Tốc độ già hóa dân số của Việt Nam nhanh nhất châu Á
Thế giới đang già hóa nhanh chóng và Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất ở châu Á và đứng thứ 7 trên thế giới về tốc độ già hóa dân số.
Đó là thông tin được đưa ra trong hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóadân số” do Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức ngày 25 và 26/9, tại Hà Nội
TS. Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) khẳng định nguyên nhân chính dẫn đến sự già hóa dân số nhanh chóng tại Việt Nam bắt nguồn từ tuổi thọ tăng lên trong khi tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết giảm.
TS. Trọng nhấn mạnh, do làm tốt công tác DS-KHHGĐ trong những năm gần đây, số lượng trẻ em sinh ra có xu hướng giảm do tỉ suất sinh giảm. Số con trung bình một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 6,3 con vào năm 1960 xuống còn 2,05 trong năm 2012. Trong khi đó, các thành tựu về y tế và chăm sóc sức khỏe đã “kéo” tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng thêm 33 tuổi trong gần 50 năm qua, từ 40 tuổi (1960) lên 73 tuổi (2010).
Ông Trọng cho biết thêm, cùng với xu hướng tăng nhanh ở nhóm dân số cao tuổi nhất, số lượng các cụ thọ từ 100 tuổi trở lên cũng tăng nhanh. Số liệu Tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy, số người thọ trên 100 tuổi năm 2009 tăng hơn gấp đôi so với năm 1999 (từ trên 3.000 cụ tăng lên 7.200 cụ).
Thêm vào đó, thời gian để Việt Nam chuyển từ giai đoạn “già hóa” sang giai đoạn dân số “già” sẽ ngắn hơn nhiều, chỉ trong vòng 16-18 năm nữa so với các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn. GS. TS. Phạm Thắng – Viện trưởng Viện Lão khoa Quốc gia chia sẻ dự báo đến năm 2050, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất khu vực châu Á và xếp hạng 7 trên thế giới.
Về vấn đề già hóa dân số, đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp quốc tại Việt Nam cho rằng, đây là quy luật chung của toàn thế giới, tuy nhiên, tốc độ gia tăng nhanh nhất ở các nước đang phát triển. Nếu như năm 1950, toàn thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên thì năm 2012, con số này là 810 triệu người. Dự báo con số này sẽ đạt 1 tỷ người trong vòng 10 năm tới và đến năm 2050 sẽ tăng lên 2 tỷ người.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Phải có giải pháp thích hợp
Chăm sóc người cao tuổi là một phần quan trọng của các chương trình, chính sách kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, vì nhóm dân số cao tuổi tiếp tục tăng lên nên Việt Nam cần có những chính sách, chiến lược thực tế và phù hợp để đảm bảo các vấn đề và nhu cầu của người cao tuổi được đưa vào trong các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Trong hội thảo, kinh nghiệm từ các quốc gia già hóa hoặc đang đối mặt với những thách thức từ già hóa dân số như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc và Isarel sẽ đem đến những bài học quý báu cho Việt Nam khi chuẩn bị các chiến lược, chính sách và chương trình ứng phó với vấn đề già hóa dân số, nhằm giúp người cao tuổi sống khỏe, sống hạnh phúc và thúc đẩy họ tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho gia đình, cộng đồng và quốc gia.
Theo ông Thái Phúc Thành – Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội – Bộ LĐTBXH, thì hiện nay mức độ bảo trợ chăm sóc người già ở Việt Nam đang còn rất khiêm tốn, chưa thể có điều kiện tốt hơn để chăm sóc người cao tuổi. Mức trợ cấp hàng tháng (chung cho cả cộng đồng) cho người cao tuổi khoảng 180.000 đồng/1 người đối với người từ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, hoặc người già neo đơn không có người phụng dưỡng. Hiện cũng mới chỉ có 1,5 triệu người cao tuổi nhận được trợ cấp xã hội hàng tháng. Hệ thống trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người cao tuổi mới có hơn 200 trung tâm, do đó việc chăm sóc người già vẫn phụ thuộc vào các gia đình và các nhà hảo tâm.
Ông Arthur Arken – Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp quốc tại Việt Nam cho rằng, để ứng phó với già hóa dân số, Việt Nam rất cần có các chính sách và chiến lược thực tế và phù hợp. Các chính sách và chiến lược này nên được thiết kế và thực hiện dựa trên bằng chứng về mối tương quan giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế, văn hóa cũng như các dịch vụ xã hội và các nhu cầu về an sinh xã hội dành cho người cao tuổi, bao gồm chăm sóc y tế. Ngoài ra, đầu tư cho y tế, giáo dục sẽ có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các nhu cầu của thế hệ người cao tuổi trong tương lai,
Minh Hải
Theo_VnMedia
Sinh con gái sẽ được thưởng
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đang chuẩn bị đề xuất lên Chính phủ phương án thưởng cho những cặp vợ chồng sinh con gái một bề, nhằm kéo giảm tỷ lệ mấtcân bằng giới tính.
Giải pháp tình thế
Ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng, cho rằng cần có chính sách "điều hành" để cân bằng giới tính nam - nữ, tương tự như chúng ta đã làm với một số chính sách khác. "Ngoài biện pháp tuyên truyền vận động để thay đổi tâm lý trọng nam khinh nữ, chúng tôi sẽ đề xuất lên Chính phủ về áp dụng chính sách ưu tiên cho trẻ gái. Có thể áp dụng các ưu tiên cho trẻ gái như: khi đi học, con trai nộp học phí, con gái thì không. Kỳ thi đại học con gái được cộng điểm ưu tiên. Các giải pháp này có tham khảo ý kiến chuyên gia nước ngoài, và đang trong quá trình xây dựng chính sách. Nếu thực hiện sẽ là giải pháp tình thế để hỗ trợ giảm việc lựa chọn sinh bé trai. Vừa qua, một số địa phương đã có chế độ khen thưởng, tuyên dương các gia đình chỉ sinh hai con gái như tại tỉnh Thái Bình... Quà tặng giá trị không lớn nhưng rõ ràng là động viên các gia đình sinh con một bề gái và chắc chắn sẽ có tác động đến tâm lý các gia đình khác", ông Trọng nói.
Giải pháp căn cơ vẫn là tuyên truyền thay đổi nhận thức, quan niệm đúng đắn ở người dân về con trai, con gái - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Bác sĩ Dương Phương Mai, Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TP.HCM), cho rằng: "Việc vận dụng chính sách ưu tiên, thưởng cho gia đình có con gái, một mặt sẽ giúp những người có quan điểm, lập trường chưa tốt (ý nói những người cho rằng sinh con trai tốt hơn - PV) an tâm và đỡ tủi thân mặt khác phần nào sẽ kéo giảm tình trạng bỏ thai trong lựa chọn giới tính. Bởi trên lý thuyết chúng ta cấm việc chẩn đoán giới tính thai nhi. Nhưng trên thực tế chúng ta chưa thể kiểm soát hết việc này được, nên vẫn còn tình trạng các cặp vợ chồng bỏ thai để lựa chọn giới tính con".
Có thể áp dụng các ưu tiên cho trẻ gái như: khi đi học, con trai nộp học phí, con gái thì không. Kỳ thi đại học con gái được cộng điểm ưu tiên. Các giải pháp này có tham khảo ý kiến chuyên gia nước ngoài, và đang trong quá trình xây dựng chính sách
Ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Bác sĩ Tô Thị Kim Hoa, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, kiêm Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho rằng: "Việc có chính sách ưu tiên cho gia đình có con gái một bề là một trong số nhiều biện pháp cân bằng giới tính trai - gái trong xã hội. Chính sách này cũng được vận dụng có hiệu quả tại Hàn Quốc và Trung Quốc, trong đó Hàn Quốc vận dụng đạt hiệu quả nhất". Theo bác sĩ Hoa, ở các đô thị lớn, chẳng hạn như TP.HCM, người dân có sự hiểu biết rộng, và thoáng trong việc sinh con gái hay trai, nên tỷ lệ chênh lệch trai - gái vẫn nằm trong ngưỡng an toàn (ở TP.HCM là 106 trẻ trai/100 trẻ gái tỷ lệ chung cả nước là hơn 112 trẻ trai/100 trẻ gái, vượt ra ngoài tỷ lệ báo động là từ 110 trẻ trai/100 trẻ gái). "Do vậy, chúng ta cần vận dụng nhiều biện pháp thích hợp để không đưa đến thực trạng chênh lệch quá mức về trai - gái", bác sĩ Hoa nói.
Biện pháp nào căn cơ nhất?
Phần lớn các ý kiến đều cho rằng biện pháp căn cơ nhất vẫn là làm sao thay đổi nhận thức về quan niệm trai gái của người dân. Chứ với những gia đình kinh tế khá giả, thì việc hỗ trợ, thưởng tiền không là gì với họ. Bác sĩ Tô Thị Kim Hoa nói: "Biện pháp căn cơ và lâu dài nhất vẫn là làm sao nâng cao được nhận thức của người dân, nhất là với các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, những nam nữ chuẩn bị lập gia đình, và cả nhận thức chung của toàn xã hội. Khi trình độ nhận thức nâng lên thì họ không còn quan niệm cổ hủ về con trai, con gái, từ đó sẽ giảm được mất cân bằng giới tính". Bác sĩ Dương Phương Mai cho rằng việc sinh con tự nhiên, không có sự can thiệp lựa chọn giới tính vẫn là tốt nhất. Để được như vậy, điều căn cơ nhất vẫn là nâng cao nhận thức của người dân. Bởi trên thực tế có những địa phương tỷ lệ chênh lệch trai - gái cao hơn nhiều tỷ lệ chung của cả nước. Và cho đến nay, vẫn còn nhiều gia đình, nhất là ở các tỉnh, vùng quê không có sự thay đổi nhiều về quan niệm trai, gái. Chỉ những người đi đây đó, giao tiếp nhiều, mới có cái nhìn thay đổi và bình đẳng về giới tính.
Còn theo bác sĩ Đặng Lê Dung Hạnh, Trưởng khoa Khám bệnh A, Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, TP.HCM: "Việc hỗ trợ, thưởng tiền cho người sinh một bề con gái có thể sẽ tác động, có sự cải thiện với nhóm những cặp vợ chồng kinh tế khó khăn. Còn với nhóm gia đình khá giả thì phụ thuộc chính vào trình độ nhận thức của họ, vì việc hỗ trợ không là gì với nhóm này".
Theo TNO
Không "thả nổi" việc sinh đẻ Những thông tin về việc Bộ Y tế khuyến khích phụ nữ ở TP.HCM sinh 2 con, đồng thời khẳng định Việt Nam chưa bao giờ có chính sách xử phạt với người sinh trên 2 con... xuất hiện thời gian gần đây khiến nhiều người hiểu lầm rằng Nhà nước sẽ thả nổi việc sinh đẻ. Theo TS Dương Quốc Trọng, Tổng...