Tôi bị chồng coi thường ra mặt chỉ vì kiếm được ít tiền
Tôi làm việc cho cơ quan nhà nước, tháng được 5 triệu đồng, chẳng có thu nhập gì thêm, nên bị chồng coi thường…
Tôi làm việc cho cơ quan nhà nước, tháng được 5 triệu đồng, chẳng có thu nhập gì thêm, nên bị chồng coi thường… (Ảnh minh họa)
Yêu nhau gần 1 năm thì làm đám cưới, tôi làm việc cho cơ quan nhà nước, công việc ổn định, có thời gian rảnh để lo cho con, đưa đón các con đi học, nhưng bù lại thu nhập thấp, mỗi tháng chỉ được 5 triệu đồng, đủ chi tiêu cho bản thân.
Chồng tôi làm việc cho một tập đoàn nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, công việc của anh bận rộn suốt ngày, không có cả ngày nghỉ, thời gian làm việc thì gò bó, nhưng bù lại thu nhập khá, mỗi tháng vài chục triệu đồng.
Anh lo cho các con tiền học hành, tiền nhà cửa và đồ đạc trong nhà cũng toàn tiền của anh kiếm ra, tôi thì chỉ nuôi được mỗi bản thân mình.
Cũng vì thế mà gần đây chồng coi thường vợ, trước mặt bạn bè hay người nhà của mình, anh nói tôi làm không đủ mồm ăn, mọi thứ phải nhờ công sức của anh, tôi không lấy được anh mà lấy phải người khác thì cháo không có mà húp.
Bạn bè thấy anh nói vậy thì thương cảm, ái ngại cho tôi. Có chị bạn của anh còn điện thoại nói tôi đừng để ý đến những lời lẽ của chồng mà buồn, anh không khéo nói nhưng tốt tính và lo cho vợ cho con. Nhưng bố mẹ và người thân của chồng khi nghe anh nói vậy thì hả hê lắm, mẹ chồng được thể nói tôi không có chồng thì chết đói chứ đừng nói là quần áo, váy vóc mặc ra đường.
Có lần con ốm, chồng tôi thì bận suốt ngày, tôi nhờ mẹ chồng ra chăm cháu để đi làm, bà chẳng an ủi động viên tôi được câu nào, lại bảo tôi làm không đủ ăn thì nghỉ việc ở nhà chăm con, đừng lấy cớ đi làm mà bỏ bê con cái cho mẹ chồng. Thế rồi bà đùng đùng bỏ về, mặc kệ tôi phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm.
Video đang HOT
Gần đây, nghe lời mẹ, chồng bắt tôi nghỉ làm ở nhà chăm hai đứa con, và có thể thì sinh thêm đứa nữa, vì nhà tôi chỉ có hai đứa con trai, không có con gái, mẹ chồng muốn tôi sinh thêm con gái.
Tôi không đồng ý, nhưng chồng và bố mẹ chồng vẫn muốn như vậy và gây áp lực cho tôi, chồng còn đến gặp tận sếp ở cơ quan tôi bày tỏ mong muốn cho tôi nghỉ việc ở nhà chăm con. Bây giờ tôi chẳng biết như thế nào, kiếm đủ ăn mà đã bị chồng và gia đình chồng xem thường như thế, mà ở nhà ăn bám chắc tôi chẳng được yên thân.
Theo Kiến Thức
'Xin con bỏ nó đi, về đây mẹ nuôi hai mẹ con con...'
Đọc những tin nhắn bà gửi, tôi càng thêm nghẹn ngào. Người ta là người dưng còn tốt với tôi đến thế, mà sao những kẻ tôi từng coi là người nhà, người thân lại tệ bạc đến vậy...
ảnh minh họa
Đọc tin nhắn của mẹ mà tôi không thể ngừng rơi nước mắt. Có lẽ tôi vẫn còn may mắn, vì trên đời vẫn còn có người dưng mà tốt với tôi hơn cả người thân. Nói là người dưng cũng không phải, vì lẽ ra, người đó đã trở thành mẹ chồng tôi, nếu như người yêu trước của tôi không gặp tai nạn qua đời.
Tôi vẫn nhớ, ngày được tin người tôi yêu say đắm - một bác sĩ quân y đã vĩnh viễn bỏ tôi đi xa vì một tai nạn tàu hỏa, tim đôi đau rã rời. Tôi như hóa đá, mất kiểm soát suốt một thời gian dài. Mãi sau này, khi có người bạn giới thiệu cho tôi một người bạn trai mới - chồng tôi bây giờ, tôi mới dần lấy lại sự thăng bằng trong cuộc sống. Sáu tháng kể từ khi quen, yêu và quyết định cưới, được sự quan tâm chăm sóc của anh, tôi tưởng hạnh phúc đã quay trở lại bên mình, nhưng không phải. Đây mới là sự khởi đầu thực sự cho những bất hạnh của tôi...
Lấy nhau rồi tôi mới biết, chồng tôi là một người vô tâm, cục tính và luôn lấy tiền làm mục đích, ranh giới. Sau một tháng kết hôn, tôi mang thai, tưởng rằng đứa bé sẽ khiến anh quan tâm đến mẹ con tôi hơn, nhưng ngược lại, anh càng bỏ bê tôi đi rượu chè với bạn bè, để mình tôi trong lầm lũi cô đơn. Công việc của tôi trước kia cũng bị anh yêu cầu nghỉ để về buôn bán cùng gia đình.
Quanh quẩn trong góc nhà với đầy rẫy những công việc nội trợ không tên, tôi ức chế. Tôi thật sự chán ghét cuộc sống tù túng quanh mình. Bất cứ khi nào tôi muốn đi đâu, đều bị nhà chồng và chồng lấy lí do "dưỡng thai" để cấm cửa.
Ức chế trong lòng, tôi gần như stress, cãi nhau với chồng. Và khi không khống chế nổi bản thân, tôi đã chửi tục. Anh không ngần ngại thẳng tay tát khiến tôi thâm tím mặt dù tôi đang bụng mang dạ chửa. Đau đớn, tôi bỏ về nhà mẹ đẻ, nhưng sau đó vì nghĩ cho con, tôi đành quay lại nhà chồng.
Có lẽ, chính vì tâm lý uất ức trong thời gian mang bầu, nên khi sinh con, tôi đã đau đớn, mất máu rất nhiều tưởng như chết đi sống lại. Trong thời gian ở viện, nhìn chồng người ta săn sóc vợ con, tôi càng thêm đau lòng. Từ lúc sinh con, chồng tôi chỉ "xuất hiện" đúng hai lần khi đón con và đón mẹ con tôi ra viện mà thôi.
Bố mẹ chồng cơm nước chăm tôi, nhưng chồng tôi thì tuyệt nhiên không có chút thái độ quan tâm chăm sóc gì vợ con hết. Anh luôn lấy lý do "đi làm" (chồng tôi làm tín dụng đen) để lảng tránh trách nhiệm của mình. Lầm lũi ôm con, chăm con một mình, tầng sinh môn đau, dạ con đau, ngực tắc sữa đến phát sốt, toàn thân ngứa ngáy khiến tôi vô cùng khổ sở.
Ảnh minh họa.
Không chỉ uất ức vì người chồng vô tâm bạc bẽo, tôi còn uất nghẹn khi nghe mẹ chồng nói chuyện với hàng xóm dưới nhà. Bà nói tôi ăn bám, bảo rằng ngày xưa bà đẻ một tuần đã đi làm, trong khi tôi cứ nằm ì mãi để bố mẹ chồng hầu hạ trong phòng. Mà sự thật đâu phải thế. Khi tôi muốn cho con ra phòng khách chơi, ăn cơm cùng cả nhà, chính mẹ chồng tôi đã bảo nhà có khách đừng ra, "gái đẻ đen người ta".
Cảm giác như bị cô lập trong ngôi nhà chồng, tôi càu nhàu muốn được chồng quan tâm, thì anh ta bỏ đi hẹn với bạn gái uống rượu đến nửa đêm mới về, rồi to tiếng mắng nhiếc tôi. Bố mẹ chồng cũng hùa theo, bảo vệ con trai mình và không tiếc lời coi tôi là người vợ vô dụng, hỗn láo. Tôi uất hận trong lòng vô cùng tận.
Cũng may, thời gian đó trùng với thời gian một tháng hết cữ, tôi quay về nhà mẹ đẻ. Bố chồng và chồng đưa hai mẹ con tôi về. Nhưng khi ra về, chồng tôi không thèm nhìn con đến một lần, cũng chẳng buồn nói với tôi câu nào. Uất quá, tôi viết trên facebook: "Về nhà ngoại, sữa tràn trề vì thoải mái tâm lý, đêm đêm bà ngoại bế con cho ngủ.
Còn ở nhà chồng, đêm chả ai trông con hộ, không ngủ nổi, ăn không ngon nên sữa ít, con quấy khóc thì bị trách mẹ đoảng, vô dụng, có chăm con cũng không xong. Đúng là, lấy chồng như chơi canh bạc". Anh chị em nhà chồng đọc được status đó, đã quây vào nói tôi đang bêu rếu gia đình chồng, bảo tôi chửi bố mẹ chồng áp bức, và bảo tôi đừng có vác mặt quay lại nhà chồng nữa.
Những điều tôi nói hoàn toàn là sự thật. Tôi không ám chỉ bố mẹ chồng, mà là nói đến người chồng vô tâm vô trách nhiệm của tôi. Bố mẹ chồng tôi tuyên bố không chấp nhận cô con dâu là tôi nữa, nếu không nuôi nổi con thì gửi con về ông bà nuôi chứ không cho chồng tôi gửi tiền nuôi con. Tôi thật sự không ngờ họ lại tệ bạc đến vậy.
Về nhà ngoại ba ngày, tôi nôn liên tục. Có lẽ vì sự ức chế tâm lý cùng chế độ ăn uống sau sinh, tôi đã bị hậu sản. Hàng ngày, tôi cố nuốt từng miếng cơm ứ nghẹn trong cổ họng, vì phải ăn để có sữa cho con, và nén cơn buồn nôn đến lợm giọng.
Có phải, kiếp trước tôi gây tội, nên kiếp này tôi phải hứng chịu sự trừng phạt của cuộc đời?
Khi tôi đăng ảnh trên zalo, mẹ người yêu cũ của tôi vào bình luận. Và tôi đã không giấu được bà chuyện đang ly thân với chồng.
"Xin con bỏ nó đi, về đây mẹ nuôi hai mẹ con con. Nếu sau này con lấy chồng, để cháu cho mẹ chăm sóc giúp". Đọc những tin nhắn bà gửi, tôi càng thêm nghẹn ngào. Người ta là người dưng còn tốt với tôi đến thế, mà sao những kẻ tôi từng coi là người nhà, người thân lại tệ bạc vậy. Họ nói với tôi "không có con dâu này thì có con dâu khác, không có cháu này thì có cháu khác, con trai họ, em họ, đầy người xếp hàng kia kìa". Tôi đau lắm.
Giờ, tôi biết phải lựa chọn ra sao. Có lẽ, cách tốt nhất là ly hôn, chấm dứt cuộc hôn nhân địa ngục này có phải không? Nhưng, con gái tôi còn nhỏ quá, tôi không nỡ để con lớn lên thiếu sự dạy dỗ của ngươi cha. Tôi phải làm sao?
Theo blogtamsu
Tôi từ bỏ cơ hội việc làm tốt vì muốn ở cạnh mẹ Mẹ giờ yếu lắm, tôi ở lại thì tháng còn về thăm được, chứ đi rồi ai thăm mẹ đây, thà ít tiền mà còn mẹ còn con. Ảnh minh họa Mẹ đã có quãng đời bất hạnh, khổ sở, nhưng có lẽ niềm vui lớn nhất là có được anh em tôi. Vậy mà cuộc sống bon chen, sự ham chơi, bồng...