Tối 2-10, bà con miền Tây đi xe máy nối đuôi nhau từ Bình Dương về TP.HCM
Mặc dù có lời kêu gọi ở lại của lãnh đạo tỉnh nhưng với mong muốn trở về nhà sau thời gian dài giãn cách, chiều tối 2-10, rất đông bà con miền Tây lũ lượt đi xe máy từ Bình Dương qua TP.HCM để về quê.
Hàng ngàn người đổ ra quốc lộ 13
Từ 20h tối 2-10, liên tục có hàng ngàn người dân đi xe máy nối đuôi nhau trên các tuyến đường của Bình Dương đổ ra quốc lộ 13 hướng về phía TP.HCM.
Hầu hết họ là người lao động có quê ở các tỉnh miền Tây muốn trở về nhà sau đại dịch COVID-19.
Có thời điểm, dòng người đông tới mức ùn ứ một đoạn quốc lộ 13, gần “vòng xoay bệnh viện 512 giường”, thuộc phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một.
Nối giữa Bình Dương và TP.HCM có hai ngả: một ngả cầu Phú Cường (nối thành phố Thủ Dầu Một và huyện Củ Chi), một ngả cầu Vĩnh Bình (nối thành phố Thuận An và thành phố Thủ Đức). Tuy nhiên, cửa ngõ cầu Phú Cường đã bị chặn lại bởi hàng chục cảnh sát cơ động, người đi xe máy về quê được yêu cầu đi theo lộ trình quốc lộ 13 để về cửa ngõ cầu Vĩnh Bình.
Tới 21h tối 2-10, số lượng xe máy đi về quê trên quốc lộ 13 hướng từ Bình Dương về TP.HCM rất đông – Ảnh: BÁ SƠN
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online vào tối cùng ngày, các chốt chặn trên quốc lộ 13 tại Bình Dương không dừng người đi xe máy nữa, mà để họ di chuyển và sẽ được kiểm tra tại chốt kiểm soát Bình Dương – TP.HCM.
Tại ngã tư Địa Chất (giao giữa quốc lộ 13 và đường Lê Hồng Phong), nếu như đêm 1-10 và sáng 2-10 có hàng trăm người đi xe máy bị chặn lại thì tối 2-10, lực lượng tại chốt tuy vẫn túc trực nhưng không chặn người đi xe máy.
Theo quan sát, xe máy của bà con miền Tây hầu hết đi thành đoàn, chở theo cả các em nhỏ và nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh, là “hành trang” trở lại quê hương sau những ngày khó khăn vì dịch bệnh.
TP.HCM: Không có chứng nhận tiêm chủng, giấy xét nghiệm phải quay đầu
Video đang HOT
Lực lượng chức năng tại chốt Vĩnh Bình kiểm tra giấy test COVID-19 và chứng nhận tiêm của người dân mới cho qua – Ảnh: MINH HÒA
Khoảng 21h tối 2-10, hàng ngàn người dân từ các nơi ở Bình Dương chạy xe máy chở con cái, người thân, đồ đạc lỉnh kỉnh vượt qua chốt cầu Vĩnh Bình trên quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức để tiếp tục lộ trình di chuyển về quê các tỉnh miền Tây.
Các chiến sĩ công an trực chốt cầu Vĩnh Bình cho biết trước đó nhận được chỉ đạo của cấp trên không kiểm tra mà tạo điều kiện để người dân qua chốt dễ dàng, thuận lợi về quê. Tuy nhiên khoảng 10 phút sau, có chỉ đạo phải kiểm tra giấy test COVID-19, chứng nhận tiêm chủng của người dân mới cho qua chốt. Chỉ mới dừng xe kiểm tra 5 phút, tại chốt bắt đầu dồn ứ.
Anh Hồ Ngọc Thọ (ngụ tỉnh An Giang) cho biết chiều 2-10, anh cùng vợ đang ở phòng trọ thì nghe bạn bè rủ về quê nên chuẩn bị đồ đạc và chờ đến tối chạy theo đoàn về quê. Tuy nhiên đến chốt cầu Vĩnh Bình, lực lượng chức năng kiểm tra không có giấy test COVID-19 nên bị yêu cầu quay đầu xe.
Theo ghi nhận, khoảng 20 phút, tại chốt này đã có khoảng 100 xe quay đầu vì không đủ điều kiện và số lượng đang tăng dần.
Đến 22h40 ngày 2-10, theo ghi nhận, khá đông xe cộ đang chạy trên quốc lộ 1 (khu vực huyện Bình Chánh) hướng về tỉnh Long An. Số lượng xe chạy về đây mỗi lúc một đông, đa số là xe máy.
Theo quan sát, chốt kiểm soát giao thông trong những ngày trước tại ngã tư quốc lộ 1 và Bùi Thanh Khiết 2 (khu vực TP.HCM giáp ranh Long An) hiện không còn hoạt động, dòng người và xe đang chạy vào địa phận tỉnh Long An.
Những hình ảnh phóng viên Tuổi Trẻ Online ghi nhận tối 2-10 ở Bình Dương và TP.HCM:
Hàng chục cảnh sát cơ động túc trực tại ngã tư đường Huỳnh Văn Cù – Cách Mạng Tháng Tám (hướng ra cầu Phú Cường), yêu cầu người đi xe máy quay lại quốc lộ 13 – Ảnh: BÁ SƠN
Có những khi trời mưa nhẹ nhưng vẫn không ngăn được dòng người về quê – Ảnh: B.SƠN
Tại một số chốt kiểm soát trên quốc lộ 13 tại Bình Dương trước đó không cho người đi xe máy về quê, thì tới tối 2-10 đã cho bà con lưu thông – Ảnh: BÁ SƠN
Người dân đi theo đoàn qua chốt cầu Vĩnh Bình, theo lộ trình vào quốc lộ 1 để về các tỉnh miền Tây – Ảnh: MINH HÒA
Vì sao Bình Dương dùng 'biện pháp mạnh': lấy bêtông ngăn đường?
Nhiều người ngạc nhiên khi thấy nhiều nơi tại Bình Dương dùng biện pháp mạnh, lấy bêtông chặn đường không cho người dân qua lại trong thời gian giãn cách chống COVID-19.
Bêtông chắn ngang đường Lê Hồng Phong đoạn giao với quốc lộ 13, phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một - Ảnh: BÁ SƠN
Ngày 3-8, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online , nhiều tuyến đường tại Bình Dương được ngăn lại bằng bêtông không cho phương tiện qua lại.
"Sáng kiến" này trước đó được "thí điểm" tại thị xã Bến Cát, nay được áp dụng tại cả thành phố Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một... Một số người dân nêu thắc mắc chắn đường như vậy thì khi có xe cứu thương, cứu hỏa thì làm sao di chuyển?
Theo ghi nhận, tại một số ngã tư như đường Lê Hồng Phong giao quốc lộ 13 (hướng về phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một), đường Trần Văn Ơn giao quốc lộ 13... các dải phân cách bằng bêtông được dùng chắn ngang toàn bộ cả hai chiều lưu thông. Cả ôtô lẫn xe máy đều không thể di chuyển qua, nhiều xe từ trong khu dân cư muốn đi ra đường chính phải quay đầu.
Tương tự, một số tuyến đường tại thành phố Thuận An như Nguyễn Thị Minh Khai, một số giao lộ với đường Cách Mạng Tháng Tám... cũng có bêtông chắn ngang.
Tại các giao lộ khác không dùng bêtông chắn đường thì sẽ có người trực chốt, kiểm tra giấy tờ của người đi đường, nếu hợp lệ mới cho qua.
Một cán bộ cho biết việc dùng đến bêtông để chặn nhiều tuyến đường là giải pháp mạnh để thực hiện chỉ thị 16 tăng cường tại Bình Dương. Theo chủ trương của Thường trực Tỉnh ủy, người dân tuyệt đối không ra đường 24/24h mỗi ngày nếu không có việc thực sự cần thiết.
Ngay cả việc di chuyển trong nội tỉnh, nếu từ vùng dịch có nguy cơ cao tới vùng nguy cơ thấp hơn thì cũng phải thực hiện cách ly. Người dân được khuyến cáo "ai ở đâu ở yên đấy", nếu có khó khăn về thực phẩm, chữa bệnh thì phản ánh qua đường dây nóng 1022 hoặc tổ dân phố để được hỗ trợ.
Ngoài các điểm có rào chắn bằng bêtông, phương tiện hợp lệ vẫn có thể ra vào khu vực dân cư thông qua đường khác (có lực lượng chức năng trực kiểm tra giấy tờ).
Trên các trục đường chính như quốc lộ 13, đường Phạm Ngọc Thạch, theo ghi nhận, các xe cấp cứu, xe làm nhiệm vụ... vẫn di chuyển thuận lợi.
Bình Dương hiện là khu vực có dịch COVID-19 nóng thứ hai cả nước, chỉ sau TP.HCM, với hơn 18.300 ca mắc tính tới sáng 3-8 và số ca mắc vẫn tiếp tục tăng.
Đường Trần Văn Ơn giao quốc lộ 13 bị các khối bêtông chắn ngang cả hai làn lưu thông - Ảnh: BÁ SƠN
Đường vào một trung tâm thương mại từng rất sầm uất của Thủ Dầu Một cũng đã bị chắn lại - Ảnh: BÁ SƠN
Trong khi các tuyến đường nhánh, đường hẻm bị kiểm soát chặt, các trục đường chính khá thông thoáng cho xe cấp cứu, xe tải chở hàng - Ảnh: BÁ SƠN
Những "vùng xanh" hy vọng được giữ vững thông qua việc hạn chế người dân di chuyển - Ảnh: BÁ SƠN
Chỉ có các xe làm nhiệm vụ, chở lương thực... mới được đi qua các chốt kiểm soát - Ảnh: BÁ SƠN
Loạt tỉnh miền Tây yêu cầu người đến phải có giấy xét nghiệm âm tính nCoV Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre yêu cầu người từ nơi khác đến phải có giấy xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2. Bạc Liêu cách ly 21 ngày đối với người về từ TP.HCM, Tiền Giang, Bình Dương. Ngày 5/7, có 10/13 tỉnh, thành miền Tây gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Sóc...