Tôi chấp nhận chia sẻ chồng vì hạnh phúc của các con
Gần 10 năm qua, tôi chấp nhận chồng đi với người đàn bà khác để đổi lấy sự yên ấm của gia đình…
Tôi hơn chồng 4 tuổi, tôi lấy anh khi tròn 28 tuổi, còn anh mới 24. Thời điểm đó, tôi còn rất trẻ, lại nhỏ nhắn, trắng trẻo nên ra đường không ai phát hiện ra chúng tôi chênh lệch tuổi tác nếu như không nói đến tuổi.
Ảnh minh họa
Chồng rất yêu tôi, có lẽ vì yêu nên anh mới chống lại sự ngăn cản của gia đình, bạn bè, quyết tâm lấy người phụ nữ hơn mình 4 tuổi. Thời điểm bây giờ, chuyện lấy vợ hơn tuổi là bình thường, thậm chí có người kém vợ đến cả 10 tuổi. Nhưng thời điểm tôi và anh cưới nhau, cách đây hơn 20 năm thì chuyện phụ nữ hơn vài tuổi lại là chuyện lạ.
Nhưng anh vẫn quyết tâm lấy tôi làm vợ và không bao giờ muốn tôi nhắc đến tuổi tác khi hai đứa ở bên nhau. Anh cũng trả lời khi ai đó hỏi về tuổi tác rằng chúng tôi bằng tuổi nhau. Chồng đã che chở tôi rất nhiều trong những thời điểm tôi cảm thấy buồn nhất, suy sụp và stress nhất khi vừa mới sinh con. Những lúc ấy, anh ở bên động viên, và dùng tình yêu thương của mình để giúp tôi cân bằng trở lại.
Tôi cũng rất yêu chồng, nhưng thời điểm sau khi sinh con xong, tôi mất dần nhu cầu sinh lý nên khả năng đáp ứng chồng giảm dần. Trong khi đó, chồng thì vẫn rất nhiều ham muốn. Những lúc từ chối chồng, tôi luôn cảm thấy thương và có lỗi với anh rất nhiều.
Video đang HOT
Rồi anh có người đàn bà khác, cô gái ấy còn trẻ, đẹp, lại có tri thức, đã có gia đình nhưng ly hôn chồng. Khi phát hiện chồng mình có người đàn bà khác, bản thân tôi là một người vợ cũng rất buồn, hận và trách anh rất nhiều. Tôi đã đấu tranh tư tưởng rất nhiều giữa việc nói ra với anh rằng tôi biết sự thật đó, hay im lặng coi như không biết gì. Vì dù gì, tôi cũng không có khả năng đáp ứng được nhu cầu của anh, nhưng lại đi cấm cản anh thỏa mãn nhu cầu sinh lý, thì liệu có quá đáng với anh không?.
Tôi tìm hiểu người phụ nữ của chồng và được biết đó là một người phụ nữ cũng tốt tính, cô ấy cũng động viên, giúp đỡ chồng tôi nhiều trong công việc và chuyện tình cảm. Từ khi quen cô ấy, tôi thấy chồng vui vẻ hơn nhiều và đỡ cáu gắt với mẹ con tôi. Anh vẫn lo lắng, yêu thương và chu đáo với mẹ con tôi, có thể vì cảm thấy bản thân có lỗi vì đã phản bội vợ.
Tôi lại cảm thấy thương chồng nhiều hơn là giận. Có thể, anh cũng day dứt lắm khi phản bội tôi, nhưng vì nhu cầu sinh lý, nên anh phải tìm người khác để giảm bớt gánh nặng cho tôi. Tôi cũng không muốn vì chuyện này mà vợ chồng cãi vã, con cái không vui, nên cứ im lặng và chấp nhận cuộc sống chia sẻ chồng với người đàn bà khác, để gia đình yên ấm.
Con ốm gọi chồng giúp đỡ lúc 2h sáng thì bị mắng xối xả: "Chỉ tiêu tiền với trông con mà không xong", 5 hôm sau cô vợ đưa ra quyết định đanh thép
Qua những buổi tối cùng vợ nấu nướng, dọn dẹp, chơi đùa với con, Vũ cảm thấy gắn bó với gia đình hơn, hiểu thêm những nỗi vất vả của vợ.
Nhiều người đàn ông làm trụ cột kinh tế , một mình đi làm lo cho cả gia đình thường có suy nghĩ rằng việc nhà, con cái hoàn toàn là phận sự của vợ. Trách nhiệm đã phân công rõ ràng, rạch rò, nếu vợ còn nhờ đến sự giúp đỡ của chồng thì đó là một hành động không biết điều chút nào.
Thuận (29 tuổi) tâm sự cô và chồng mới kết hôn được 3 năm, con trai cô vừa tròn 1 tuổi. "Tôi đi làm đến gần sinh mới nghỉ, cũng chỉ mong kiếm thêm thu nhập lo cho con và được hưởng bảo hiểm thai sản. Khi tôi nghỉ sinh, hai vợ chồng đã bàn bạc rồi quyết định nghỉ tôi sẽ nghỉ hẳn ở nhà vài năm để chăm cho con cứng cáp. Khi nào con gửi trẻ được, lúc ấy tôi mới đi làm lại", Thuận nói.
Sinh con được vài tháng thì Thuận tiêu hết số tiền tiết kiệm và bảo hiểm thai sản cô được hưởng. Từ đó đến nay gần 1 năm, kinh tế trong nhà do một tay Vũ - chồng cô lo liệu. Lúc ấy Thuận mới thấm thía cảnh "ngửa tay xin tiền chồng" là thế nào.
Ảnh minh họa
Hiếu bắt vợ phải liệt kê từng khoản chi tiêu để anh kiểm tra, đề phòng cô mua sắm hoang phí và chi dùng những thứ không cần thiết. Nếu có khoản nào phát sinh thì Thuận phải giải trình rất lâu với chồng. Đi làm về Vũ chưa bao giờ đỡ đần vợ việc nhà vì anh quan niệm nghĩa vụ của hai vợ chồng đã được phân chia đâu vào đấy rồi. Thuận không làm ra tiền thì lấy tư cách ở đâu để đòi hỏi anh phải chia sẻ chuyện nhà với vợ?
Cách đây không lâu, con trai Thuận lên cơn sốt lúc nửa đêm. Cô lo lắng gọi chồng dậy đưa 2 mẹ con vào viện. Vũ bị vợ đánh thức giữa giấc ngủ say thì cáu kỉnh quát lên: "Có chuyện gì để sáng hôm sau không được à? Cô làm mẹ mà không biết cách hạ sốt tạm thời cho con? Cô có biết ngoài trời bây giờ rét thế nào, tôi cần phải ngủ để sáng mai còn đi làm hay không?".
Thuận cố gắng giải thích với chồng: "Em vừa chườm ấm hạ sốt cho con rồi nhưng không ăn thua. Anh dậy nhanh đưa em và con vào viện để bác sĩ khám...". Thuận còn chưa nói hết câu đã bị chồng mắng xối xả:
"Cô tự gọi taxi đưa con vào viện đi. Tôi đi theo cũng chẳng giúp ích được gì. Tôi có phải bác sĩ đâu mà. Chưa nói việc chăm con là việc của cô, cô không biết giấc ngủ đối với tôi quan trọng thế nào à? Tôi còn phải ngủ để mai đi làm kiếm tiền. Không kiếm ra tiền thì cả cái nhà này chết đói hết. Chỉ ở nhà tiêu tiền với trông con thôi mà cũng không làm nổi, phải phiền hà đến chồng!".
"Đêm ấy tôi một mình đưa con vào viện. Trước đây không phải chồng chưa bày tỏ sự coi thường vợ ở nhà trông con. Nhưng trong hoàn cảnh đêm ấy mà chồng tôi vẫn có thể thốt ra những lời lẽ như vậy thì đã vượt quá giới hạn chịu đựng của tôi. Tôi nhận ra mình phải chấm dứt tình cảnh này không thể chờ đợi thêm được nữa", Thuận nói.
Năm hôm sau, con trai Thuận đã gần khỏi bệnh, cô thông báo quyết định thuê người giúp việc ban ngày cho Vũ biết. Cô sẽ đi làm lại, hai vợ chồng cùng đóng góp chi tiêu trong nhà tương ứng theo mức lương hiện tại của mỗi người.
Ảnh minh họa
"Tôi nhận ra nếu không phải lý do bất khả kháng thì phụ nữ ở nhà trông con là một việc làm vô cùng dại dột. Một người giúp việc tốt đủ sức chăm sóc những đứa trẻ chu đáo. Phụ thuộc kinh tế vào chồng, con ốm mà anh ta đã tỏ thái độ như vậy. Nếu là bản thân tôi ốm hoặc bố mẹ tôi bị bệnh thì không biết chồng còn hành động ra sao.
Chưa nói sau mấy năm không đi làm, kiến thức chuyên môn rơi rụng, kinh nghiệm không được tích lũy. Sau này công việc xin được chắc chắn chẳng được như mong muốn. Cuộc sống trong những năm ấy cũng nào được vui vẻ khi phải tiêu tiền của chồng. Nhẹ thì bị chồng coi thường, khinh rẻ như tôi, nặng thì có khi anh ta còn ngoại tình. Thật chẳng thấy lợi lộc ở chỗ nào", Thuận bày tỏ suy nghĩ.
Sau khi thuê người giúp việc thì Vũ mới nhận ra những "thiệt hại" của mình và thầm hối hận. Thuê người giúp việc trông bé ở độ tuổi con trai nhà Vũ, tiền công không hề thấp chút nào. Hàng tháng Vũ vẫn phải chi ra từng ấy tiền nhưng tối về anh vẫn phải chia sẻ việc nhà và chăm con với vợ. Vì lúc này Thuận đã đi làm có đóng góp cho gia đình.
Thế nhưng qua những "thiệt hại" ấy đã giúp Vũ nhận ra một điều, đó là gia đình không phải là "góp gạo thổi cơm chung" mà là sự sẻ chia, đồng cảm và thấu hiểu. Vợ chồng mà phân chia quá rạch ròi "việc của anh, việc của tôi", nếu người chồng giao phó toàn bộ việc nhà và con cái cho vợ thì tình cảm vợ chồng cũng trở nên lạnh nhạt, không có sự kết nối, đồng cảm.
Qua những buổi tối cùng vợ nấu nướng, dọn dẹp, chơi đùa với con, Vũ cảm thấy gắn bó với gia đình hơn, hiểu thêm những nỗi vất vả của vợ. Đồng thời nhờ đó con trai bám bố hơn, mối quan quan hệ cha - con trở nên thắm thiết, gắn bó, bản năng làm bố trỗi dậy khiến Vũ càng thêm yêu gia đình, trân trọng những gì hiện tại mình có.
Không cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó cả về vật chất lẫn tinh thần. Tôi là cô gái luôn đa sầu đa cảm, lúc nào cũng thích đối xử nhẹ nhàng với mọi người thì gia đình hoàn toàn ngược lại, ba mẹ và anh em trai đều khô khan, nóng tính. Không phải ba mẹ không yêu...