Tỏi có giúp phòng dịch Covid-19?

Theo dõi VGT trên

Tỏi là một loại thảo mộc được sử dụng phổ biến trong y học phương Đông để xử lý nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.

Tỏi có giúp phòng dịch Covid-19? - Hình 1

Tỏi là một loại thực phẩm lành mạnh có thể có một số đặc tính kháng khuẩn. Tuy nhiên, không có bằng chứng từ đợt bùng phát dịch hiện nay cho thấy việc ăn tỏi giúp bảo vệ mọi người khỏi virus SARS-CoV-2 – Ảnh minh họa: Shutterstock

Tuy nhiên, có những thông tin cho rằng tỏi có thể ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh Covid-19.

Về vấn đề này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: “Tỏi là một loại thực phẩm lành mạnh có thể có một số đặc tính kháng khuẩn. Tuy nhiên, không có bằng chứng từ đợt bùng phát dịch hiện nay cho thấy việc ăn tỏi giúp bảo vệ mọi người khỏi virus SARS-CoV-2″, theo trang tin The Health Site.

Nhiều người hẳn biết ngoài việc là một loại gia vị không thể thiếu trong ẩm thực của người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng, tỏi có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm rủi ro bệnh tim và đột quỵ, ức chế xơ vữa động mạch, loại bỏ chì khỏi cơ thể, cải thiện sức khỏe tâm thần và tăng cường hệ miễn dịch.

Mặc dù tỏi có thể không ngăn ngừa Covid-19, nhưng nó có thể giúp bạn củng cố hệ miễn dịch, vốn rất quan trọng trong việc đối phó căn bệnh hiện đang lây nhiễm cho hàng triệu người và cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người trên thế giới, theo The Health Site.

Tỏi giúp tăng cường miễn dịch bằng cách nào?

Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Journal of Immunology Research, tác dụng điều hòa miễn dịch và kháng viêm của các hợp chất trong tỏi có thể giúp củng cố hệ miễn dịch của bạn.

Video đang HOT

Tỏi chứa một hợp chất được gọi là alliin biến thành allicin khi một tép bị nghiền nát hoặc nhai trong miệng của bạn. Allicin có lợi cho hệ miễn dịch và hệ tuần hoàn. Khi allicin chuyển đổi thành các hợp chất lưu huỳnh khác, nó mang lại cho tỏi tính chất dược liệu. Những hợp chất này sau cùng thúc đẩy cơ chế phòng thủ của bạn.

Bên cạnh đó, tỏi còn có thể giúp chống lại các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh COVID-19 là sốt, chảy nước mũi và ho, theo The Health Site.

Sử dụng tỏi chống cảm lạnh và cúm

Tỏi đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị cảm lạnh và cúm. Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Clinical Nutrition, việc ăn tỏi có thể ngăn bạn đổ bệnh thường xuyên hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Nhờ đặc tính kháng khuẩn và kháng virus, tỏi sống được xem là phương thuốc gia truyền tốt nhất để trị cảm lạnh và cúm. Chỉ một tép tỏi sống cũng đủ đem lại cho bạn tác dụng giải cứu tuyệt vời.

Tỏi cũng có thể giúp điều trị sốt vì nó là một chất kích thích cơ hoành, nghĩa là nó giúp cơ thể bạn ấm lên khi trời trở lạnh. Nó cũng có thể giúp giảm bớt tình trạng khó tiêu, theo The Health Site.

Làm thế nào tận dụng lợi ích từ tỏi?

Lợi ích sức khỏe của tỏi có thể bị hạn chế bởi cách chế biến và hấp thu. Theo các nhà nghiên cứu, nghiền tỏi và để yên trong 10 phút trước khi nấu có thể giúp ngăn chặn sự thất thoát các hợp chất chữa bệnh của nó.

Tuy nhiên, nấu tỏi quá chín cũng có thể khiến loại thảo mộc này mất lợi ích sức khỏe của nó. Hãy xem một vài phương pháp để tăng lợi ích sức khỏe từ tỏi:

Nghiền nhuyễn hoặc xắt mỏng tỏi trước khi ăn. Làm điều này giúp tăng hàm lượng allicin.

Trước khi bắt đầu nấu, nghiền tỏi và để yên trong 10 phút để tận dụng nhiều nhất có thể những lợi ích sức khỏe từ tỏi.

Dùng nhiều hơn 1 tép tỏi trong bữa ăn. Lợi ích của tỏi tỷ lệ thuận với lượng tỏi mà bạn ăn vào, theo The Health Site.

Quyên Quân

Phát hiện triệu chứng mới kỳ lạ của COVID-19 ở bàn chân

Các nhà nghiên cứu phát hiện triệu chứng kỳ lạ của COVID-19 ở bàn chân của một số bệnh nhân.

Phát hiện triệu chứng mới kỳ lạ của COVID-19 ở bàn chân - Hình 1

Ảnh minh họa

Kể từ những ngày đầu tiên của đại dịch, các bác sĩ đã tìm kiếm cách phân biệt COVID-19 với các bệnh hô hấp tương tự khác. Bệnh nhân COVID-19 ho, sốt, và cảm thấy mệt mỏi - những triệu chứng tương tự cúm mùa, cảm lạnh thông thường và thậm chí dị ứng nghiêm trọng. Tìm kiếm các triệu chứng đặc biệt của COVID-19 đã được chứng minh là khó khăn.

Xét nghiệm là cách tốt nhất để xác định ai bị nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, nhưng các chuyên gia y tế ở Tây Ban Nha nghĩ rằng họ có thể vấp phải một dấu hiệu cảnh báo sớm khác, và đây không phải là dấu hiệu điển hình của các bệnh về đường hô hấp khác.

Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha phát hiện ra rằng một số bệnh nhân COVID-19 có những vết tổn thương nhỏ ở bàn chân có thể dễ dàng nhìn thấy.

Hội đồng chung các trường về chuyên khoa chân Tây Ban Nha ra tuyên bố giải thích các triệu chứng lạ xuất hiện. Chúng là những tổn thương màu tím, rất giống với bệnh thủy đậu, sởi hoặc cước tay chân, thường xuất hiện trên các ngón chân và thường tự lành mà không để lại dấu vết - tờ 7News đưa tin.

Tuyên bố có đoạn: "Nhiều trường hợp đang được quan sát ở các quốc gia khác nhau: Italia, Pháp, Tây Ban Nha... Một phát hiện gây tò mò bắt đầu lan truyền trong cộng đồng y tế từ ngày 8.4, chủ yếu giữa bác sĩ da liễu và bác sĩ chuyên khoa chân".

Tuyên bố cho biết, ngày càng phát hiện nhiều bệnh nhân COVID-19 có những triệu chứng kỳ lạ này, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên, tuy nhiên, nó cũng đã được phát hiện ở một số người lớn.

Hội đồng kêu gọi các trường đại học và các thành viên của mình cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu phát hiện COVID-19 để tránh lây nhiễm.

Truyền thông địa phương cho hay, nếu mối quan hệ giữa tổn thương ở chân và COVID-19 được chứng minh, nó có thể đóng vai trò là dấu hiệu phát hiện sớm của COVID-19 hoặc giúp chẩn đoán ở bệnh nhân không có triệu chứng.

Hội đồng vẫn tiếp tục nghiên cứu thêm về các bằng chứng khoa học của triệu chứng này.

Liên đoàn quốc tế các bác sĩ chuyên khoa chân mới đây cũng đã công bố một bài báo về trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên có các tổn thương xuất hiện trên chân.

Ngày 8.3, một cậu bé 13 tuổi phát hiện những vết bầm đỏ trên bàn chân và ban đầu được cho là do nhện cắn. Tuy nhiên, đứa trẻ 13 tuổi sau đó đã xuất hiện các triệu chứng COVID-19 và sau khi tìm hiểu, các bác sĩ đã phát hiện ra chị gái và mẹ của cậu bị sốt, ho và khó thở 6 ngày trước khi cậu xuất hiện vết tổn thương ở chân.

KHÁNH MINH

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nên ăn thịt đỏ hay thịt trắng?
15:22:30 04/11/2024
Cô gái toát mồ hôi lạnh, đi cấp cứu sau khi ăn 4 con cua
10:44:32 04/11/2024
Uống nước đậu bắp với gừng có tác dụng gì?
06:29:06 03/11/2024
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều trà sữa?
05:55:56 03/11/2024
'3 giảm, 3 khỏe mạnh' - bí quyết sống khỏe 'hot rần rần' mạng xã hội Trung Quốc
14:51:43 04/11/2024
Uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không?
06:24:18 03/11/2024
Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
13:54:21 04/11/2024
Để không có sỏi trong đường tiết niệu
05:56:31 03/11/2024

Tin đang nóng

Vụ cô gái bị nhóm "quái xế" tông tử vong: Ca sĩ Erik gửi vòng hoa tiễn biệt người bạn thân
19:43:58 04/11/2024
Diệu Nhi đã sinh con thứ 2?
20:53:10 04/11/2024
Bắt gặp cặp sao "phim giả tình thật" tại nước ngoài, đang bí mật chuẩn bị cho đám cưới khủng nhất showbiz?
21:40:11 04/11/2024
Lã Thanh Huyền sang chảnh dạo phố, Gil Lê mừng sinh nhật tuổi 22 của Xoài Non
22:50:46 04/11/2024
Thuê người về dọn bể xi măng, chủ nhà chứng kiến cảnh tượng ám ảnh, phải gọi cảnh sát gấp
19:24:01 04/11/2024
NSND Minh Châu khóc nghẹn khi nhắc đến diễn viên Quốc Tuấn
19:28:57 04/11/2024
Bức ảnh chụp trong một đám cưới bất ngờ gây tranh cãi MXH: Vui thôi đừng vui quá!
19:29:20 04/11/2024
Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc
20:10:02 04/11/2024

Tin mới nhất

Một số bệnh gây bong da, đóng vảy vào mùa đông, khắc phục như thế nào?

19:33:19 04/11/2024
Vảy nến là bệnh viêm da mạn tính, không lây nhiễm, gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính... nhưng tỷ lệ người càng lớn tuổi thì mắc bệnh nhiều hơn, đặc biệt là độ tuổi 50 - 60 thường có xu hướng mắc bệnh cao hơn.

Ưu và nhược của các loại viên bổ sung sắt

18:01:00 04/11/2024
Đây là công thức bổ sung sắt phổ biến. Thông thường, mỗi viên thuốc chứa 65mg sắt nguyên tố hoặc lượng sắt có thể hấp thụ. Công thức sắt này lý tưởng cho những người bị thiếu sắt từ nhẹ đến trung bình.

Những trường hợp cần đặc biệt chú ý khi ăn quả lê

17:59:11 04/11/2024
Lê cũng có tác dụng thúc đẩy tiết axit dạ dày, bảo vệ gan, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường cảm giác thèm ăn. Bệnh nhân viêm gan, xơ gan thường xuyên ăn lê có thể cải thiện sự thèm ăn và tinh thần tốt hơn.

Tiết lộ sốc về nguyên nhân chính gây bệnh gout

17:57:15 04/11/2024
Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể vẫn còn nhiều liên kết di truyền chưa được khám phá, tức tác động của di truyền có thể còn mạnh mẽ hơn.

Dấu hiệu chuyển nặng của viêm tiểu phế quản ở trẻ

17:54:34 04/11/2024
Tại nhà, ngoài việc dùng thuốc theo đơn của các bác sĩ, cha mẹ cần chú ý đảm bảo chức năng hô hấp và hạ sốt cho trẻ khi nhiệt độ từ 38,5 độ C trở lên theo chỉ định của bác sĩ.

8 trường hợp thuốc cổ truyền được miễn thử lâm sàng

17:48:34 04/11/2024
Đối với thuốc cổ truyền mới, dự thảo khẳng định vẫn phải thực hiện đầy đủ các giai đoạn thử lâm sàng theo quy định của pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều 89 Luật Dược.

Cẩn trọng với vết cắn của kiến ba khoang

16:52:35 04/11/2024
Bác sĩ Dương Tấn Tài, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, cho biết những tháng gần đây số ca đến bệnh viện khám và điều trị viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang tăng.

Dấu hiệu trẻ sốt mọc răng và cách khắc phục

16:47:35 04/11/2024
Cần vệ sinh răng miệng đúng cách: Cho con uống nước lọc sau khi ăn, lau bằng khăn mềm, chải răng, làm thường xuyên và nhiều lần trong ngày.

Cảnh báo nguy cơ để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

15:25:16 04/11/2024
Để hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra, mỗi gia đình nên lưu ý ưu tiên nấu ăn trong ngày, các món ăn nói chung không nên để qua đêm, đặc biệt không đun đi đun lại nhiều lần.

Những bệnh về mắt thường thấy ở trẻ nhỏ

14:57:20 04/11/2024
Bác sĩ khuyến cáo, hiện nay trẻ nhỏ tiếp cận công nghệ đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống. Nhưng việc sử dụng chúng một cách có ý thức và cân nhắc giữ khoảng cách đủ xa khi sử dụng thiết bị là vô cùng quan trọng.

Bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm

14:55:26 04/11/2024
Các bác sĩ khuyến cáo, việc nhận biết đúng dấu hiệu của người bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim để đưa họ đến các bệnh viện có điều trị 2 bệnh này càng sớm bao nhiêu càng giúp họ có cơ hội sống và hồi phục bấy nhiêu.

Bài tập tốt cho người bệnh giãn phế quản

14:49:05 04/11/2024
Bệnh nhâncó thể nằm hoặc ngồi. Người thực hiện sử dụng lòng bàn tay, chụm khép các ngón tay, tiến hành vỗ nhịp nhàng, đều đặn và di chuyển đều trên thành ngực của người bệnh, kết hợp rung và lắc ngực trong vòng 15-20 phút.

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid khiến Vinicius bẽ mặt

Sao thể thao

23:02:16 04/11/2024
Real Madrid sớm biết việc Vinicius Jr không thắng giải Quả bóng vàng 2024 từ vài ngày nhưng đợi đến giờ chót mới thông báo cho cầu thủ.

Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Hà Nội không tổ chức tại SVĐ Mỹ Đình, khán giả bùng nổ tranh cãi

Nhạc việt

22:47:12 04/11/2024
Sau concert thành công tại TP. HCM, show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai hứa hẹn 1 đêm hoành tráng không kém tổ chức ở Hà Nội.

Ca sĩ Dương Triệu Vũ tiết lộ sự thật về Hoài Linh

Sao việt

22:30:45 04/11/2024
Thời điểm đang điều trị ung thư ở cổ họng, nghệ sĩ Hoài Linh bị mất giọng. Nhưng thời điểm đó đúng dịp Tết, sợ bà con vùng sâu vùng xa thất vọng vì bất cứ lý do nào đó nên nghệ sĩ Hoài Linh vẫn quyết định đi diễn.

Nam ca sĩ Việt nổi tiếng mặc rách rưới hát ở trại giam: "Tôi không chế giễu ai"

Tv show

22:17:14 04/11/2024
Mới đây, tại chương trình Nhà có khách, ca sĩ Quách Tuấn Du đã chia sẻ lý do mặc đồ vô gia cư rách rưới, đi lang thang ngoài đường phố.

Thái Lan triển khai dự án 'xổ số hưu trí' tiết kiệm từ năm 2025

Thế giới

22:01:08 04/11/2024
Cụ thể, nếu một người 62 tuổi mua xổ số hưu trí, người đó sẽ phải đợi đến năm 72 tuổi mới được lấy lại tiền. Nếu người mua qua đời trước thời hạn 10 năm, số tiền đầu tư vào xổ số hưu trí sẽ được trao lại cho người thừa kế.

"Nữ hoàng Vpop" gia nhập trend của Rosé (BLACKPINK): Visual U50 đã làm lu mờ tất cả sự "vô tri"

Nhạc quốc tế

21:58:51 04/11/2024
Sinh năm 1981, dù đã cán mốc 43 tuổi nhưng nữ hoàng Vpop Mỹ Tâm vẫn không ngừng cập nhật các xu hướng giới trẻ mới nhất dù có hơi trễ so với giới trẻ một chút!

Người tạo nên Michael Jackson qua đời

Sao âu mỹ

21:32:43 04/11/2024
Vào ngày 4/11, truyền thông đưa tin huyền thoại của làng nhạc Mỹ Quincy Jones đã qua đời ở tuổi 91. Quincy Jones trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay gia đình tại nhà riêng ở Bel Air, California, Mỹ.

Ngô Cẩn Ngôn lộ vóc dáng khác lạ khi đi quảng bá phim

Hậu trường phim

20:18:27 04/11/2024
Bộ phim Xuân hoa diễm vừa kết thúc phát sóng với nhiều thương cảm cho chuyện tình buồn của hai nhân vật chính do Ngô Cẩn Ngôn và Lưu Học Nghĩa thể hiện.

Cô gái tò mò đi xét nghiệm ADN, phát hiện điều không ngờ về bố mẹ

Netizen

20:14:09 04/11/2024
TRUNG QUỐC - Bắt đầu từ lời nhận xét về ngoại hình của đồng nghiệp, cô gái làm xét nghiệm ADN vì tò mò và phát hiện sự thật về bố mẹ.

Xe bán tải lao xuống khe núi ở Ecuador, 10 người tử vong

Uncat

19:51:43 04/11/2024
Sở cứu hỏa địa phương xác nhận 10 người thiệt mạng, bao gồm một số trẻ em. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người trên xe vào thời điểm xảy ra tai nạn.

Tịch thu 2 máy múc khai thác cát trái phép ở Khánh Hòa

Pháp luật

19:41:29 04/11/2024
Cán bộ ở huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) phát hiện 2 máy múc khai thác cát trái phép lúc giữa đêm nên tạm giữ. Đến nay, địa phương này ra quyết định tịch thu các phương tiện trên.