Tốc độ 5G tại Việt Nam so với Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc thế nào?
Những nhà mạng lớn tại Việt Nam như Viettel, MobiFone và VinaPhone đã bước đầu triển khai 5G tại một số địa điểm, tốc độ là rất hứa hẹn nhưng nếu so với các nước trên thế giới thì sao?
Mạng 5G chắc chắn là công nghệ buộc phải có trên những máy cao cấp ra mắt năm 2021, với tốc độ nhanh hơn gấp 40 lần 4G là thứ không thể cưỡng lại được và nhưng nhà mạng lớn tại Việt Nam như Viettel, MobiFone và VinaPhone đã bước đầu triển khai 5G tại một số địa điểm.
Với mạng 5G Viettel, tốc độ mạng 5G download trung bình đạt 700Mbps trong khi upload đạt 122Mbps khi thử nghiệm ở khu vực kem Thủy Tạ, Hồ Gươm, di chuyển sang khu vực Bưu điện Hà Nội, tốc độ download duy trì ở hơn 600Mbps, upload dưới 100Mbps một chút. Tải tựa game PUBG Mobile nặng 600MB mất khoảng 40 giây.
Đối với nhà mạng VinaPhone, tốc độ mạng 5G tại sự kiện trải nghiệm do nhà mạng tổ chức, tốc độ download có khi chạm mốc 1 Gbit/s, còn upload cao nhất khoảng 90 Mbps. Thử nghiệm tải tựa game PUBG Mobile nặng 600MB với mạng 5G VinaPhone chỉ mất khoảng 21 giây.
Video đang HOT
Mạng 5G Vinaphone.
Theo số liệu từ Ookla, người dùng mạng Verizon tại Hoa Kỳ có kết nối 5G trung bình đạt 793 Mb/s, trong khi nhà mạng AT&T đạt tốc độ trung bình 728 Mb/s và nhà mạng T-Mobile đạt 732 Mb/s. Không hề vượt trội so với tại Việt Nam.
Trong khi đó, tại quốc gia đông dân nhất thế giới – Trung Quốc, tốc độ 5G tại Quảng Châu – một trong những thành phố thí điểm trong việc triển khai mạng 5G cho tốc tải xuống trung bình đạt 1.000 Mb/s, tối đa đạt 1.300 Mb/s đối với nhà mạng ZTE.
Còn đối với Hàn Quốc, tốc độ mạng 5G trung bình được đo từ ba nhà mạng di động bao gồm SK Telecom, KT Corp và LG Uplus đạt 656.6 Mb/s, tốc độ cao nhất đạt được từ nhà mạng SK Telecom lên đến 788.97 Mb/s.
Như vậy có thể thấy, tốc độ 5G tại Việt Nam trong thời kỳ thử nghiệm ban đầu không thua kém quá nhiều các cường quốc về công nghệ kết nối trên thế giới. Dự kiến khi chính thức đi vào hoạt động tốc độ sẽ còn được cải thiện hơn nữa, thoải mái cho các thuê bao sử dụng.
iPhone tương lai sẽ đứng đầu về tốc độ mạng 5G mmWave
Mạng 5G của Apple trong các iPhone tương lai có thể được hưởng lợi từ tính năng phát hiện đối tượng dựa trên tần số mmWave.
iPhone của Apple có thể cung cấp tốc độ 5G nhanh hơn trong tương lai bằng cách sử dụng tín hiệu mmWave để xác định xem các vật thể gần đó có đang chặn đường truyền hay không, cho phép nó chuyển sang cấu hình ăng-ten khác.
Dòng thiết bị iPhone 12 được ra mắt với khả năng hỗ trợ 5G trên toàn bộ các phiên bản. Mạng 5G hứa hẹn cho người tiêu dùng tốc độ ở mức gigabit nếu có thể kết nối với mạng 5G tần số cực cao - mmWave. Tuy nhiên, mmWave là yếu tố mỏng manh nhất của 5G, hoạt động ở phạm vi khá ngắn cũng như dễ bị các đối tượng chặn.
Để chống lại điều này, các thiết bị sẽ được trang bị nhiều ăng-ten mmWave, tối đa hóa cơ hội nhận hoặc truyền tín hiệu mà không bị chặn bởi các lực bên ngoài. Dù vậy, điều này cũng không giúp ích hoàn toàn, vì thiết bị có thể tự động chuyển sang ăng-ten nhận tín hiệu tốt nhất bất kỳ lúc nào nhưng nó không nhận thức được điều gì đang gây ra sự cố.
Nếu có thể xác định vấn đề khi nhận tín hiệu qua các ăng-ten cụ thể có phải do vật cản gần đó, chẳng hạn như vị trí đặt tay hay không, thiết bị có thể thông báo cho người dùng về sự cố có thể được khắc phục.
Trong một bằng sáng chế được Văn phòng Thương hiệu và Bằng sáng chế Mỹ cấp cho Apple vào thứ Ba có tiêu đề "Các thiết bị điện tử có dải ăng-ten theo pha để thực hiện các hoạt động phát hiện khoảng cách", Apple đã để lộ khả năng tạo ra một hệ thống đo khoảng cách đặc biệt sử dụng ăng-ten mmWave.
Lợi dụng thực tế là có nhiều ăng-ten được đặt trên thiết bị ngay từ đầu, hệ thống sẽ sử dụng dải ăng-ten theo pha với cả nguồn cấp dữ liệu ăng-ten phân cực ngang và phân cực dọc. Ăng-ten cũng có thể cung cấp một số dạng chức năng lái chùm tia với mạch điện được kết nối.
Việc xác định sự hiện diện của đối tượng chặn sẽ cho phép thiết bị vô hiệu hóa dải ăng-ten theo từng giai đoạn và chọn cấu hình mảng khác. Ngược lại, nếu nó hoạt động không có tắc nghẽn, hệ thống có thể tăng mức năng lượng truyền một cách an toàn.
Mặc dù điều này có thể được sử dụng bởi nhiều công nghệ vô tuyến khác nhau nhưng việc áp dụng bằng sáng chế dường như chủ yếu dành cho mmWave, với việc lặp đi lặp lại các tần số "sóng milimet hoặc centimet" xuyên suốt. Bằng sáng chế liệt kê các nhà phát minh là Matthew A. Mow, Rodney A. Gomez Angulo, Harish Rajagopalan và Simone Paulotto. Ban đầu, bằng sáng chế được nộp vào ngày 27/02/2018.
Apple nộp khá nhiều đơn đăng ký bằng sáng chế hàng tuần. Mặc dù sự tồn tại của hồ sơ bằng sáng chế cho thấy các lĩnh vực quan tâm đối với hệ thống nghiên cứu và phát triển của Apple nhưng không chắc chắn sẽ được sử dụng trong một sản phẩm hoặc dịch vụ trong tương lai.
Với sự hiện diện của hỗ trợ 5G và mmWave trong thế hệ iPhone hiện tại, có thể Apple sẽ sử dụng một số loại hệ thống tương tự để tăng cường chức năng. Vẫn có khả năng Apple sẽ bị giới hạn ở bất kỳ hệ thống quản lý mạng 5G mmWave nào đang được Qualcomm sử dụng cho ăng-ten và modem. Mặt khác, Apple có thể triển khai nó với các thiết kế cho modem của riêng mình trong tương lai.
Rất có thể iPhone 13 và iPhone 14 của những năm sau sẽ tận dụng được những lợi thế của công nghệ này khi được phát triển toàn diện hơn. Cùng chờ đợi những bước tiến về mạng 5G của "Nhà Táo" trong thời gian tới.
Trên tay Nokia 8.3: ống kính Zeiss, camera 64MP, tốc độ 5G rất nhanh Nokia 8.3 là một trong những smartphone chính hãng đầu tiên hỗ trợ kết nối 5G tại Việt Nam. Về ngoại hình, Nokia 8.3 có vẻ ngoại nhã nhặn thường thấy của những sản phẩm Nokia, mặt lưng có chuyển màu từ xanh ở giữa đến đen dần ở 2 bên, một cách làm không cần cầu kỳ nhưng đủ đẹp, chưa kể...