Tội ác trong gia đình: Không dễ ngăn chặn
Các vụ án giết người, cố ý gây thương tích… do mâu thuẫn tức thì, bộc phát đang có xu hướng gia tăng. Đau lòng hơn khi tội ác diễn ra trong nhiều gia đình, làng xã trước sự thờ ơ của những người xung quanh.
Đối tượng giết người do mâu thuẫn bộc phát bị Công an Hà Nội bắt giữ
Vợ chồng “xử” nhau
Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Ứng Hòa, Hà Nội xảy ra 2 vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng, gây hoang mang dư luận. Nghiêm trọng không chỉ ở việc đã có 3 mạng người “ chết oan”, mà còn bởi sự liên quan đặc biệt giữa hung thủ và nạn nhân. Trước tiên là vụ gã chồng tàn ác Nguyễn Văn Hiệp (SN 1986), ở xã Minh Đức đang tâm đạp chết người vợ đang mang thai đứa con trai 6 tháng tuổi. Biện minh cho hành vi cầm thú của mình, Hiệp lý giải chỉ vì ghét vợ nói nhiều. Tối hôm xảy ra sự việc (28-4), Hiệp lấy trộm chiếc điện thoại của chị Cao Thị Hồng (SN 1987) mang đi cầm cố lấy tiền đánh bạc. Bị vợ phát hiện, sang “sới bạc” to tiếng mắng nhiếc. Thấy vợ mắng, Hiệp vung tay tát chị Cao Thị Hồng, lôi về nhà nói chuyện. Mặc cho vợ kêu gào, nhiều lần định tự sát những anh ta chẳng hề mảy may quan tâm. Thấy vợ gào thét, Hiệp dùng chân đạp thẳng vào gáy vợ, khiến chị và đứa con 6 tháng tuổi chết ngay sau đó.
Theo các chuyên gia tội phạm học, những ức chế tích tụ không được giải tỏa nếu gặp một tình huống xung đột cụ thể, nhiều người sẵn sàng nổi cơn thú tính, thực hiện những hành vi khó kiểm soát. Trường hợp Nguyễn Thị Hạnh (SN 1985), ở xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa, vì ghen tuông đã đâm chết chồng – anh Ngô Kim Hùng (SN 1981), ngày sáng 9-5 vừa qua là một minh chứng. Chỉ vì nghe lời kích động qua điện thoại của người phụ nữ nghi cặp bồ với chồng mình, buồn bực vì anh Hùng thường xuyên qua đêm bên ngoài, Hạnh đợi chồng ngủ say cạnh cậu con trai 4 tuổi đã vung dao đâm nạn nhân đứt cuống tim, chết tại chỗ. Chồng chết, Hạnh lên cơ quan công an tự thú bỏ lại 2 đứa con thơ bơ vơ không nơi nương tựa.
Chặn những “mồi lửa”
Phân tích diễn biến, tình tiết của 2 vụ án mạng trên, PGS.TS, Thượng tá Nguyễn Minh Đức – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân – Bộ Công an) cho biết: Hành vi giết người được các hung thủ chuyển từ mâu thuẫn âm ỉ sang mâu thuẫn tức thì. Đa số các mâu thuẫn (trong sinh hoạt, công việc hay va chạm giao thông…), thời gian từ khi hung thủ dự định gây án đến khi hành động diễn ra rất nhanh, có khi chỉ vài phút nên lực lượng công an không thể kịp thời có mặt, ngăn chặn. Tuy nhiên, những vụ án thương tâm trên có thể hóa giải được nếu chính quyền cơ sở, các tổ chức đoàn thể, người dân có tiếng nói, can thiệp. Phường, xã, thị trấn nào trên địa bàn Hà Nội cũng có các tổ hòa giải, nhưng hầu hết lập ra chỉ để cho có, nặng tính hình thức, không phát huy hiệu quả. Hai vụ mâu thuẫn vợ chồng xảy ra ở Ứng Hòa vừa qua, chắc chắn chính quyền địa phương, các tổ hòa giải đều hay biết, thậm chí lường trước sự phức tạp, nhưng lạ thay không hề có biện pháp ngăn chặn.
Thượng tá Nguyễn Minh Đức cho biết thêm: Quá trình khảo sát, tìm hiểu thực tế các tổ hòa giải ở một số phường, xã trên địa bàn Thủ đô, chúng tôi ghi nhận nhiều thành viên rất nhiệt tình, tích cực, song hầu hết họ không có kỹ năng thực hiện hòa giải mâu thuẫn. Không được tập huấn nên có trường hợp bố con, vợ chồng, hàng xóm đánh nhau gây thương tích, biểu hiện vi phạm pháp luật nhưng tổ hòa giải vẫn “xông” vào can thiệp. “Nhiều hòa giải viên không đánh giá được tình huống nào cần làm hòa giải, trường hợp nào phải báo tới công an để can thiệp, xử lý thì mới phát huy tác dụng”.
Video đang HOT
Chuyên gia nghiên cứu tội phạm học ví dụ: Một gia đình có con hư, bố mẹ không dạy dỗ được, nhưng tổ hòa giải lại mời Bí thư đoàn phường, cán bộ tổ phụ nữ đến để dạy dỗ, chỉ bảo đối tượng…, chắc chắn họ sẽ không nghe. Trường hợp này, tổ hòa giải phải mời một cựu chiến binh lớn tuổi, uy tín trong khu phố, cách nói chuyện có độ ám thị cao đến thuyết phục. Nếu đã là đỉnh điểm của mâu thuẫn, không thể hòa giải thì cần phải phân tích cho họ hình phạt của pháp luật nếu có hành vi phạm pháp luật.
Theo ANTD
Quảng Nam: Cần làm rõ khuất tất vụ rút ruột 99 ngôi nhà cho hộ nghèo
Được UBND H. Phước Sơn (Quảng Nam) giao làm Trưởng BQL thực hiện Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, Nguyễn Quang Thiên - Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện đã tiếp tay cho Cty TNHH Hoàng Thắng "rút ruột" 99 căn nhà để trục lợi.
Hơn 5 tháng sau khi Giám đốc Cty Hoàng Thắng bị bắt, VKSND tỉnh Quảng Nam mới phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Quang Thiên về hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Dư luận yêu cầu cần làm rõ hành vi của Thiên và trách nhiệm của một số cán bộ địa phương trong vụ việc này.
TỰ Ý BỚT VẬT TƯ, THAY THIẾT KẾ
Cty TNHH Hoàng Thắng do bà Trần Thị Tuyết Hoa (trụ sở tại khối 2, TT Khâm Đức) có ký hợp đồng với BQL thực hiện Quyết định 167 của H. Phước Sơn thi công 99 căn nhà dành cho hộ nghèo tại các xã Phước Chánh, Phước Đức, Phước Hiệp. Kinh phí cho mỗi căn nhà là 34.050.000 đồng, trong đó bao gồm nguồn hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp của các DN và khoản "đối ứng" 8.000.000 đồng của mỗi hộ dân từ tiền vay của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo Quyết định 167, các tỉnh có rừng tự nhiên được khai thác gỗ hỗ trợ làm nhà. Tháng 4-2010, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt phương án khai thác gỗ làm nhà cho hộ nghèo trên địa bàn H. Phước Sơn. Nguyễn Quang Thiên tham mưu, đề xuất UBND H. Phước Sơn cho phép Cty Hoàng Thắng tổ chức khai thác 450m3 gỗ tròn từ nhóm III đến nhóm VII. Nhằm bớt xén số lượng vật tư, Cty TNHH Hoàng Thắng đã tự ý thay đổi thiết kế nhiều hạng mục của nhà mẫu.
Ngoài một căn nhà được người dân xin tự lo phần gỗ, 98 ngôi nhà còn lại đều bị "cắt giảm" bộ vì, kèo (gồm 1 trính, 2 kèo, 2 cây đội). Theo thiết kế, mỗi ngôi nhà 4 bộ cửa sổ, 1 cánh cửa hông, 2 cánh cửa buồng, 1 cây đòn đông và 10 cây đòn tay. Nhưng thực tế, Cty Hoàng Thắng chỉ làm 2 bộ cửa sổ, 1 cánh cửa buồng, 1 cánh cửa hông và 9 cây đòn tay. Còn cửa chính thì bị thu hẹp thiếu cân xứng với ngôi nhà, khiến mặt tiền nhà "xấu tệ". Ẩu hơn, đơn vị này còn tự ý "thay hình đổi dạng" 58 căn nhà có chiều dài 6m, chiều rộng 5,7m đã được UBND H. Phước Sơn phê duyệt thành "nhà ống" với chiều rộng 4-4,5m, chiều dài 7,6-8,5m để cắt ngắn đòn tay gỗ và bớt đi mỗi nhà thêm 1 cây đòn đông, một cây đòn tay.
Trong số 450m3 gỗ đã khai thác, Cty Hoàng Thắng lập thủ tục xuất kho 425,1m3 để phục vụ dự án, còn tồn kho 24,9m3. Nhưng thực tế, Cty này chỉ sử dụng 224,5m3 gỗ để làm nhà cho dân. Hơn 225m3 gỗ còn lại được bán ra ngoài thu lợi hoặc sử dụng vào mục đích khác và được xuất khống để hợp thức hồ sơ. Theo giám định của Hội đồng định giá trong tố tụng tỉnh Quảng Nam, số gỗ bị chiếm đoạt trị giá 887,8 triệu đồng. Ngoài hành vi chiếm đoạt số gỗ trên, Cty Hoàng Thắng còn cắt giảm hơn 300m2 cửa pa-nô của 99 ngôi nhà nhưng vẫn kê khai đủ nhằm chiếm đoạt hơn 79 triệu đồng. Theo thượng tá Lê Văn Hồng - Phó Trưởng phòng CSĐTTPVTTQLKT&CV CA Quảng Nam, trong thời điểm xảy ra vụ việc, bà Trần Thị Tuyết Hoa là Giám đốc Cty TNHH Hoàng Thắng. Tuy nhiên, bà Hoa chỉ đứng tên pháp nhân, mọi hoạt động kinh doanh của Cty đều do chồng bà Hoa là Mai Tấn Thành trực tiếp chỉ đạo và quyết định. Vì vậy, Mai Tấn Thành là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm của Cty. Đến tháng 4-2011, Mai Tấn Thành mới thay thế bà Hoa làm Giám đốc Cty Hoàng Thắng...
Nguyễn Quang Thiên và Mai Tấn Thành. Ảnh: Q.S
SAI PHẠM DO THIẾU KIỂM TRA?
Liên quan đến vụ Cty TNHH Hoàng Thắng bớt xén vật tư, xây nhà cho người nghèo theo Quyết định167, CQĐT đã khởi tố bị can, bắt giam Mai Tấn Thành. Đến giữa tháng 3-2012, VKSND tỉnh Quảng Nam mới phê chuẩn Quyết định khởi tố Nguyễn Quang Thiên - Trưởng Phòng LĐ-TB&XH kiêm Trưởng BQL thực hiện Quyết định 167 về hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Thượng tá Lê Văn Hồng cho biết thêm: Theo kết quả điều tra, Nguyễn Quang Thiên đã không trực tiếp, cũng không cử người kiểm tra, giám sát quá trình thi công của Cty Hoàng Thắng nên không phát hiện DN này xây nhà kém chất lượng và tự ý thay đổi các thiết kế. Thiên cũng không tổ chức nghiệm thu từng phần và nghiệm thu toàn bộ khi các căn nhà được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đồng thời, Thiên ký khống 99 biên bản nghiệm thu xây dựng nhà hoàn thành để Cty Hoàng Thắng quyết toán.
Nhà ở trong Chương trình 167 của đồng bào nghèo các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Ảnh: B.T
Việc bớt xén vật tư, tự ý thay đổi thiết kế của Mai Tấn Thành khiến số gỗ đã khai thác dôi dư 225,5m3. Theo tài liệu của CA tỉnh Quảng Nam, một ngày đầu năm 2011, Mai Tấn Thành đã đến Phòng LĐ-TB&XH H. Phước Sơn báo cáo với Nguyễn Quang Thiên về số gỗ sử dụng không hết. Thiên đã lập hồ sơ đề xuất thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng xây dựng mà Cty Hoàng Thắng đã thực hiện mà không đề cập đến số gỗ dư dôi này, tạo điều kiện cho Thành chiếm đoạt. Bên cạnh đó, Nguyễn Quang Thiên cũng không khấu trừ khối lượng gỗ được Nhà nước cấp đã giao cho Cty Hoàng Thắng trị giá hơn 131 triệu đồng... Tổng tài sản Mai Tấn Thành chiếm đoạt được CQĐT xác định qua việc thi công 99 căn nhà là 1,046 tỷ đồng. Như vậy, mỗi căn nhà cho hộ nghèo đã bị Mai Tấn Thành "rút ruột" gần 1/3 giá trị.
Ngoài hành vi "thiếu trách nhiệm", nguyên nhân và động cơ khiến Nguyễn Quang Thiên cố tình làm sai nguyên tắc quản lý, tạo điều kiện cho Mai Tấn Thành chiếm đoạt vật tư làm nhà cho người nghèo là vấn đề mà dư luận hết sức quan tâm. Bởi, không được chia sẻ lợi lộc, hà cớ gì Nguyễn Quang Thiên lại tạo điều kiện cho Mai Tấn Thành trục lợi dễ dàng? Việc Cty Hoàng Thắng tự ý đổi thiết kế nhà và bớt xét vật tư diễn ra trước mắt, tại sao chính quyền các xã và UBND H. Phước Sơn không phát hiện trong một thời gian dài?
Một điều nữa, những sai phạm của Thiên và Thành đã gây ảnh hưởng lớn đến chuyện an cư của gần 100 hộ nghèo vùng cao, bởi ai dám chắc chất lượng những công trình bị "rút ruột" có đảm bảo chất lượng? Hơn nữa, nó còn đi ngược lại với một chủ trương lớn đầy tính nhân văn của Đảng, Nhà nước, gây xói mòn niềm tin của nhân dân. Người dân cũng mong muốn các cơ quan chức năng thu hồi giá trị tài sản đã bị Cty TNHH Hoàng Thắng chiếm đoạt trả lại cho họ sửa nhà hoặc dùng số tiền đó trả khoản tiền các hộ dân vay "đối ứng" từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Bởi lẽ, đó là tài sản mà Mai Tấn Thành đã bòn rút từ chính ngôi nhà chính sách của các hộ dân nghèo.
Theo ANTD
Thực hư chuyện thôi miên chiếm đoạt tài sản Thời gian gần đây, có nhiều vụ việc chiếm đoạt tài sản mà nạn nhân sau đó không hiểu vì sao mình lại bị rơi vào cái bẫy đó và đều lý giải rằng mình đã bị... thôi miên. Từ những vụ việc như vậy đã dẫn đến những lời đồn đoán về một loại tội phạm mới chuyên dùng biện pháp... siêu...