọi điện cho tôi, yêu cầu tôi phải dọn ra ngoài sống để không phải chịu sự xỉ nhục của bên nhà vợ. Cha mẹ tôi tuyên bố, nếu tôi không ra ngoài sống thì ông bà sẽ không bao giờ ra thăm tôi ở Hà Nội nữa.
Những lời của cha mẹ khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Cứ tiếp tục sống ở trong gia đình vợ có là một quyết định đúng đắn?
Phạm Quang
Nghe qua thư anh kể, tôi có thể hiểu được phần nào những áp lực mà anh đang phải chịu khi ở rể. Tôi hiểu rằng vì những áp lực đó mà anh đang rất muốn chứng minh mình là người tự lập và không muốn sống phụ thuộc vào gia đình vợ. Tuy nhiên trước khi quyết định việc ra ở riêng anh nên có những suy xét thấu đáo bởi mọi sự thay đổi có thể ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống gia đình cũng như những mối quan hệ thân thuộc mà lâu nay đang rất tốt đẹp. Liệu anh có nên vì một vài lời nói thiếu tôn trọng và hiểu biết của những người xung quanh mà làm ảnh hưởng đến hạnh phúc hiện tại của anh không?
Những định kiến mà những người thân xung quanh gia đình vợ anh cũng như rất nhiều những định kiến giới mà họ áp đặt lên người đàn ông, cho rằng nam giới nên tự chủ động cuộc sống và không nên sống bám vào gia đình nhà vợ. Quan điểm này đã làm cho rất nhiều những người như anh cảm thấy bị áp lực. Thậm chí, có thể vô tình anh cũng đang áp đặt định kiến đó với chính mình, điều này làm cản trở việc chăm lo phụng dưỡng cũng như cách ứng xử của người làm con rể với bố mẹ vợ, cũng như ảnh hưởng trực tiếp cả đến những người đang yêu thương và lo lắng cho anh.
Anh là một người rất may mắn vì có vợ biết thông cảm, có bố mẹ vợ biết những khó khăn của anh nên luôn chia sẻ và động viên anh. Anh hãy xác định những người quan trọng nhất với mình là ai, đó có phải là vợ con anh, bố mẹ hai bên của anh hay không? Những điều mà anh đang có có đáng để đánh đổi một cuộc sống khác nhiều khó khăn mà chính do quan niệm của những người xunh quanh áp đặt cho anh hay không? Mong anh hãy cân nhắc thật kỹ. Điều đó sẽ giúp anh bình tĩnh và định hướng cho mình những điều cần làm và cách ứng xử với gia đình và mọi người xung quanh. Cách anh cảm nhận và hành động với chính những người thân của anh như sự yêu thương, tôn trọng, quan tâm giúp đỡ mọi người cũng chính là cách anh có thể phá tan quan điểm áp đặt của mọi người về chính bản thân anh.
Nếu anh làm được những điều đó, thì đó là cách thuyết phục tốt nhất với tất cả mọi người và cũng là cách anh có thể trao đổi với bố mẹ mình.
Chúc anh luôn vững vàng trước những thách thức của cuộc sống!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tôi có nên rời xa em?
Tôi đã từng trải qua mối tình đầu nhưng đến mối tình này tôi không biết phải làm sao?
Chuyện là tôi có yêu một người con gái bằng tuổi và đang học ở Sài Gòn, tuy hai đứa ở xa nhau nhưng qua những dòng tin nhắn, điện thoại, và trong những dịp hai đứa thi xong học kì 1 là tôi vào thăm em, còn không thì em ra thăm tôi. Tình yêu của hai đứa đều là tình yêu chân chính. Những lúc buồn, tôi đều có em bên cạnh để an ủi, động viên, chia sẻ. Và ngược lại tôi cũng là một phần của em. Nhưng chuyện trớ trêu thay khi tôi là một người dân tộc Kinh, còn em là một người dân tộc theo truyền thống mẫu hệ. Những lần em nói với mẹ là em quen người Kinh và yêu tôi thì nhận được câu nói của mẹ em: " Quen thì quen thôi còn sau này mẹ không chấp nhận con lấy người Kinh, vì lấy người Kinh thì con sinh ra sẽ không phải là dân tộc chính gốc mà là dân tộc lai". Tôi rất đau buồn nhưng vẫn cố gượng cười để động viên em cố gắng vượt qua vì tôi không tin thời buổi này lại có chuyện cấm đoán như thế, và dù có nhưng tôi đã đọc nhiều bài báo trên mạng nói người như em mà lấy người Kinh và dân tộc khác khi con sinh ra cũng mang họ cha, như thế thì có sao đâu, và họ vẫn sống hạnh phúc bên nhau. Vậy mà trong khi đó, chúng tôi đã yêu nhau suốt hơn 2 năm, tuy hai đứa có nhiều điều xảy ra mâu thuẫn và đã nhiều lần nói lời chia tay nhưng lại làm hòa. Tôi và em đều động viên an ủi nhau sẽ cùng nhau vượt qua tất cả những rào cản, chông gai.
Em dường như yếu đuối hơn tôi nghĩ (Ảnh minh họa)
Vì tình yêu nào mà không có những chông gai, vấp ngã, nhưng vượt qua rồi thì đó sẽ mãi mãi là một tình yêu vĩnh cửu. Có những lúc tâm sự với em, tôi và em hứa hẹn về tương lai tươi đẹp rất nhiều và tôi cũng nghĩ tôi sẽ cố gắng học tốt để cùng em thực hiện những gì tôi và em đã nói. Một lần khi em về thăm tôi, tôi và em đã ở cùng nhau, lúc đó chúng tôi rất vui vẻ bên nhau và đến ngày em phải rời xa tôi, em nói với tôi rằng: "Chúng ta chia tay nhau đi". Sau khi nghe em nói câu ấy, tôi rất đau lòng và đã khóc, em nói rằng em yếu đuối không vượt qua được rào cản. Tôi khóc rất nhiều, sau khi suy nghĩ tôi nói với em: " Nếu em đã nói thế, sau khi em về lại Sài Gòn, tôi sẽ cố gắng tập sống thiếu vắng em, nhưng tôi chỉ cầu xin em hãy sống tốt, học thật tốt, như thế tôi rất vui và tôi sẽ mãi mãi không bao giờ liên lạc hay làm phiền đến em nữa". Khi nghe tôi nói thế, em khóc và tôi cũng khóc theo em. Em chạy vào nhà vệ sinh khóc, sau đó em xin tôi đừng bỏ em, tôi thật không biết rằng em như thế nào nữa khi thì nói chia tay khi thì xin tôi đừng rời xa em.
Những lúc về nhà, khi mẹ tác động em lại thay đổi, đến khi em lên Sài Gòn học thì nói sẽ cùng tôi đi hết quãng đường còn lại. Có một điều thật trớ trêu hơn nữa khi em nói với tôi rằng hãy mở rộng lòng yêu một ai đó để rồi quên em đi. Có người yêu nào mà muốn người mình yêu đi yêu một người khác như em không? Tôi rất đau khổ, trong suy nghĩ tôi hiện giờ không biết để em ra đi hay là tôi và em sẽ tiếp tục? Hiện tại chúng tôi vẫn yêu nhau tha thiết, không muốn mất nhau. Gia đình em cũng là gia đình nho giáo, học thức. Em nói rằng mẹ em rất khó và nghiêm khắc, vì chuyện truyền thống mẫu hệ nên tôi đang đứng giữa hai bờ vực. Và tôi nghĩ đã đến lúc phải xác định tình yêu của tôi và em có thể sau này đi đến được với nhau không? Tôi nói thì em bảo không muốn nghe và không thể quyết định được gì hết. Lúc trước em hứa với tôi đủ điều, nào là cùng tôi vượt qua, rồi em lại yếu đuối, và đến giờ thì em dường như yếu đuối hơn tôi nghĩ. Em không muốn mất tôi và tôi cũng vậy. Tôi không biết phải làm gì? Tôi viết bài này mong các bạn cho tôi những lời khuyên chân thành để tôi có vững tin hơn trong cuộc sống. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tôi có nên cưới em? Tôi đã nói chuyện với bố mẹ và gia đình tôi nhưng không ai đồng ý cho tôi cưới. Tôi năm nay 27 tuổi cũng đã từng trải qua vài mối tình thời sinh viên, nhưng với tôi mối tình nào thời sinh viên cũng đẹp đẽ và trong sáng như đúng nghĩa của tình yêu vậy. Mối tình đầu với tôi thật...