Tôi bị giục lấy chồng, một tiêu chuẩn của bố mẹ khiến ai cũng “bỏ chạy”
Tiêu chuẩn của bố mẹ đưa ra khiến nhiều chàng trai không chấp nhận được. Vì vậy, việc hẹn hò, yêu đương của tôi thường sớm kết thúc.
Năm nay, tôi bước sang tuổi 30. Trong khi bạn bè đã chồng con đề huề, bản thân vẫn giường đơn gối chiếc.
Nguyên nhân một phần do suốt thời gian dài, tôi không chịu nghĩ đến chuyện cưới xin, thích sống độc thân.
Càng đến gần tuổi 30, tôi mới nhận ra sự cần thiết của việc lập gia đình. Bạn bè thân đến mấy rồi cũng phải lo cho tổ ấm của họ, bố mẹ già đi và không thể sống mãi với mình được.
Tôi đối diện với áp lực cưới chồng nhưng không ai chịu chấp nhận đòi hỏi của bố mẹ (Ảnh minh họa: Ett).
Video đang HOT
Tôi là con gái một, sau này tài sản được thừa kế tất cả. Nhưng nếu sống một mình trong căn nhà sang trọng như cung điện, tôi cũng không hề sung sướng.
Mặc dù mong mỏi con gái cưới chồng, bố mẹ tôi tỏ ra khắt khe khi chọn rể. Bố mẹ đã gây dựng cơ nghiệp từ hai bàn tay trắng nên muốn chọn chàng rể có học thức, gia đình môn đăng hộ đối, đủ tin tưởng để tôi dựa dẫm cả đời.
Điều bố mẹ lo lắng nhất là gặp phải chàng rể không yêu con gái thật lòng, ham vật chất. Sau này, nếu bàn giao lại cơ nghiệp và tài sản, bố mẹ nhắm mắt cũng không yên lòng.
Thế nhưng, đó chưa phải là tất cả. Yêu cầu lớn nhất mà bố mẹ đặt ra là chồng tôi phải ở rể để chăm sóc ông bà lúc ốm yếu của tuổi già. Điều đó cũng dễ hiểu vì bố mẹ tôi không có con trai.
Biết nguyện vọng của bố mẹ là chính đáng, nhưng chỉ vì yêu cầu có phần oái oăm này mà không ít lần hẹn hò của tôi sớm đi đến hồi kết. Những chàng trai “vừa mắt” tôi đều lắc đầu khi biết yêu cầu ở rể.
Đa số họ cho rằng, không có nhà sẽ chấp nhận ở thuê chứ không ở rể, cùng lắm ở nhà mà bố mẹ vợ mua chứ không sống chung một nhà. Ai cũng sợ cảnh bị dị nghị, khinh thường vì thực tế những câu chuyện như vậy không hiếm gặp.
Trong khi đó, một vài anh chàng chấp nhận ở rể thì tôi không thấy ở họ niềm tin về tương lai. Dường như những anh chàng này chỉ nhăm nhe khối tài sản của gia đình hơn là có chí tiến thủ.
Khó là vậy nhưng bố mẹ nói suốt ngày về chuyện cưới chồng làm tôi thêm áp lực. Dường như bố mẹ không chịu hiểu là bản thân tôi cảm thấy bắt đầu một mối quan hệ với vô số yêu cầu khắt khe không hề dễ dàng.
Tôi nhiều lần nói chuyện với bố mẹ nhưng cả hai không muốn thay đổi quan điểm này. Bố mẹ bảo, làm như vậy vì muốn con gái không phải khổ sở với cảnh làm dâu. Con rể sống cùng có thể làm hộ vợ nhiều việc trong nhà vì thường nể nang bên ngoại.
Bố mẹ tôi còn cho rằng, tìm con trai chịu ở rể không khó vì ai chẳng thích tiền. Đó là các cụ nghĩ. Thực tế, ai cũng muốn tự lực cánh sinh, khẳng định bản thân, đâu phải dựa dẫm mới là sung sướng.
Nếu có được chàng trai chịu ở rể, đúng là tôi nhàn nhã hơn, không chịu cảnh mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu. Tuy nhiên, chỉ vì đòi hỏi này mà đến nay, tôi chưa thể gặp ai phù hợp.
Bạn bè khuyên tôi nên tự quyết định tình yêu của mình, đừng chỉ chiều theo bố mẹ. Nhưng tôi đã quen dựa dẫm, không muốn bố mẹ buồn nên sẽ không tự ý cưới người không được bố mẹ ủng hộ.
Áp lực kết hôn tăng lên, đợi thêm vài năm nữa cơ hội lựa chọn càng ít. Nhìn vào tiêu chuẩn của bố mẹ đặt ra, tôi thấy ngày kết hôn sao quá xa vời.
Sau bữa cơm, mẹ tôi đột ngột nói muốn bán nhà chia tài sản cho các con
Tôi và bố mẹ không chấp nhận nổi yêu cầu của anh trai.
Sau khi bố tôi qua đời, vì mâu thuẫn với con trai cả nên mẹ tôi chuyển đến sống cùng với tôi. Tôi là mẹ đơn thân nhưng sống có bản lĩnh, kinh tế cũng rất khá. Thường ngày, mẹ sẽ giúp tôi đưa đón cháu đi học và dọn dẹp nhà cửa. Cuộc sống 3 người cứ nương tựa vào nhau cũng trôi qua bình yên.
Hôm chủ nhật, mẹ bảo tôi chở về nhà cũ. Ngôi nhà này hiện tại anh trai và chị dâu tôi đang ở. Sau khi ăn cơm tối, mẹ gọi anh em tôi tập trung lại, bà muốn bàn chuyện.
Mẹ bảo muốn bán mảnh đất và căn nhà này đi. Bà vừa nói ra chuyện này, tôi đã sửng sốt vì mẹ chưa từng bàn trước với tôi. Mẹ tôi từ tốn phân trần: "Mẹ đã hỏi trước rồi, giá mảnh đất và căn nhà này khoảng 3 tỷ. Bây giờ mẹ sống với con Duyên. Con Duyên sẽ chăm sóc, phụng dưỡng mẹ khi về già. Vì thế, mẹ muốn bán căn nhà để lấy tiền chia cho các con. Duyên sẽ nhận 2/3 số tiền bán đất, 1/3 còn lại sẽ là của thằng Hậu. Vợ chồng thằng Hậu phải tự lo cuộc sống, không thể không nuôi mẹ mà nhận nhà nhận đất được". Mẹ cũng nói bà đã đắn đo suy nghĩ, cân tính kĩ càng mới đưa ra quyết định như thế và đó cũng là cách để đem lại sự công bằng cho tôi.
Anh trai tôi nghe vậy thì giận dữ lắm. Anh ấy lớn tiếng trách mắng tôi bày chuyện cho mẹ về đòi bán nhà, đuổi vợ chồng anh ấy đi. Tôi đúng là có giải thích cũng chẳng biết phải giải thích như thế nào cho anh trai hiểu. Vả lại, tôi thấy quyết định của mẹ cũng hợp tình hợp lí vì rõ ràng, người sẽ chăm sóc, phụng dưỡng mẹ cả đời chính là tôi, tôi được quyền nhận số tiền bán đất kia.
Nhưng anh tôi đòi phải nhận 2/3 số tiền vì anh ấy còn phải mua nhà mới chứ không thể đi dẫn vợ con đi ở trọ hay "ra đường" ở được. Mẹ tôi lại không chịu vì cho rằng anh ấy không xứng đáng nhận 2/3 số tiền bán đất. Giờ vì chuyện này mà gia đình tôi xáo trộn. Anh trai không những không đồng ý bán đất mà còn gây rối và gọi điện chửi mắng tôi. Tôi cũng không cần đến tiền bạc vì tôi đủ sức nuôi mẹ, nuôi con nhưng anh trai càng làm căng mọi chuyện lên thì tôi càng bực mình thêm. Có cách nào giải quyết êm xuôi mọi chuyện không?
Phát hiện trẻ có những hành vi này, cha mẹ cần uốn nắn ngay Giáo dục gia đình là vô cùng quan trọng. Khi thấy con có những đặc điểm chưa hay, cha mẹ cần uốn nắn khuyên bảo. Sự thiếu hiểu biết đôi khi khiến trẻ có những hành vi cư xử tồi tệ và thiếu lịch sự. (Ảnh: ITN). Hành vi xấu có nghĩa là hành vi không phù hợp, không đúng hoặc thậm chí...