Tôi cận cửa tử khi leo núi Phú Sĩ ban đêm
Việc chinh phục núi Phú Sĩ ( Nhật Bản) không dễ như nhiều người nhầm tưởng. Có khoảnh khắc, tôi nghĩ mình đã chạm vào ranh giới giữa sự sống và cái chết.
Tôi quyết định leo núi Phú Sĩ đêm để kịp thời gian ngắm mặt trời mọc vào lúc 4h.
Tôi là Nguyễn Thị Minh Phương (22 tuổi, ngụ Hà Nội), một người ưa khám phá và trekking (đi bộ đường dài) . Hồi đầu năm, có cơ hội du học trao đổi ngắn hạn tại Nhật Bản, tôi quyết định leo núi Phú Sĩ cao hơn hơn 3.000 m.
Tôi từng nghĩ việc chinh phục ngọn núi biểu tượng của đất nước mặt trời mọc không quá khó khăn. Nhưng thực tế gian nan khiến tôi tưởng chừng cận cửa tử.
Ngày 29/7, tôi lên đường chinh phục Phú Sĩ – ngọn núi cao nhất Nhật Bản.
Say độ cao
Phú Sĩ có độ cao 3.776 m, là ngọn núi cao nhất Nhật Bản. So với những năm trước, ngọn núi này giờ đây không còn nhiều trạm nghỉ qua đêm trên đỉnh. Vì vậy, nếu muốn đón bình minh trên đỉnh núi, trekker buộc phải leo bộ trong đêm.
10h ngày 29/7, tôi bắt đầu leo núi từ độ cao 2.500 m. Sau khoảng 5 tiếng, tôi đến stations 7 (trạm dừng độ cao 2.700m) và dừng chân tại lán đã đặt thuê trước đó để nghỉ ngơi, dưỡng sức.
Tại đây, tôi dành thời gian 6 tiếng ngủ lấy sức. Đến 20h, tôi dậy ăn tối để 21h tiếp tục hành trình leo lên đỉnh. Lúc này, những vấn đề về sức khỏe bắt đầu xuất hiện.
Video đang HOT
Hành trình chinh phục ngọn núi này giúp tôi có nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm trekking đường dài.
Theo đó, càng leo lên cao, tôi càng đối mặt chứng say độ cao. Đến độ cao 3.000 m, tôi bắt đầu thấy khó thở và buồn nôn. Nhờ một viên thuốc chống say độ cao, tôi trở nên tỉnh táo, nhìn mọi thứ rõ ràng hơn và không thấy khó thở nữa.
Tuy nhiên, sau 1 tiếng 30 phút khi thuốc hết tác dụng, tôi bắt đầu choáng váng và khỏ thở trở lại. Tôi vội uống thêm một viên thuốc, nhưng lần này tác dụng thuốc kéo dài ngắn hơn. Sau khoảng 30-45 phút, tôi lại khó thở.
Ở độ cao khoảng 3.500 m cũng là lúc viên thuốc chống say độ cao hết tác dụng. Tôi vừa buồn ngủ, vừa không thở nổi, một lần lấy hơi rất dài nhưng vẫn không đủ oxy. Tiếp đó, tôi rơi vào trạng thái chóng mặt, đau đầu, sinh ra ảo giác và nhìn đường không còn rõ ràng.
Cận ‘cửa tử’
Độ cao 3.500 m cũng là vị trí khó nhất của cung đường chinh phục núi Phú Sĩ. Lúc này, trekker đang ở giữa mây, nhiều hơi ẩm, không khí bám vào đá khiến đường rất trơn. Tôi gần như phải khom người bò lên để giữ an toàn. Trong khi đó, tình trạng sức khỏe của tôi đang giảm sút nghiêm trọng.
Đối mặt với “cửa tử” tôi thực sự sợ hãi nhưng không hề có ý nghĩ bỏ cuộc.
Khi lên được bậc đá to và khá thoải, trưởng đoàn ra hiệu nghỉ một phút để chờ các thành viên phía sau. Được nghỉ ngơi, tôi lập tức thả lỏng. Nhưng không ngờ chính vào khoảnh khắc ấy, cơ thể tôi rơi vào tình trạng lịm đi rất nhanh. Mắt tôi tối sầm lại, não đình trệ dần mất ý thức, cả người ngả ra đằng sau, trong khi phía sau tôi là vực đá sâu thăm thẳm.
May mắn, lúc ấy trưởng đoàn đang đứng đối diện tôi. Anh phát hiện ra tôi có dấu hiệu mất ý thức, ngã ngửa ra sau nên vội vàng kéo lại rồi đỡ tôi đứng lui vào trong.
Sau khi được sơ cứu, ý thức tôi dần trở lại. Lúc này, tôi giật mình phát hiện bản thân vừa gặp nguy hiểm khôn lường.
Về đích
Dù sợ hãi, tôi không hề có ý định bỏ cuộc. Suốt quá trình về đích, tôi không ngừng tự khích lệ bản thân chắc chắn phải leo tiếp, không được phép bỏ cuộc giữa chừng.
Sau bao khó khăn và nỗ lực, cuối cùng tôi cũng lên đến đỉnh núi Phú Sĩ vào khoảng 3h30. Lên đến đỉnh, cơ thể tôi xụi lơ, phải vào lán nhỏ uống ca cao ấm, nghỉ ngơi lấy sức.
Khoảnh khắc mình minh đẹp tráng lệ khiến tôi cảm thấy mọi khó khăn trước đó như được đền đáp xứng đáng.
Đến khoảng hơn 4h sáng, bình minh ló rạng, mây và sương mù bắt đầu tan ra. Không khí có nhiều oxy, tôi cảm thấy hít thở tốt hơn, sức khỏe dần hồi phục.
Khoảnh khắc đứng trên đỉnh núi Phú Sĩ ngắm nhìn mặt trời mọc, niềm vui và sự xúc động trong lòng tôi dâng lên mãnh liệt. Lúc này, tôi cảm thấy mọi khó khăn trước đó đã được đền đáp một cách xứng đáng.
Hành trình này tôi may mắn có sự giúp đỡ của những người bạn ngoại quốc tuyệt vời.
Qua chuyến đi, tôi nhận thức rất rõ độ nguy hiểm, thậm chí là vấn đề tính mạng bị đe dọa nếu không chuẩn bị kỹ càng về kiến thức chống say độ cao khi leo núi.
Việc say độ cao có thể đến với bất kỳ ai, không chỉ leo núi Phú Sĩ mà với bất kể cung nào trên 3.000 m. Dù leo ban ngày hay ban đêm, trekker cũng nên uống thuốc chống say trước khoảng 2 tuần.
Du khách mòn mỏi đợi tuyết đầu mùa trên đỉnh núi nổi tiếng
NHẬT BẢN - Dù tháng 11 đã cận kề nhưng những trận tuyết đầu mùa vẫn vắng bóng trên đỉnh Phú Sĩ, khiến nhiều du khách chờ đợi không khỏi bồn chồn.
Những trận tuyết đầu mùa ở Phú Sĩ thường xuất hiện ngay sau đợt leo núi mùa hè. Năm ngoái, cơ quan thời tiết Nhật Bản thông báo tuyết bắt đầu được ghi nhận từ 2/10 và trận tuyết rơi đầu tiên diễn ra vào 5/10.
Tuy nhiên, mới đây, văn phòng Khí tượng địa phương Kofu của Nhật Bản, đơn vị theo dõi thời tiết trên núi Phú Sĩ từ năm 1894 tới nay, cho biết hiện vẫn chưa xuất hiện tuyết trên núi do thời tiết ấm áp trái mùa.
Đến hết 26/10, đợt tuyết đầu tiên vẫn chưa xuất hiện trên đỉnh Phú Sĩ. Ảnh: Kyoto News
"Thực tế là nhiệt độ cao ở Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì kể từ mùa hè năm nay và vì trời mưa nên không có tuyết rơi", ông Shinichi Yanagi, một nhân viên khí tượng tại văn phòng Kofu cho biết.
Năm nay, Nhật Bản đã ghi nhận một mùa hè nóng nhất kể từ năm 1898. Nhiệt độ trung bình từ tháng 6 đến tháng 8 cao hơn 1,76 độ C so với mức bình thường, cơ quan trên cho biết thêm.
Một nghiên cứu hồi tháng 1 cho biết, cuộc khủng hoảng khí hậu đã làm giảm lượng tuyết rơi ở hầu hết các khu vực của Bắc Bán cầu trong 40 năm qua.
Tuyết rơi muộn trên núi Phú Sĩ có thể là tín hiệu đáng lo ngại về tình hình khí hậu trên thế giới, với mùa đông ấm hơn ảnh hưởng đến tuyết, du lịch, nền kinh tế địa phương, nguồn cung cấp thực phẩm, nước,...
Ảnh: Kyoto News
Nằm giữa hai tỉnh Yamanashi và Shizuoka của Nhật Bản, núi Phú Sĩ cao 3.776m là di sản thế giới và là biểu tượng của Nhật Bản.
Núi Phú Sĩ thường bị tuyết bao phủ hầu hết thời gian trong năm cho đến khi mùa leo núi bắt đầu vào tháng 7. Những năm gần đây, ngọn núi này thường xuyên phải đối mặt với tình trạng quá tải khách du lịch.
Núi Phú Sĩ - Nhật Bản không có tuyết dài nhất trong hơn 130 năm Tính đến ngày 29/10, núi Phú Sĩ, biểu tượng thiêng liêng của Nhật Bản, vẫn chưa có tuyết phủ - ghi nhận kỷ lục mới về thời gian không có tuyết dài nhất trong hơn 130 năm. Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, tuyết thường phủ lên núi Phú Sĩ vào đầu tháng 10, như năm 2023 tuyết đã xuất hiện vào...