Tôi chỉ ước có một buổi trưa được đi ăn cùng bạn đồng nghiệp
Bước chân vào nhà chồng, tôi bắt đầu thấy màu hồng chuyển sang màu xám. Cuộc sống của tôi từ tự do thành ngục tù, nói chính xác là vậy.
Người ta bảo, số tôi sướng, lấy được chồng con nhà gia giáo, gia đình khá giả, đi một bước lên ôtô. Thì lúc đầu tôi cũng tưởng vậy, cũng nghĩ đời mình sang trang mới. Nhưng ai ngờ, bước chân vào nhà chồng, tôi bắt đầu thấy màu hồng chuyển sang màu xám. Cuộc sống của tôi từ tự do thành ngục tù, nói chính xác là vậy.
Mẹ chồng tôi giàu có, nhưng bà đặc biệt không thích thuê giúp việc. Bà bảo, việc nhà mình, mình tự làm có tâm hơn. Tôi đồng ý. Bà cũng không muốn cho người khác sống trong nhà mình, không được tự nhiên. Tôi ủng hộ. Nhưng, nhà đông người, nhất là từ khi con dâu về, cơm nước lúc nào cũng phải chu đáo thì việc nhà càng ngày càng nhiều. Và tất cả đều đến tay tôi.
Mẹ chồng nói thế này &’nhà này, chẳng có việc gì đâu, con cứ đi làm rồi về cơm nước 3 bữa là được. Sáng thì ra chợ mua đồ ăn sẵn nếu không làm được. Trưa nấu nướng cho cả nhà về ăn cho lành mạnh, bố mẹ không thích ăn ngoài hàng. Tối về cũng thế, con nhé. Chỉ có yêu cầu vậy thôi, chẳng vất vả gì’. Mới đầu tôi cũng nghĩ &’chỉ có vậy thôi, chẳng vất vả gì’. Nhưng rồi tôi mới thấm cái sự &’có vậy thôi’ ấy thực sự là như thế nào.
Tôi mệt quá nói với chồng nhưng anh cũng không nghe tôi mà bảo tôi nên nghe theo ý mẹ, không nên làm mẹ buồn. Câu nói &’không nên làm mẹ buồn’ khiến tôi phát ngán. (Ảnh minh họa)
Sáng nào tôi cũng phải dậy từ sớm, dù đêm thức khuya thế nào, ngày mệt nhọc ra sao, để ra chợ mua đồ ăn cho gia đình. Mẹ chồng tôi sẽ không bao giờ hài lòng nếu con dâu ngủ nướng vì bất cứ lý do gì. Có hôm tôi mệt gần chết, cũng phải mò dậy đi chợ chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà, cuối tuần cũng như ngày thường.
Trưa nào, cứ tầm 11 giờ là tôi lại lao về nấu cơm. Thức ăn tôi phải mua từ sớm nên cứ trưa về là tôi phải lao vào bếp như một cơn gió. Tôi nấu nướng xong xuôi thì người vã mồ hôi, phát mệt, không còn thiết ăn uống gì. Cả nhà đi làm về, còn tôi hì hụi trong bếp. Có những buổi trưa bận, mẹ chồng cũng hò réo bắt tôi về, nhất định không cho tôi đi với đồng nghiệp. Nấu xong, có hôm tôi không kịp ăn, thế mà mẹ chồng cũng chẳng thông cảm gì, nhất định vẫn bắt tôi phải làm tròn bổn phận và theo yêu cầu của mẹ.
Tôi mệt quá nói với chồng nhưng anh cũng không nghe tôi mà bảo tôi nên nghe theo ý mẹ, không nên làm mẹ buồn. Câu nói &’không nên làm mẹ buồn’ khiến tôi phát ngán.
Trưa xong, lại tối, cứ thế, tôi quay vòng trong gian bếp với những món ăn cho nhà chồng. Nấu không ngon còn bị chê bai, cẩu thả. Mẹ chồng và bố chồng lại không phải người dễ tính trong chuyện ăn uống. Tôi mặc đẹp đi làm để cuối cùng chỉ đi chợ và vào bếp nấu cơm?
Video đang HOT
Tôi hoang mang, nếu tình hình này cứ tiếp tục thì tôi không biết phải sống sao đây?(Ảnh minh họa)
Nhiều lúc ,đồng nghiệp tụ tập ăn chơi, có những bữa trưa được ăn theo sở thích, được đi cà phê, tám chuyện mà tôi phát thèm. Họ cứ đi ăn, đi uống nước, thậm chí còn được ngủ. Còn tôi thì chỉ biết về nhà nấu cơm theo chỉ đạo của mẹ chồng. Họ nói tôi sướng, bây giờ thì thấu cái sự sướng của tôi rồi. Lấy chồng giàu, gia đình gia giáo nên cơm nước phải chỉn chu như thế sao? Gia giáo thì phải như vậy sao, phải hành con dâu để tôi ngoài đi làm thì phải cắm mặt vào bếp sao?
Giá như mẹ hiểu, tôi đi làm cả ngày vất vả như thế nào, cơm nước cũng vất vả như thế nào thì mẹ đã có một câu thông cảm. Những bữa cơm đạm bạc, hoặc mẹ có thể giúp tôi những việc đó, có phải là tốt không? Cơm tối thì được, cơm trưa thì nên miễn, nhưng dù con dâu có kêu ca, phàn nàn thế nào thì mẹ vẫn giữ nguyên chủ kiến của mình.
Tôi hoang mang, nếu tình hình này cứ tiếp tục thì tôi không biết phải sống sao đây? Tôi thèm được tự do, thèm được hít thở không khí ngoài trời, thèm được tụ tập với chị em chứ không phải lấy chồng về rồi chỉ biết ngày ngày lo cơm nước cho nhà chồng. Vậy có khác gì giúp việc
Theo Khampha
Đạo diễn Lê Hoàng: Đi ăn đừng để bạn trai trả tiền nếu không muốn bị coi là phụ thuộc
Cái bệnh" con trai trả tiền trong xã hội Việt Nam hiện nay phổ biến và trầm trọng đến mức khủng khiếp, khéo tất cả thiếu nữ đều coi đấy là đương nhiên, chả còn gì phải bàn cãi và tranh luận.
Chả ai biết có từ bao giờ, chả hiểu văn bản luật pháp nào ta quy định, đã từ lâu, trong đời sống giới trẻ Việt Nam, có một nguyên tắc ai cũng biết, đó là con trai trả tiền.
Trả vào lúc nào?
Tất nhiên là hàng trăm lúc, nhưng phổ biến nhất là lúc đi chơi, đi ăn uống. Dù gọi bao nhiêu món, dù thân hay quen và ăn ở chỗ tồi hay sang, con trai trả tiền đã trở thành điều hiển nhiên, bất di bất dịch.
Mà đa số con trai có là triệu phú cho cam. Ngoài một số rất ít thành đạt hoặc là con cháu của cha mẹ thành đạt, các chàng trai phần lớn, nhất là lúc còn trẻ, cũng phải lo sốt vó về mỗi khoản tiền sinh hoạt hàng ngày. Nhưng dù có khổ sở đến mấy thì tâm tư, tình cảm, công sức của con trai có xu thế luôn luôn hướng về con gái. Đó là lẽ tự nhiên.
Hiểu được, hay nói đúng hơn, nắm thóp được tâm trạng này, nhiều cô gái ra sức khai thác ở các mức độ khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là có một lối hành xử rất ngây thơ, rất bàng quan và rất dã man. Đấy là mỗi khi đi chơi phải tiêu tiền, bất kể thứ gì, cũng để bạn trai trả.
Sự lạm dụng đó nhiều khi rất mềm mại, dịu dàng, nhưng cũng có khi vô cùng trắng trợn. Có một lần Lê Hoàng đang ngồi với một anh bạn, bỗng điện thoại di động của chàng kêu lên. Anh ta bấm máy, nói chuyện cực kỳ vui vẻ, đầy xúc cảm nhưng sau đó đóng máy lại với vẻ cáu kỉnh.
Không nén nổi tò mò, Lê Hoàng phải hỏi: "Có chuyện gì thế ông?" thì anh ta nhăn nhó: "Con bé kêu mình ra chơi uống cà phê". Nghe vậy Lê Hoàng khấp khởi: "Sao không đi ngay. Nàng có xinh không?". Anh bạn nhún vai: "Xinh lắm. Nhưng tớ không ra vì biết thừa cả đám chúng nó đang ngồi, mình ra để hầu chuyện vài phút rồi trả tiền chứ còn gì chứ. Tớ đã bị nhiều lần rồi".
Quả đúng như thế thật, chuyện tương tự như thế đã xảy ra với nhiều chàng ở nhiều lúc, nên các anh phải vội vàng cảnh giác.
Phần lớn các cô gái khi ngồi ăn uống, đi chơi, đi dạo phố với đàn ông chỉ thấy đó là một chàng hào hoa, phong độ, đầy ắp lý tưởng và từ đó suy ra túi chàng chắc cũng đầy ắp tiền bạc. Nhưng ôi thôi, thực ra hoàn toàn không phải vậy. Người đàn ông đó có rất nhiều khi cũng đang lo sốt vó về các khoản nợ của mình.
Việt Nam là một nước nghèo. Điều ấy toàn thế giới đều hiểu. Trong một nước nghèo thì đương nhiên đàn ông phải nghèo và phải vất vả là chính, lấy đâu ra tỷ phú mà xài. Đọc tới đây nhiều cô gái sẽ hét lên "gớm", có vài bữa ăn, và chầu cà phê mà đã tính toán. Nhưng khổ quá, một bữa ăn với bạn gái cho tử tế cũng có thể lên tới hàng trăm ngàn đồng, trong lúc lương sinh viên là con số không to tướng.
Hậu quả là, nhiều cô nàng không hề biết lúc đi chơi bên ngoài bạn trai nói nói cười cười nhưng thực ra bên trong lo thắt ruột, nhiều anh khi nhìn các món ăn bày trên bàn mà toát mồ hôi. Vô tư, hồn nhiên, ngây thơ còn đỡ, chả thiếu gì cô nàng vì biết bạn trai thanh toán nên ra sức gọi các món ngon hoặc tìm những chỗ đi chơi sang trọng. Họ khoan khoái hưởng thụ bất kể kẻ khác ra sao.
Đa số đàn ông không phải keo kiệt nhưng cũng không ngốc. Họ nhanh chóng nhận ra một cô gái có tính lợi dụng dù nhỏ nhặt tới đâu, và khi gặp một nàng như vậy, trước sau gì họ cũng có dịp "báo thù". Bằng cách nào thì mỗi anh mỗi kiểu chả thể nói trước được. "Cái bệnh" con trai trả tiền trong xã hội Việt Nam hiện nay phổ biến và trầm trọng đến mức khủng khiếp, khéo tất cả thiếu nữ đều coi đấy là đương nhiên, chả còn gì phải bàn cãi và tranh luận. Thật là một lỗi chết người... nó khiến cho tình yêu nam nữ, ngay từ những phút đầu tiên, đã mất đi sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Sự lạm dụng đó nhiều khi rất mềm mại, dịu dạng (Ảnh: internet)
Bản chất của đồng tiền sinh ra là để nhằm mục đích trao đổi. Con trai bỏ tiền ta càng nhiều thì sẽ muốn đổi lại thứ khác càng nhiều, chả khi nào khác được. Khi phải thanh toán mãi, rất nhiều anh sẽ trở nên cay cú và tức tối, hành động gì sẽ xảy ra với bạn gái chắc cũng không khó đoán lắm đâu.
Cho nên đừng ai ngạc nhiên khi quá nhiều con gái Việt Nam có mục đích lấy chồng để dựa dẫm, để khai thác và bao bọc mình. Khi đã tự đặt mình vào vị thế này, thì lúc đầu có thể được hưởng vài mối lợi, nhưng về sau khi cưới nhau chắc chắn sẽ phải trả giá và giá ấy sẽ mỗi lúc một cao cùng với tuổi già.
Nhiều sinh viên Việt Nam khi du học nước ngoài thường tỏ ra ngạc nhiên, thậm chí phẫn nộ khi thấy bên các quốc gia ấy dù là hai đức yêu nhau nhưng khi đi ăn đứa nào đứa nấy tự thanh toán. Các du học sinh thường bĩu môi, chê đám Tây keo kiệt, bủn xỉn và tính toán. Nhưng họ quên mất là gái Tây nhờ đó tự do hơn nhiều, cá tính độc lập cao hơn nhiều và được bạn trai... sợ hơn rất nhiều.
Bởi nói đi nói lại, dù có che đậy bằng các mỹ từ nào thì việc để người khác trả tiền cho mình cũng là sự lợi dụng mà thôi. Một tình yêu có cơ sở là lợi dụng thì làm sao đẹp được. Nếu các bạn để ý, các bạn sẽ thấy những cô gái thành đạt hôm nay đều chả tha thiết lấy chồng sớm và nếu có lấy thì rất dễ ly dị, rất hay cư xử theo ý mình. Đơn giản vì họ chả ần ai trả tiền cho các hóa đơn nên cũng chả phải nghe theo lời ai hết.
Mà nói cho đến cùng, đa số các bạn gái được bạn trai "bao" lúc này cũng chỉ là bao những thứ vụn vặt trong sinh hoạt, không hề có tính quyết định gì tới sự nghiệp tương lai, vậy có nên nhận hay không? Có nên đắc chí hoặc vui sướng hay không?
Nhìn xa hơn, chúng ta phải đau buồn mà thừa nhận rằng Việt Nam nằm trong số ít quốc gia có nạn "xuất khẩu cô dâu" nhiều nhất thế giới. Ngoài rất nhiều lý do thì có một lý do không nhỏ là con gái nước mình thích được dựa dẫm và coi sự phụ thuộc vào chồng là lẽ tự nhiên.
Đó là một quan niệm tai hại.
Theo TTTĐ
Đi ăn với cơ quan thấy vợ mình mặc bộ đồ phục vụ hở hang, chồng xấu hổ đi ra thì nghe... Tôi thật sự không phải một người vợ giỏi giang và cũng không phải một người mẹ có điều kiện và cũng không có được một công việc thành đạt như những người phụ nữ khác. Ảnh minh họa Trước giờ, tôi và chồng cưới đã được gần 10 năm, một quãng thời gian không phải là ngắn và cũng đủ hiểu về...