Tôi chuẩn bị túi đồ quần áo mùa đông để từ thiện, nào ngờ khi nhìn thấy mẹ chồng đã bới tung lên kèm một câu nói sốc óc
Nếu chồng tôi biết mẹ mình là một người ích kỷ như vậy thì anh ấy sẽ nghĩ sao đây?
Ngày trước bố mẹ tôi có hơi lưỡng lự, phản đối tôi và chồng lấy nhau, nhưng chẳng phải vì bất môn đăng hộ đối, mà bởi mẹ chồng tương lai lúc ấy nổi tiếng đanh đá, dữ dằn. Bố mẹ tôi thì đều là giáo viên về hưu, bản tính hiền lành, chất phác. Đối ngược là bố mẹ chồng – kinh doanh “máu mặt” và người dân trong vùng đó ai cũng từng nghe danh qua.
Thú thực lúc quen và tìm hiểu chồng, tôi có lưỡng lự khi biết về gia thế nhà anh. Nhưng chồng tôi là kiểu đàn ông chững chạc, ít bị dao động bởi ý kiến bên ngoài và đặc biệt rất biết bao bọc, che chở cho tôi.
Tính tới giờ là 5 năm về nhà chồng, mọi lần dính những thị phi liên quan đến nhà anh, đều là chồng đứng ra bảo vệ tôi đến cùng. Chồng tôi là cháu đích tôn, lời nói cũng có trọng lượng nên ai nấy phải nghe theo. May mắn hơn, tôi đã sinh cho nhà anh một cậu quý tử 3 tuổi rồi, coi như thở phào hoàn thành “hòm hòm” nghĩa vụ làm dâu.
Ấy vậy, một mâu thuẫn gần đây xảy ra giữa tôi và mẹ chồng khiến tôi suy nghĩ lại về chuyện liệu gắn bó cả đời với gia đình này có đúng đắn hay không.
Ảnh minh hoạ.
Video đang HOT
Đợt này miền Bắc vào mùa rét đậm rét hại, ai nấy đều chỉ muốn nằm trong chăn chứ đâu thích ra ngoài kia co ro đương đầu với gió lạnh. Tôi tranh thủ đang đợt đầu mùa đi shopping quần áo cho cả nhà, thậm chí nghĩ tới luôn việc mua tặng bố mẹ chồng lẫn bố mẹ đẻ vài cái áo giữ nhiệt xịn để hai ông bà chống trọi được với cái rét căm căm.
Ngay lúc mang tặng bố mẹ chồng, bố chồng thì thích lắm nhưng mẹ chồng chỉ càu nhàu “Năm nay kinh tế khó khăn mà mua lắm đồ thế? Sắp Tết nhất đến nơi rồi phải biết tiết kiệm phòng trường hợp cần đến chứ?”. Tôi chỉ biết cười ái ngại và bảo mẹ đừng lo, cuối năm cả tôi và chồng đều được thưởng nhiều vì tích cực làm việc.
Mấy hôm trước, tôi có vô tình đọc được trên trang tin về chuyện người vô gia cư ở Hà Nội nằm co ro trong giá rét giữa đêm. Nhìn họ trông thương lắm. Đến đêm nhiệt độ có khi xuống tới dưới 10 độ, mà họ chỉ có một mảnh chăn nhỏ thì làm sao đủ ấm được cơ chứ. Đã vậy, họ còn thiếu thốn đồ ăn thức uống, khổ càng thêm khổ.
Tôi quyết định sẽ phân loại đồ mùa đông của những năm trước để từ thiện. Cái nào còn mới thì giữ lại dùng. Cái nào đã từ lâu không sử dụng hoặc không còn vừa vặn với kích cỡ của chồng con thì sẽ đi cho. Tất nhiên nói vậy thì mọi người đừng nghĩ tôi thải đồ cũ, hỏng cho người có hoàn cảnh khó khăn. Tôi thực lòng rất muốn từ thiện tử tế nên sẽ chọn lựa quần áo nghiêm túc, chỉn chu, để ai cũng có đồ lành lặn mặc. Vả lại, quần áo của nhà tôi giữ rất tốt, toàn loại xịn, qua vài năm rồi mà trông như ban đầu mới mua vậy.
Ảnh minh hoạ.
Sau một hồi chật vật gấp, xếp quần áo đem đi từ thiện, tôi cho hết vào một túi lớn và buộc lại để ngoài phòng khách. Đầu tuần sau tôi sẽ mang ra các điểm từ thiện quần áo rải rác trên đường. Nào ngờ, mẹ chồng tôi ghé qua nhà và nhìn thấy túi quần áo ấy. Ban đầu bà hỏi thì tôi trả lời thành thật mục đích của việc sắp xếp quần áo đem đi từ thiện.
Mẹ chồng đột nhiên bới tung túi quần áo mà tôi đã mất thời gian gấp gọn. Đã vậy, bà còn thốt ra một câu nói khiến tôi sốc óc: “Thóc đâu mà đãi gà rừng!”
Tôi tròn mắt nhìn thì mẹ chồng lại đanh giọng tiếp: “Sống ở nhà này mà không biết tiết kiệm thì vứt! Mấy quần áo còn mới đẹp như thế này, nếu không mặc nữa thì mang về quê cho các em các cháu. Tội gì phải ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng hả con?”
Thật sự khoảnh khắc đó tôi chẳng biết nói gì với mẹ chồng nữa cả. Bà ấy sống quá ích kỷ, thực ra bắt nguồn từ tính tiết kiệm thôi nhưng vẫn là bủn xỉn, keo kiệt. Bây giờ giúp đỡ những người khó khăn một chút, biết đâu sau này mình được giúp ngược lại thì sao?
Chính vì sự “kỹ tính” đến từng thứ nhỏ như thế này mà mẹ chồng tôi mới được nhiều người biết đến… Tôi phải làm sao đây hả mọi người, có nên kể cho chồng nghe về chuyện mẹ anh ấy sống ích kỷ không? Chặng đường hôn nhân còn rất dài, quả thực chẳng dễ gì chung sống được với người phụ nữ như vậy…
Mẹ chồng độc đoán, con dâu khốn đốn
Trong nhiều mối quan hệ xã hội, quan hệ gia đình, xưa nay mối quan hệ thông gia là một 'phạm trù' khá đặc thù, phức tạp và luôn là câu chuyện khó có hồi kết.
Ảnh minh họa: ST
Gia đình bà Ngọc (có con trai) và gia đình bà Lý (có con gái) tương đối môn đăng hộ đối. Cả hai gia đình đều có kinh tế khá giả, con cái được ăn học đến nơi đến chốn và có công ăn việc làm ổn định. Khi hai con tính chuyện trăm năm, cả hai gia đình đều rất mừng, đồng tình ủng hộ để các con nhanh chóng về chung một nhà. Những cuộc gặp gỡ ban đầu diễn ra suôn sẻ, vui vẻ và thân thiện. Hai gia đình thường xuyên trao đổi, gửi quà tặng giúp cho mối quan hệ trở nên khăng khít.
Tuy nhiên, theo thời gian thì khoảng cách giữa hai gia đình ngày càng lớn. Nguyên nhân là do tính độc đoán, thiếu tôn trọng thông gia của bà Ngọc. Dù biết bà Lý cũng "ngang sức ngang tài" với mình nhưng bà Ngọc luôn tỏ vẻ mình là người hiểu biết, sành sỏi, tháo vát hơn. Ngày ăn hỏi hai con, do khoảng cách hai gia đình ở xa nhau, đường sá không thuận tiện nên gia đình bà Ngọc nhờ gia đình bà Lý đặt lễ hỏi tại chỗ giúp.
Nhưng thay vì mềm mỏng nhờ vả, bà Ngọc giao thẳng việc cho bà Lý và "bắt" bà Lý phải đứng ra chịu trách nhiệm cả về giá cả cũng như chất lượng của các đồ lễ. Bà Lý đã thẳng thắn trao đổi là bà chỉ đặt giúp và đưa số điện thoại của cửa hàng dịch vụ để bà Ngọc tự liên hệ nhưng bà Ngọc cứ khăng khăng đẩy cho bà Lý. Vì việc hệ trọng cả đời của con và ngày ăn hỏi, ngày cưới cận kề nên bà Lý đồng ý và thực hiện với tinh thần trách nhiệm, cầu thị.
Thế nhưng, mỗi lần trao đổi lại với bà Ngọc, bà Lý lại cảm thấy bị tổn thương vì những lời nói như ra lệnh, bề trên của bà Ngọc. Bà thường xuyên bị hỏi xoáy và phần việc nào chưa nắm chắc liền bị chê bai là không chịu quan sát, học hỏi, thiếu hiểu biết, không đảm đang, tháo vát. Mặc dù bị săm soi, bà Lý vẫn bình tĩnh cùng chồng tổ chức đám ăn hỏi chu đáo, vui vẻ, đáp ứng yêu của cả hai bên.
Thế nhưng, sau lễ ăn hỏi, bà Lý vẫn bị bà Ngọc chê trách vì những lỗi siêu nhỏ với nhà trai. Trong khi đó, lễ cưới và cỗ cưới chủ yếu diễn ra ở nhà trai thì bà Ngọc tự ý toàn quyết quyết định, không hề hỏi ý kiến bà Lý, ép nhà gái phải thực hiện hoàn toàn theo ý nhà trai.
Đến khi con dâu về nhà chồng, bà Ngọc bắt con dâu không chỉ toàn tâm toàn ý mà còn toàn thời gian phải ở nhà chồng. Nếu muốn về thăm bố mẹ đẻ phải xin phép trước từ mấy tháng, nếu không bà Ngọc tìm đủ lý do để ngăn cản. Mỗi lần bắt gặp con dâu nói chuyện điện thoại với bố mẹ đẻ, bà Ngọc lại bóng gió, con gái đi lấy chồng, làm dâu thì phải thế này thế nọ hoặc mang ra so sánh với con dâu nhà người này người khác...
Khi con dâu sinh con, bà Ngọc nhất quyết không cho con dâu về nhà bố mẹ đẻ. Bà viện đủ mọi lý do đường sá xa xôi, cháu ốm... để thoái thác lời đề nghị mong muốn con cháu về để chăm sóc của thông gia. Khi cháu lớn, bà lại nêu lý do bận học văn hóa, học các kỹ năng mềm, thể dục thể thao... để không cho cháu về.
Vì nhớ con nhớ cháu, bà Lý đã trực tiếp lên thăm thì bà Ngọc lấy lý do nhà bà có một ngôi nhà khác đang để trống nên để thông gia ở đó cho thoải mái. Mỗi lần đến thăm con gái và cháu ngoại phải bấm chuông với ngôi nhà kín cổng cao tường, phải đối mặt với thông gia luôn tự nguyện ra mở cửa, bà Lý cảm thấy vô cùng ái ngại. Những cuộc lên thăm của bà Lý cứ thưa dần rồi ngừng hẳn.
Cô con gái thấy cảnh bố mẹ mỗi ngày một già đi cứ mòn mỏi trông ngóng con cháu về thăm thì xin cơ quan cho chuyển về làm việc tại chi nhánh ở quê nhà. Lúc này, bà Ngọc mới thấy rõ tác hại của tính độc đoán, thiếu bình đẳng với người khác của mình.
Đến thăm bố mẹ chồng dịp Trung thu, nàng dâu bị chặn ngay cửa vào vì lý do khó chấp nhận và hành động của người chồng cũng bị chỉ trích Vào ngày Tết Trung thu (hay còn gọi là Chuseok ở Hàn Quốc), cô con dâu làm nghề y tá đã đến thăm nhà chồng nhưng bị gia đình từ chối cho bước vào cửa chỉ vì họ sợ lây nhiễm Covid-19. Câu chuyện này được một người dùng mạng ẩn danh chia sẻ lên một diễn đàn online vào ngày 1/10 vừa...