Tội bất hiếu này khi nào tôi mới trả hết
Đàn ông ai cũng có sĩ diện, cho dù tôi là một gã đàn ông kém cỏi đi chăng nữa thì cũng có thể diện của mình.
ảnh minh họa
Có lẽ những người đàn ông đọc được tâm sự của tôi sẽ cho rằng tôi hèn, làm xấu mặt họ, còn phụ nữ biết thì cho tôi là đồ vô dụng.Nhưng trên đời này không ai có quyền lựa chọn số mệnh cho mình.
Tôi vốn sinh ra là đứa trẻ mồ côi, cha mẹ tôi là ai tôi cũng chưa từng biết mặt, và cũng chưa bao giờ có ý định tìm. Nghe bác tôi kể lại, 27 năm về trước bác thấy một đứa trẻ mới chập chững biết đi đang khóc gào thảm thiết bên một góc chợ.
Đến cuối ngày không có ai đến nhận con, bác mang tôi về nhà, đăng tin khắp nơi nhưng nhiều ngày vẫn chưa có ai đến nhận. Bác thấy tôi đáng yêu nên đến chính quyền xin nhận nuôi tôi. Nhưng kỳ thực không như những người khác, bác không ghi trong giấy khai sinh là mẹ tôi, mà chỉ ghi là người giám hộ, và nhận là bác tôi.
Video đang HOT
Nếu khi đó bác ghi là mẹ tôi, có lẽ tôi đã không hận cha mẹ ruột của mình vì sao năm đó lại bỏ rơi tôi. Nhưng bác vẫn thường nói, bác không muốn nhận là mẹ, vì sợ một ngày kia cha mẹ của tôi tìm lại họ sẽ phiền muộn.
Bác tôi là thế đấy, đôn hậu và luôn nghĩ cho người khác. Hai bác cháu tôi sống nương tựa vào nhau, bác nuôi tôi khôn lớn, cho tôi ăn học đáng hoàng. Thế rồi cậu bé mồ côi năm nào cũng cầm trong tay tấm bằng kỹ sư, xin được công việc ổn định. Từ đó tôi tự nhủ bản thân sẽ phải làm tất cả để bác được sống sung sướng.
Hai năm chăm chỉ làm việc, tôi mua được nhà mới cho hai bác cháu, và tiến tới hôn nhân với một người phụ nữ kém tôi 2 tuổi. Cô ấy là gái Hà Nội gốc, vốn tiểu thư, không hiểu vì sao lúc đó tôi lại có ý định kết hôn với cô ấy. Mặc cho bác tôi can ngăn, bác nói “Con là người đàn ông đôn hậu, thật thà và hiền, nên tìm một cô gái quê biết chăm lo cho gia đình, chớ nên yêu gái phố, hơn thế con bé ấy tiểu thư vậy, sau này con chiều được không…”. Bỏ qua lời bác, tôi vẫn quyết định cưới cô ấy.
Nhưng quả thật đời quá cay nghiệt, sau khi kết hôn được vài tháng cô ấy nhất quyết đòi ra ở riêng, lý do chỉ vì không quen nếp sống quê mùa của bác. Quê mùa ư? Người phụ nữ mà vợ tôi cho là quê mùa ấy là người mà tôi kính trọng nhất, yêu thương nhất, tôi không cho bất kỳ ai xúc phạm bác tôi. Ấy thế là 3 tháng kết hôn xong, gia đình tôi vốn yên bình nay trở nên hỗn chiến, không ngày nào được yên ổn, cô ấy kiếm cớ gây sự với bác.
Có lần bước chân từ cửa vào tôi đã nghe thấy tiếng cô ấy sang sảng “Bác già rồi chỉ làm khổ con cái thôi, anh An đâu phải con bác sao phải chịu cảnh sống thế này, ngày nào cũng thuốc thang, ngày nào cũng hôi tanh, ai mà chịu được… rồi tiếng bát đũa lẻng xẻng”.
Ngay lúc ấy cơn giận của tôi dâng lên, chạy vào nhà nắm vội tay vợ và tát cô ấy 2 cái, 2 cái tát đủ để cho một cô vợ tiểu thư làm toáng lên. Cô ấy gọi điện thoại về cho gia đình bên ngoại, không đầy 20 phút sau bố mẹ vợ đã có mặt đông đủ bên nhà tôi.
Họ chỉ trích tôi, lên án tôi vì đã đối xử tệ bạc với cô con gái rượu của họ, hơn thế họ còn đay nghiến một nguời phụ nữ ốm yếu nằm liệt trên giường. Tôi không thể nói được gì, ngoài những lời xin lỗi. Bác tôi nói đúng, tôi quá hiền để có thể sống với những con người thành phố.
Đêm hôm đó, tôi không về phòng mình mà ở lại phòng bác. Nào ngờ đâu trong đêm tối bác nắm chặt tay tôi nước mắt trào ra, bác nghẹn lời rồi ra đi mãi mãi. Có lẽ bác ra đi vì tôi, vì một đứa con, đứa cháu hèn này. Vì cho dù đã lớn khôn nhưng cũng không đủ dũng cảm để bảo vệ bác. Tôi đau đớn đến tột cùng, chính tôi, chính đôi bàn tay tôi đã khiến bác ra đi trong tiếc nuối. Chắc trước lúc đi bác đã hận tôi lắm.
Theo GĐO
Đợi chờ trong hạnh phúc
Thế là chồng lại nhận được lệnh điều động đi công tác hai tuần. Em có cảm giác trông ngóng. Xé mỗi tờ lịch lại mừng vì ngày "bồ nhí" về ngày một gần hơn.
Em có cơ hội "đốt tiền" điện thoại ngồi buôn với "tình nhân" như hồi còn cưa cẩm, lại được dịp nhắn tin mùi mẫn: "Anh về nhanh em kể cho nghe chuyện này, hài lắm", nhưng chỉ vài phút sau đã không giữ miệng nổi, lại ngồi luyên thuyên đến khuya.
Em lại có thời gian nghĩ ra một món gì đó mới lạ để chào đón người sắp đi xa về, có thêm thời gian mà hồi tưởng và sống dậy những ngày tươi trẻ, xa nhau để thêm yêu quý trân trọng những ngày bên nhau. Chờ đợi để biết rằng, trong cuộc sống của mình, vẫn còn có điều cần hy vọng trở thành hiện thực.
Ở trong căn nhà rộng cảm giác thật trống trải, em vác laptop vào buồng riêng rồi đóng chặt hết tất các cửa, đành thức khuya vì biết có đi ngủ sớm cũng không thể nào tự ru mình vào giấc. Giường có hai cái gối mà hàng ngày toàn chỉ dùng có một, một cái em để kê chân, bởi chẳng gối nào êm ái mềm mại bằng cánh tay chồng.
Giờ vắng chồng em cứ thấy sợ, phải gọi nhóc con sang ngủ cùng, bạn ấy quen ngủ một mình nên cứ trằn trọc vẻ khó ngủ, trong khi mẹ đang thiu thiu vào giấc thì cậu ta đưa bàn tay vé xíu vỗ vào chân rồi vào bụng mẹ và lẩm bẩm: "Mẹ ngủ ngon nhé, em bé ngoan đừng quấy mẹ nhé, anh vỗ nhẹ thôi". Em tủm tỉm nghĩ thầm: "Anh về mà xem, mới có có một tuần mà lũ trẻ lớn hết cả rồi!".
Chồng đi vắng việc to nhỏ gì cũng đến tay nên em chợt thấy oải, liền than với "trưởng nam": "Mẹ đi làm cả ngày đang mệt đây này". Thế mà "ông già" ấy cũng thở dài kêu: "Con đi học, chơi cầu trượt mãi cũng mệt đây này". Có lúc thấy mẹ nằm nhắm mắt thiu thiu, bạn ấy bỗng người lớn hẳn, như muốn thay bố ngồi cạnh bên mẹ rồi bảo: "Mẹ ơi, con thương mẹ lắm!" khiến mẹ cảm động, cười rúc rích, định bụng để dành hôm nào sẽ kể "làm quà" cho bố.
Em "rảnh rỗi sinh nổng nổi" nên ngồi vắt óc suy nghĩ mang đến cho nhau những bất ngờ. Nhớ những ngày dí dỏm xưa lại viết vào nhật ký. Cầu mong sao những người yêu nhau đừng bao giờ phải xa nhau, chỉ tạm xa đôi ba ngày như một thứ gia vị đáng yêu, để ai cũng thấy rằng đợi chờ cũng chính là hạnh phúc.
Theo VNE
Tâm tư của mẹ Càng gần ngày sinh em con mẹ càng thương con nhiều hơn, với mẹ con lúc nào cũng là đứa trẻ bé bỏng chịu nhiều thiệt thòi. Con ra đời khi kinh tế gia đình còn thiếu thốn, bố vừa đi làm ở công ty mới, lúc nào cũng phải căng sức ra để cố gắng. Vật dụng gia đình mình khi ấy...