Tốc độ vốn hóa thị trường tăng trung bình 62,7% trong 3 năm qua
Tốc độ vốn hóa thị trường chứng khoán đã tăng rất nhanh kể từ năm 2016 đến nay, tương ứng tăng gần 70% (năm 2016), tăng 90% (năm 2017) và tăng 28% (năm 2018), đạt mức tăng trung bình 62,7%.
Tốc độ vốn hóa thị trường đã tăng rất nhanh kể từ năm 2016 đến nay bình quân đạt 62,7%. (Ảnh minh họa. Nguồn: PV/Vietnam )
Báo cáo từ Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương tổ chức ( CIEM) cho biết, tốc độ vốn hóa thị trường chứng khoán đã tăng rất nhanh kể từ năm 2016 đến nay, tương ứng tăng gần 70% (năm 2016), tăng 90% (năm 2017) và tăng 28% (năm 2018), đạt mức tăng trung bình 62,7% mỗi năm trong cả giai đoạn 2016-2018.
Theo đó, mức độ vốn hóa trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2011 – 2015 đạt trên 26% GDP và tăng tốc các năm 2016 lên 40%, năm 2017 là 70% và 2018 tương ứng 82%.
Tuy nhiên, nhóm tác giả thực hiện báo cáo lại chỉ ra, do vốn hóa thị trường chứng khoán tăng nhanh khiến tỷ lệ dữ trữ ngoại hối/vốn hóa thị trường lại giảm đi đáng kể, từ mức cao nhất 64% (năm 2012 và năm 2014) xuống còn 32% (năm 2017 và năm 2018).
Video đang HOT
(Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước chuẩn)
“Điều này có thể làm gia tăng mức độ dễ bị tổn thương của thị trường chứng khoán trước nguy cơ thoái vốn, nhất là thoái vốn và chuyển vốn của nhà đầu tư nước nước ngoài,” báo cáo của CIEM cảnh báo.
Trong chương trình cơ cấu lại nền kinh tế của Chính phủ, cơ cấu lại hệ thống tài chính trong đó các tổ chức tín dụng luôn là trọng tâm và ưu tiên số một luôn là xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, xử lý nợ xấu.
Tuy vậy, nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu vẫn còn lớn, ước bằng khoảng 5,5% vào cuối năm 2018. Báo cáo này chỉ dẫn, việc xử lý nợ xấu đi vào thực chất và quyết liệt hơn từ năm 2015. Kết quả ghi nhận, tỷ lệ nợ xấu vào tháng 9/2012 ước tính là 17,21% tổng dư nợ tín dụng song đến cuối tháng 12/2018, toàn hệ thống đã xử lý được 890.270 tỷ đồng nợ xấu, tương đương hơn 65% tổng số nợ xấu trong nền kinh tế.
“Việc xử lý nợ xấu vẫn chưa kết thúc bởi những vướng mắc từ nguyên tắc thị trường. Cụ thể, thị trường mua, bán nợ phát triển vẫn còn khó khăn, việc xác định giá trị khoản nợ làm căn cứ để bên mua, bán nợ chưa có chuẩn thống nhất, thêm vào đó số lượng các nhà đầu tư trên thị trường còn mỏng, chưa đa dạng, chất lượng nhà đầu tư trên thị trường mua bán nợ còn thấp cũng như thiếu thị trường thứ cấp và phái sinh đối với các khoản nợ,” báo cáo chỉ ra./.
(Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước chuẩn)
Hạnh Nguyễn
Theo Vietnam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói về việc đánh giá lại GDP
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, nếu đánh giá lại quy mô GDP thì năm 2017, GDP bình quân đầu người đạt 3.003 USD/đầu người, dự báo năm 2020 là 3.700 USD và quy mô nền kinh tế tăng khoảng 24%.
Chiều 20/9, báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội tại phiên bế mạc Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ IX, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã "giải thích" về việc đánh giá lại quy mô GDP trong 10 năm từ 2007 - 2017 theo chuẩn quốc tế.
"Báo cáo để đại hội mừng, nếu đánh giá như thế này thì đến năm 2017, GDP bình quân đầu người của chúng ta là 3.003 đô la mỹ/đầu người. Dự báo 2020 có hơn 3.700 đô la Mỹ/ người. Quy mô nền kinh tế tăng khoảng 24%", Phó Thủ tướng cho biết.
Khẳng định "đây là đánh giá lại theo thông lệ quốc tế", Phó Thủ tướng cho biết, việc đánh giá này chưa bao gồm các khu vực kinh tế chưa quan sát được, khu vực kinh tế phi chính thức, khu vực kinh tế ngầm, khu vực kinh tế bất hợp pháp, khu vực kinh tế tự cung tự cấp hộ gia đình....
Cũng theo Phó Thủ tướng, Bộ Chính trị cũng có chỉ đạo dùng hệ thống chỉ tiêu cũ để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của Đại hội kế hoạch 5 năm nhưng đồng thời căn cứ vào chỉ tiêu đánh giá lại để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến 2030 mốc kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và tầm nhìn 2045, 100 năm thành lập nước.
Về giá cả hàng hóa, Phó Thủ tướng cho biết, tương đối ổn định, lạm phát thấp hơn mục tiêu đề ra. Thị trường hàng hóa, giá cả mặt hàng tương đối ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 2016-2020 ước đạt 3,38%, giảm mạnh so với giai đoạn trước là 7,65.
"Chúng ta kiểm soát lạm phát, làm cho thu nhập thực tế của người dân được tăng lên. Nếu tăng trưởng kinh tế cao mà lạm phát lớn chả mang lại được nhiều kết quả cho người dân", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng cũng khẳng định, Chính phủ đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thị trường ngoại hối và tỉ giá đi vào ổn định. Dự trữ ngoại hối hiện nay đạt 70 tỉ đô la. "Vừa rồi giá vàng có biến động nhưng không bao giờ có cái cảnh đi xếp hàng chen chúc mua vàng như trước nữa", Phó Thủ tướng cho hay.
VĂN KIÊN
Theo Tienphong.vn
Cổ phiếu FTM giảm sàn phiên thứ 26 liên tiếp, cổ đông choáng váng Mã chứng khoán FTM của Công ty Đầu tư và phát triển Đức Quân (Fortex) tiếp tục giảm sàn trong ngày giao dịch hôm nay khiến giới đầu tư không khỏi "sốc". Ngày giao dịch 20/9, mã chứng khoán FTM của Fortex giảm hết biên độ còn 3.710 đồng/cổ phiếu - mức thấp nhất từ khi lên sàn. Đây cũng là phiên giảm...