Tộc người đầu tiên tự tiến hóa để thích nghi với thế giới hiện đại
Bộ tộc Bajau sống tại Indonesia có lá lách tiến hóa lớn khác thường giúp lặn tự do ở độ sâu đến 70m. Đây là lần đầu tiên giới khoa học phát hiện sự thay đổi gene ở người để tiến hóa, thích nghi với hoạt động lặn dưới biển.
Bộ tộc Bajau, hay “Người du cư trên biển”, sống trên thuyền và bắt cá bằng cách lặn tự do ở các vùng biển phía nam châu Á suốt hơn 1.000 năm. Hiện tại họ sống ở Indonesia và nổi tiếng với khả năng nhịn thở.
Quần thể người này nổi tiếng bởi thành viên bộ tộc có thể lặn rất sâu mà không dùng thiết bị hỗ trợ nào ngoài một bộ quả cân và cặp kính bảo hộ.
Giới khoa học hiện đại lần đầu tiên phát hiện dấu hiệu tiến hóa của con người ở thời hiện đại để thích nghi với cuộc sống.
Nghiên cứu hoạt động lặn cho thấy, lá lách đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể phản ứng khi lặn. Nhịp tim sẽ giảm, máu được đưa đến những cơ quan thiết yếu, lá lách co lại để đẩy hồng cầu giàu oxy vào tuần hoàn máu.
Nghiên cứu mới cho thấy lá lách của người Bajau lớn hơn 50% so với người Saluan sống chủ yếu trên đất liền.
“Không có nhiều thông tin về lá lách người xét theo sinh lý và di truyền học, nhưng những loài hải cẩu chuyên lặn sâu như Weddell sở hữu lá lách cực lớn. Tôi nghĩ nếu chọn lọc tự nhiên khiến hải cẩu mang lá lách lớn thì con người có thể cũng vậy”, nhà khoa học Melissa Ilardo tại Đại học Cambridge cho biết.
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu cho thấy lá lách của người Bajau lớn vĩnh viễn chứ không phải chỉ tạm thời do lặn.
Dữ liệu gene thu được cho thấy người Bajau phân tách khỏi nhóm tộc người Saluan “không lặn sâu” cách đây khoảng 15.000 năm. Theo đó, người Bajau có nhiều thời gian hơn để thích ứng với cuộc sống trên biển.
Tuy nói rằng đây là dấu hiệu tiến hóa đầu tiên của con người ở thời kì hiện đại để thích nghi với cuộc sống, nhưng người Bajau đã có cuộc sống kéo dài hàng nghìn năm gắn liền với biển.
Hàng ngàn năm qua, tộc người Bajau lặn biển với cây giáo dài để bắt hải sản. Người Bajau từ bé tới lớn đều ở trên biển và trẻ con có thể giúp bố mẹ đánh bắt cá từ năm 8 tuổi.
Một nhóm nghiên cứu đã từng lấy gene của người Bajau và người Saluan sống trong đất liền để nghiên cứu đối chiếu. Phân tích ADN chỉ ra, người Bajau mang gene PDE10A mà người Saluan không có. Gene này được cho là thay đổi kích thước lá lách bằng cách điều chỉnh lượng hormone tuyến giáp.
Trong trường hợp này, biến thể gen được cho là bắt nguồn từ nhóm người cổ gọi là Denisovan – tộc người được cho là có mối quan hệ với người Neanderthal. Biến thể gene này được truyền đến người hiện đại thông qua quá trình giao phối cổ xưa (tiến trình gọi là “đưa một gene vào gene loại khác”) và sau đó tăng lên với tần suất cao hơn ở vùng cao nguyên Tây Tạng do có điều kiện thuận lợi.
Trải qua hàng nghìn năm, dưới tác động của môi trường sống, con người mới bắt đầu có dấu hiệu của sự tiến hóa mới.
Người Bajau đã đi theo hướng tiến hóa để có thể thích nghi với cuộc sống ở dưới nước.
Đây là một trường hợp kỳ diệu về cách con người thích nghi với môi trường xung quanh, nhưng hiện tượng này cũng có thể thu hút nhiều mối quan tâm từ giới y học
Loài người có còn tiến hóa nữa không?
Vòng đời chúng ta thật quá ngắn ngủi để có thể chứng kiến sự thay đổi của loài người một cách rõ nét. Liệu con người có đang tiếp tục tiến hóa?
Vào năm 1965, nhà khoa học nổi tiếng Rudolph Zallinger đã minh họa quá trình tiến hóa của con người thông qua một bức vẽ mang tên The March Of Progress, mô tả một sinh vật giống tinh tinh đang biến đổi dần theo thứ tự và kết thúc là khuôn mẫu hoàn chỉnh của một người đàn ông khỏe mạnh.
Thông điệp mà Zallinger gửi gắm tương đối rõ ràng, sự tiến hóa của con người là một cuộc diễu hành tuyến tính từ nguồn gốc nguyên thủy cho đến hình mẫu chúng ta ngày nay. Chúng ta đại diện cho đỉnh cao thành tựu của Mẹ thiên nhiên, và có lẽ giờ đây "bà" đã có thể nghỉ ngơi khi công việc đưa loài người đến với vạch đích tiến hóa đã kết thúc.
Bức vẽ nổi tiếng mang tên The March Of Progress mô tả quá trình tiến hóa của con người. Ảnh: Getty.
Tuy nhiên, trái với quan niệm sai lầm của nhiều người, hình mẫu của chúng ta ngày nay chưa phải điểm dừng chân cuối cùng.
Tiến hóa có bao giờ dừng lại?
Câu trả lời là không, sự tiến hóa là điều diễn ra liên tục trong tất cả các quần thể sinh vật trên hành tinh, thông qua một quá trình là chọn lọc tự nhiên.
Trải qua nhiều sự thay đổi môi trường sống với nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, những cá thể có khả năng thích nghi tốt sẽ được các gen di truyền truyền lại cho những thế hệ tiếp theo vượt trội hơn.
Từ lâu, sự tiến hóa dựa trên chọn lọc tự nhiên từng bị nghi ngờ đã ngừng lại. Sự phát triển của công nghiệp hóa, y tế và cơ sở hạ tầng đã cải thiện đáng kể dân số thế giới, giúp số lượng trẻ em có khả năng sinh trưởng đến độ tuổi trưởng thành lớn hơn, người lớn tuổi sống lâu hơn và giảm tỷ lệ sinh.
Sự phát triển của khoa học công nghệ giúp con người có khả năng "sinh tồn" tốt hơn. Ảnh: Geogre Clerk.
Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong ở trẻ em một số nước đang phát triển vẫn còn cao, chủ yếu ở khu vực châu Phi hạ Sahara. Bất cứ gen di truyền nào có khả năng giúp trẻ vượt qua thời điểm trước 5 tuổi đều sẽ được cơ thể lưu giữ lại cho thế hệ sau.
Ví dụ, các cặp trẻ sinh đôi từng được xếp vào nhóm có triển vọng sống sót thấp. Nhờ có sự nâng cao của chất lượng sống, các gen di truyền đã giúp trẻ sinh đôi có nhiều khả năng phát triển và tự sinh sản hơn.
Lối sống và văn hóa cũng là mấu chốt của tiến hóa
Thực tế đã chỉ ra rằng, văn hóa là một đặc điểm phổ biến và có tính biến đổi cao tác động đến đời sống con người. Hành vi của con người thông qua công nghệ và khoa học (sản phẩm của văn hóa) đã trở thành lực lượng chọn lọc tự nhiên riêng ảnh hưởng đến khả năng tiến hóa.
Dù chúng ta mặc định bản thân đã phát triển tốt đến mức nào, những gì chúng ta đang làm đơn thuần là tạo ra môi trường của riêng mình để cung cấp các hướng đi khác cho chọn lọc tự nhiên.
Cách đây hơn 10.000 năm, tổ tiên của chúng ta mới bắt đầu dung nạp sữa bò, dù rằng cho đến ngày nay vẫn có nhiều người trưởng thành không thể dung nạp loại thực phẩm này. Nhưng đáng ngạc nhiên là chỉ trong 150 năm qua, con người đã tăng trưởng chiều cao trung bình lên thêm 10cm. Và chỉ mất 65 năm, chúng ta đã có thể sống thọ hơn tổ tiên của mình tới 20 năm, chủ yếu nhờ vào những tiến bộ trong khoa học.
Các robot đang dần thay thế sự hiện diện của con người trong một số công việc, chẳng hạn như giao đồ. Ảnh: China Daily.
Theo Science Focus, sự tiến hóa của loài người còn thể hiện thông qua các dấu ấn văn hóa trên cơ thể con người. Các bộ phận trên người ngày càng có xu hướng nhỏ lại và gọn gàng hơn nhờ sự hỗ trợ của khoa học công nghệ trong các công việc nặng nhọc. Trong khi loài linh trưởng có họ hàng gần nhất với loài người là tinh tinh vẫn sở hữu hàm răng to và khỏe để phá vỡ vật cứng.
Loài người vốn thuộc về thiên nhiên theo nhiều cách khác nhau, cho dù có phát triển hay tiến bộ hơn đi chăng nữa, chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng quá trình tiến hóa sẽ không bao giờ dừng lại.
Những cuộc săn lùng cá dưới nước của loài mèo hoang dã thích bơi lặn Mèo cá là một trong số ít những loài mèo hoang dã đã tiến hóa để thích nghi với cuộc sống săn mồi dưới nước. Sinh vật này giống như mèo nhà nhưng lại rất thích nước. Nó là một con mèo cá, tên tiếng anh là Fishing cat (Pháp danh khoa học: Prionailurus viverrinus), loài mèo hoang có nguồn gốc ở Nam...