Tôi có nên gửi con về quê tránh dịch corona khi không tin tưởng mẹ vợ?
Vợ tôi giục giã đưa con về gửi bà ngoại, nhưng tôi không yên tâm vì sợ bà ngoại chăm sóc không đảm bảo.
Cả tuần nay vợ chồng tôi phải thay phiên nhau nghỉ để trông con khi trường cho học sinh nghỉ để phòng dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra. Công ty chúng tôi nhiều việc, mà nghỉ nhiều không những bị trừ lương mà bản thân chúng tôi cũng thấy ái ngại.
Vợ tôi thì cứ giục đưa con về gửi bà ngoại, vì tình hình thế này có thể các con sẽ phải nghỉ tiếp. Tôi thì cứ nấn ná không yên tâm vì sợ con về quê, bà ngoại chăm sóc không đảm bảo.
Muốn gửi con nhờ bà ngoại trông nhưng tôi lúc nào cũng cảm thấy lo lắng (ảnh minh hoạ- báo Thanh Hoá)
Hồi cháu còn bé, trong lúc vợ chồng tôi chưa thuê được giúp việc nên gửi con về quê nhờ bà ngoại chăm. Ngày nào tôi cũng gọi điện về hỏi thăm thì bà đều nói con ngoan, khoẻ. Đến khi con bị đi cấp cứu được 2-3 ngày thì bà mới nói thật với tôi. Vợ chồng tôi cuống cuồng về quê. Nhìn con gày sọp so với lúc tôi mang con về gửi, tôi không cầm được nước mắt. Từ đó tôi luôn lo sợ khi phải xa con, nhất là gửi con cho bà ngoại.
Vì thế lần này con được nghỉ học, dù vợ tôi thuyết phục nhiều lần nhưng tôi vẫn thấy lo lắng, không yên tâm gửi con cho bà ngoại. Mà bà thì không thể ra Hà Nội vì ở nhà còn ông ngoại cũng hay ốm đau. Vợ chồng tôi thì không thể tiếp tục nghỉ để trông con được nữa vì đã nghỉ quá nhiều. Chúng tôi cũng không có điều kiện để thuê giúp việc, chưa nói đến việc thuê trong lúc này kiếm đâu ra người.
Tôi mệt mỏi quá, không biết mình nên làm gì, hay đánh liều gửi con cho bà ngoại lần nữa, trong khi lúc nào cũng cảm thấy bất an?./.
Lưu Anh/VOV.VN (ghi)
Video đang HOT
Theo vov.vn
Khi người cũ quay về
Cô đã làm khổ mình và khổ con. Cô còn yêu anh, và anh đã biết lỗi, sao cô vẫn dồn anh về phía xa cách với gia đình? Nước mắt vô thức lại trào ra.
Khi con từ bên nhà bố về với ăm ắp quần áo mới, đồ chơi, miệng hồ hởi kể về việc cha đưa con đi chơi rất vui rồi về nhà ăn món này món kia ngon ơi là ngon... Lan tò mò: Hai cha con đi chơi rồi lấy ai ở nhà nấu ăn? Con trả lời hồn nhiên: "Cô Hồng đó mẹ". "Hồng nào?". Thằng bé chợt ngẩn người: Chắc là bạn bố ạ... Lan chợt thấy hẫng đi. Con trẻ quá vô tư, thậm chí là vô tâm. Mới năm tuổi cậu bé con còn quá nhỏ. Ý thức về việc cha mẹ ở riêng chưa có gì là to tát. Thì bởi trong tuần cậu vẫn đi học cả ngày, tối mẹ đón về, cuối tuần sang nhà cha. Vẫn đủ đầy cả hai đấng sinh thành trong hành trình lớn lên của cậu cơ mà? Tuy nhiên, với mẹ thì đau...
Ảnh minh họa.
Nửa năm trước con bốn tuổi, vợ chồng Lan tạm thời . Lời giải thích ngắn gọn nhưng Lan biết trái tim non nớt của con cũng buồn lắm. Mỗi buổi chiều đón con từ trường về, câu hỏi: luôn xoáy vào tim người mẹ một nỗi xót xa. Con trẻ mà, có đáng phải chịu thiệt thòi ấy không?
Lan cũng đã suy nghĩ rất nhiều. Nhưng cô không thể nào tha thứ cho sự phản bội của chồng được. Khi cô phải tất bật với công việc, nhà cửa, với đứa con còn ẵm bồng thì anh lại thảnh thơi bên nhân tình. Nghĩ đến điều đó thôi, nước mắt cô lại trào ra. Cảm giác về sự dối lừa, về sự phản bội luôn hiện hữu. Ngày cô nói hai vợ chồng sẽ li hôn, mẹ chồng chỉ trầm ngâm rồi bảo: ... Lời nói gan ruột của mẹ chồng khiến Lan rất cảm động. Cô đồng ý li thân một năm. Cũng không ai về sống cùng mẹ đẻ. Hai mẹ con Lan ở lại căn nhà của họ. Chồng Lan thuê một chung cư gần đó. Vậy cũng tiện. Đôi khi chạy qua chạy lại vì con...
Mới đó mà đã được nửa năm. Phải nói Lan suy sụp ghê lắm. Cô trở nên hốc hác vì mất ngủ thường xuyên. Nỗi buồn cứ hiện hữu trên khuôn mặt không thể nào xóa được. Mẹ chồng hàng ngày qua lại giúp Lan chăm sóc con, động viên con dâu. Mẹ đẻ thì ở xa, Lan cũng không muốn nói gì để mẹ suy nghĩ nhiều. Người già dễ sinh ốm.
Tự đáy lòng Lan luôn tự nhủ nhất định mình phải vượt qua được nỗi đau này. Nhưng không hiểu sao càng ngày Lan càng như một cái bóng vật vờ. Mẹ chồng nhiều lần to nhỏ góp ý rằng con cần chú ý đến bản thân, chú ý đến thằng nhỏ. Mẹ cứ đắm chìm vào nỗi buồn sẽ ảnh hưởng đến con, và dễ bị trầm cảm nữa. Nhưng không hiểu sao Lan không thể thoát ra được. Bạn bè có mời mọc, có rủ rê tham gia những cuộc vui Lan đều từ chối. Cứ vậy Lan âm thầm như chiếc bóng. Hoàn cảnh của mình, Lan cũng không hề tâm sự với ai, chỉ có vợ chồng cô và bố mẹ chồng biết. Cô cũng cất giữ luôn nỗi đau vón cục không thể nào tan chảy trong lòng mình.
-Nếu bố lấy vợ mới, con có buồn không?
Lan hỏi con sau câu chuyện hồ hởi vừa lắng xuống. Thằng bé quẳng đồ chơi rồi đột nhiên bật khóc:
-Không, không đời nào! Mẹ bảo bố về nhà đi!
Lan vội vàng ôm con vỗ về: Mẹ chỉ đùa một chút thôi mà... nhưng cô phải ngoảnh đi để thằng bé không thấy những giọt nước mắt không thể nào ngăn được trên mặt mình. Thực sự cô cũng không nghĩ anh lại thay đổi nhanh đến thế. Mới nửa năm thôi, anh đã cố gắng níu kéo, đã bày tỏ sự ăn năn...Vậy mà... ừ thì anh cũng có quyền có niềm vui riêng. À mà đang chung sống với vợ, anh còn say nắng được nữa là độc thân. Lan cay đắng tự nhủ. Chợt hiểu ra lời mẹ chồng đúng là li hôn thiệt thòi chỉ thuộc về phái yếu.
Cô quyết tâm phải thay đổi. Làm sao cứ phải đeo một nỗi buồn trên mặt để người xung quanh cũng thấy nhàm chán? Anh ta có lỗi sao mình lại dày vò chính mình? Bắt đầu từ bản thân, Lan sẽ làm mới mình...
Cô cố gắng vui vẻ hơn, chăm sóc cho bản thân nhiều hơn. Mẹ chồng cô có vẻ vui đón nhận đổi thay ấy. Nhưng có một điều Lan không dám nói: cô vẫn còn quá yêu chồng. Làm sao để làm lành lại một vết thương quá sâu trong tâm khảm?
Lan bị cảm, ngay trước giờ đưa con đi học. Cô qụy ngã ngay trong bếp. Thằng bé con lay mẹ một hồi không được đã cuống cuồng gọi điện cho bố. Anh hoảng hốt nhào về. Mọi ân cần chăm sóc, mọi kí ức cũ chợt ùa về. Vừa đánh gió, vừa đặt nồi cháo lên bếp, anh nhìn đôi bàn tay gân guốc, khuôn mặt hốc hác đến tội nghiệp của vợ mà thương...
Anh tự trách bản thân mình nhiều lắm, nhưng cũng trách cô không bao dung để anh trở về. Anh đã bàn với cu Bin sau mỗi lần con sang chơi, anh bảo con về kể có cô gái ở nhà bố nấu ăn ngon lắm... anh muốn thử cảm giác của vợ. Nhưng cô cứ trơ ra trong nỗi đau để tự hành hạ mình... Đàn bà đúng là khi họ im lặng là đáng sợ nhất.
Anh cầm tay vợ cứ thế lặng đi... Đôi bàn tay ấy chẳng phải đã nâng giấc từng bữa ăn, giấc ngủ cho bố con anh, đã chăm chút từng ngóc ngách của ngôi nhà để tổ ấm luôn gọn gàng sạch sẽ... Vậy mà anh đã đẩy cô ấy về phía nhàu nhĩ đến mệt mỏi?
Cu Bin nhìn mẹ thiêm thiếp trêm giường, nhìn cha nắm tay mẹ khẽ thì thầm: Bố về đi được không? Con muốn bố về!
Đinh Hương
Theo Báo Phụ nữ
Chồng đưa bồ đi ăn nhà hàng, vợ mạnh tay đặt luôn bàn đối diện và lên kế hoạch "xử tội" Nghĩ chồng không ở nhà, ngại nấu em liền đưa con đi. Ngờ đâu vừa vào tới cửa nhà hàng thì bất ngờ thấy chồng 1 tay cầm menu chọn đồ ăn, 1 tay ôm eo người phụ nữ bên cạnh tình tứ. Sau đám cưới, sự nghiệp của chồng em phất lên như điều gặp gió. Mọi người bảo số mệnh 2...