Tôi ăn vụng để đợi chờ…
Tôi là người có học thức và yêu chồng như một thần tượng. Ngày lên xe hoa, dù có giàu trí tưởng tượng đến mấy tôi cũng không thể hình dung được sẽ có ngày tôi lại ở trong một vòng tay người đàn ông khác.
Chồng tôi là kỹ sư xây dựng, suốt ngày bận rộn với những công trình, cuộc sống nay đây mai đó. Những ngày còn mặn nồng, tôi luôn nghĩ ra nhiều cách để hai vợ chồng cùng tận hưởng những lúc bên nhau: nào là đi du lịch, đi xem phim, đi ăn nhà hàng… Thậm chí, không ít lần chúng tôi còn “đổi gió” tìm sự lãng mạn ở những khách sạn.
Dù một lòng một dạ với chồng nhưng bằng sự tinh tế của người phụ nữ, tôi đau đớn nhận ra chồng tôi không còn yêu thương mình như trước. Nhờ thám tử theo dõi, tôi biết anh đã có “cơ sở” hai ở ngay trong thành phố. Đau lòng hơn, anh còn có con với người ta, trong khi tôi khao khát có con biết bao thì anh lại bảo “Hãy cho anh thời gian, anh muốn kiếm thật nhiều tiền rồi mở công ty. Khi đó, anh mới có thời gian gần gũi, chăm sóc mẹ con em”. Tôi từng thơ ngây tin đó là sự thật để rồi choáng váng khi nhìn thấy cảnh chồng mình đưa một người phụ nữ khác đi đón con ở một nhà trẻ gần đó. Gạt bỏ tự ái, tôi tìm mọi cách để kéo chồng về với mình. Đổi lại, anh càng ngày càng hờ hững và xa lánh tôi. Anh tra tấn tôi bằng sự im lặng đến ngột ngạt. Tôi không dám đối mặt với ý nghĩ mình sẽ ly hôn bởi tôi quá yêu anh và bố mẹ tôi rất hãnh diện vì cuộc hôn nhân của con gái mình. Tôi không muốn cha mẹ thất vọng vì sự đổ vỡ hạnh phúc của tôi.
Trong một khoảng thời gian dài, tôi không thể tập trung để làm một việc gì, thậm chí phải xin nghỉ không lương ở công ty để gặm nhấm nỗi đau và tự dằn vặt mình. Sống trong tâm trạng chới với đó, tôi đã ngã vào vòng tay của một người đã từng theo đuổi tôi trước khi tôi lập gia đình. Tôi cứ ngỡ “ăn vụng” thì sẽ rũ bỏ được những đau đớn, mệt mỏi của cuộc hôn nhân thất bại. Tuy nhiên, không những tôi không thể vui vẻ với người tình và giữ được gia đình, dù chỉ là vỏ bọc mà còn cảm thấy thương hại bản thân vì mình không có được một tình yêu đích thực. Bên cạnh người tình, tôi luôn dằn vặt vì mình đang làm một điều tội lỗi còn ở nhà tôi lại thổn thức đợi chờ từng bước chân của chồng.
Đau khổ và bất hạnh như thế nhưng tôi không đủ dũng khí để chấm dứt cuộc hôn nhân nghiệt ngã của mình. Vì thế, tôi đã chọn cho mình một phương án “sống chung”, chờ đợi một ngày nào đó, chồng tôi sẽ “chùn chân mỏi gối” quay về với tôi.
Video đang HOT
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hồi trước, vợ tôi đâu có vậy...
"Được rồi. Tôi để cái nhà đó cho anh với bà con, dòng họ của anh ở luôn". Tôi hình dung ra nét mặt giận dữ của vợ tôi lúc đó nhưng bản thân tôi cũng không kềm được tức giận: "Thì cứ đi luôn đi!". Cứ tưởng Ngân chỉ dọa thôi, không ngờ hôm sau rồi hôm sau nữa vẫn không thấy về.
Càng nghĩ, tôi càng thấy khó xử
Ngân gọi điện về cho tôi, bảo là sẽ ngủ bên nhà ngoại vì mai là chủ nhật. Tôi bực bội: "Em với mấy đứa nhỏ làm sao vậy? Riết rồi cái nhà này thành nhà hoang. Buổi trưa thì tụi nhỏ không về, giờ lại tới lượt em là sao?". Ngân nói khẽ nhưng rõ ràng từng tiếng: "Em với mấy đứa nhỏ đi để cái nhà đó cho mấy người bà con của anh ở".
Ra là vậy. Tôi càng bực mình: "Em ăn nói kiểu gì vậy?". "Thì anh đã nghe rồi đó. Chừng nào mấy người bà con của anh cuốn xéo thì em về"- Ngân dằn từng tiếng.
Chưa bao giờ tôi thấy vợ nổi nóng và nói năng thô lỗ như vậy. Theo phản xạ tự nhiên, tôi quát: "Em là cô giáo mà ăn nói mất dạy như vậy hả? Chả trách sao bây giờ học trò lại giống như một bọn lưu manh".
Khi nói điều này, tôi đã quên mất rằng, đối với vợ, xúc phạm đến nghề nghiệp là điều cấm kỵ. "Được rồi. Tôi để cái nhà đó cho anh với bà con, dòng họ của anh ở luôn". Tôi hình dung ra nét mặt giận dữ của vợ tôi lúc đó nhưng bản thân tôi cũng không kềm được tức giận: "Thì cứ đi luôn đi!".
Cứ tưởng Ngân chỉ dọa thôi, không ngờ hôm sau rồi hôm sau nữa vẫn không thấy về. Tôi bỗng thấy lo. Gọi điện thoại, cô ấy không bắt máy. Chuyện vợ chồng giận nhau đôi khi vẫn xảy ra nhưng chưa lần nào nghiêm trọng như vậy. Mấy người bà con dưới quê đang ở nhờ trong nhà tôi cũng lấy làm lạ. Tôi đành phải nói dối là vợ tôi đi công tác.
Tôi chẳng nhớ từ khi nào, nhà mình lại trở nên lắm khách như vậy. Có lẽ là từ khi chúng tôi xây lại nhà mới khang trang, rộng rãi hơn. Mới đầu chỉ là các chị em, con cháu của tôi có việc lên thành phố đến ở vài hôm. Nhưng dần dần, bà con xa, láng giềng gần, thậm chí có người chị chẳng biết quan hệ thế nào, hễ có việc lên Sài Gòn thì lại tìm đến. "Bác Tư, cô Tư, thím Tư, bà Tư..." - tức mẹ tôi, được nhắc đến như là tấm giấy giới thiệu cho họ bước vào nhà.
Có lần khách khứa đông đúc ngay lúc vợ tôi phải coi thi, chấm thi nên cô ấy khó chịu: "Anh à, hay là anh nói mẹ đừng giới thiệu người ta tới ở nhà mình nữa. Anh đi làm, em đi dạy, tụi nhỏ cũng đi học cả ngày, không có ai coi nhà...".
Tôi đã hỏi rồi, mẹ tôi không giới thiệu, mà người "điềm chỉ" chính là bà chị tôi. Chị đi khoe khắp đầu làng cuối xóm: "Nhà vợ chồng thằng Nam rộng lắm. Con Ngân, vợ nó lại hiền lành, đảm đang. Mọi người cứ tới đó. Cơm nước có tụi nó lo. Lâu lâu bà con mình dưới quê lên, không lẽ tụi nó làm lơ sao mà sợ?".
Thú thật, tôi không biết nói sao để từ chối. Mà cũng không nỡ từ chối những người bà con lam lũ ấy. Điều phiền phức nhất là, họ cứ quen như khi ở quê: mang giày dép vô nhà quần áo vứt lung tung không bao giờ tắt đèn, quạt, tivi khi ra khỏi phòng mở tivi thì vặn volum hết cỡ. Có hôm còn quên khóa vòi nước để nước chảy lênh láng khắp nhà. Ngọc Châu, cô con gái út của tôi la oai oái: "Trời ơi, ai mở nước mà không tắt để ngập nhà rồi! Ai làm thì đi lau nhà, dọn dẹp nghen".
Tất nhiên là không ai dám đứng ra tự nhận mình đã quên khóa vòi nước. Thế là Ngân phải hì hục lau dọn. Bé Ngọc Châu nóng ruột mẹ, lại kêu toáng lên: "Ai làm thì ra lau nhà đi chứ, nếu không thì mai mốt đừng có ở đây nữa". Tôi thấy kỳ nên gọi con vào phòng rầy nó: "Thì con lau đi, có chút xíu thôi mà cũng la lối um sùm". Con bé vùng vằng không trả lời.
Từ đó, vợ tôi không còn vui vẻ, xởi lởi khi khách đến nhà như trước. Chuyện đến tai các chị em tôi. Thế là hết cô em út đến bà chị hai cứ gọi điện thoại lên tra vấn. Cô em út của tôi còn bảo: "Bà con ở quê đâu có được học cao hiểu rộng như vợ anh. Có gì thì ráng nhịn chớ mặt nặng, mày nhẹ như vậy, má với tụi em dưới này mất mặt. Vợ anh cũng còn phải về quê giỗ quải nữa mà. Gặp mặt bà con rồi biết ăn làm sao, nói làm sao? Hồi trước chị đâu có như vậy?".
Ừ, hồi trước, vợ tôi đâu có vậy. Tôi kể lại với Ngân điều này với mong muốn vợ chia sẻ với mình, nào ngờ cô nổi giận: "Hồi trước tụi mình còn nghèo, có ma nào tới nhà đâu? Thậm chí, khi em về đám giỗ nhà anh, cũng không ai đếm xỉa gì tới mặt... Vậy thì bây giờ họ có quyền gì mà nói này nọ?".
Càng nghĩ, tôi càng thấy khó xử. Có thể vợ tôi có lý. Công việc hằng này vốn đã tạo ra nhiều áp lực cho các thành viên trong gia đình, ngay cả bản thân tôi cũng muốn ngôi nhà của mình là một nơi chốn bình yên để trở về sau một ngày làm việc căng thẳng. Thế nhưng, giờ đây mọi chuyện đã không còn như trước. Không khí ấm áp, bình yên đã bị phá vỡ bởi những người khách ở quê lui tới thường xuyên.
Tôi không thể trách họ, cũng không thể trách mẹ và các chị em của mình càng không thể trách vợ con. Mấy ngày qua, không có bàn tay của Ngân, mọi thứ bỗng trở nên nhếch nhác, lạnh lẽo vô cùng.
Tôi phải giải quyết chuyện này sao đây?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tôi hối hận Phụ nữ, một khi đã lập gia đình, đa phần đều mong muốn sự ấm êm, chung thủy. Tôi dám chắc ngày kết hôn, không một chị em nào lại hình dung đến đoạn mình sẽ đi "ăn vụng", ngay cả lúc cơm không lành, canh không ngọt, phụ nữ cũng hiếm khi chủ động tìm kiếm sự bù đắp từ bên ngoài....