Toát mồ hôi với những chiêu trò “trói chồng” bằng chuyện giường chiếu
Chị Thu không chỉ “trên thông Kamasutra, dưới tường Tố nữ kinh” mà còn thường xuyên cập nhật những “trò chơi” mới của giới trẻ qua những clip, hay phim đen để “đổi gió, thay món” liên tục.
Hồng Thu (Trương Định, Hà Nội) cũng là một cô gái sắc nước, nhưng năng lực chỉ thường thường bậc trung, chịu làm nhân viên văn phòng chỉ để có chỗ “diện quần áo”. Còn, chồng chị là người giỏi giang, mới ngoài 40 đã là Phó Giám đốc một công ty lớn, luôn có các cô gái trẻ vè vè vây quanh.
Nhưng chị luôn chắc chắn về khả năng “ người tình tuyệt hảo” của mình. Chị tâm sự với bạn bè, đàn ông luôn đề cao công việc và tình dục. Chồng chị đã khá thành đạt, công danh, tiền bạc không thiếu. Còn về chuyện giường chiếu, chị tự tin cho biết, dù 50 tuổi cũng vẫn có đủ chiêu để trói chồng.
Chị Thu thường xuyên “đổi gió” để quyến rũ chồng. Ảnh minh họa
Chị Thu không chỉ “trên thông Kamasutra, dưới tường Tố nữ kinh” mà còn thường xuyên cập nhật những “trò chơi” mới của giới trẻ qua những clip, hay phim đen để “đổi gió, thay món” liên tục.
Tuy nhiên, với quan điểm “bỏ đói” ăn mới ngon, thi thoảng chị lại làm bộ giận dỗi, cấm vận chồng. Đến khi chồng bức bối không chịu nổi, phải trầy trật xin “quota” chị mới duyệt. “Sân chơi” của chị cũng nghiêm khắc và quy củ chẳng kém mấy môn thể thao. Đi nhậu về muộn, “cảnh cáo” một ngày, quên đón con sau giờ học, “thẻ vàng” 3 đêm, còn quên sinh nhật vợ thì ngoài cơn thịnh nộ, chị dí vào mặt anh tới tấp các “thẻ đỏ”: “treo giò” 2 tuần không được “ra sân”, phạt nặng bằng “hiện vật” đắt tiền. Những lần như thế, chồng chị Thu đều ra sức yêu chiều, năn nỉ vợ.
“Nằm một mình cũng chống chếnh, không ngủ được, nhưng nếu xuống nước, ông ấy lại nhờn thuốc. Thói đời được ăn no là thường bội thực, dửng mỡ đi tìm món lạ để “thay đổi khẩu vị”. Mình bắt ăn kiêng, thậm chí bỏ đói thì tức khắc chồng lúc nào cũng “thèm thuồng” – chị Thu tâm sự.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chị Thu vẫn “tỉnh táo” cho biết, không được cấm đá trên sân nhà quá lâu, kẻo chồng lại buồn bực đi tác nghiệp trên “sân khách” thì mất cả chì lẫn chài. Chị luôn nghe ngóng, xem xét mức độ “căng thẳng” của chồng để “bật đèn xanh” cho chồng lấn tới.
Nhưng chính sách của chị Thu mau chóng lạc hậu. Sau một tuần phạt chồng vì tội “cho tiền em trai không bàn với vợ”, thay vì thái độ bứt rứt, ánh mắt “đói khát”, chồng chị Thu vẫn dửng dưng. Thậm chí, chị còn thăm dò bằng một bộ váy ngủ siêu ngắn, nhưng chồng chị vẫn điềm nhiên xem ti vi. Cực chẳng đã, chị Thu tự giả lả, mời chồng chút vang rồi xà vào tay chồng.
Tuy nhiên, cuộc vui không nồng nhiệt, máu lửa như chị tưởng. Chị lo lắng đứng ngồi vì sau một tuần “nhịn”, không thể nào lại ít “năng lượng” như vậy. Như vậy chứng tỏ chồng chị đã đi đá “sân khách”. Mỗi lần gần chồng, chị lại căng mình theo dõi thái độ, cân đong đo đếm từng cử chị động chạm của chồng, tự thấy chỗ này nhạt, chỗ kia thờ ờ, rồi lại đoán già đoán non.
Sự nghi ngờ, dằn vặt của chị khiến chồng chị chán ngán, mệt mỏi. Cảm xúc thăng hoa của chị trong tình yêu dần biến mất. Hiện giờ, hai vợ chồng chị chỉ còn mỗi tháng đôi lần, tẻ nhạt như trả hóa đơn điện, nước.
Nguyễn Đồng
Theo dantri.com.vn
Khoa học chứng minh: Vợ chồng thường xuyên cãi nhau, gia đình càng hạnh phúc
Theo các cuộc khảo sát, kết quả cho thấy 44% các cặp đôi đã cưới và gắn kết với nhau lâu bền tại Hoa Kỳ tin rằng việc tranh luận hoặc cãi nhau ít nhất 1 lần mỗi tuần sẽ giúp mối quan hệ ngày càng bền vững.
Vợ chồng cãi nhau xưa nay là chuyện bình thường trong đời sống hôn nhân. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những xung đột này đôi khi lại trở thành yếu tố then chốt cho hạnh phúc hôn nhân.
Gần đây, các nhà khoa học đến từ Ấn Độ đã tiến hành nghiên cứu những cặp đôi đã kết hôn để xác định xem việc hay tranh cãi ảnh hưởng gì đến mối quan hệ của họ.
Theo đó, kết quả cho thấy 44% người trả lời cho biết tranh cãi đóng góp một phần quan trọng trong hạnh phúc hôn nhân. Họ nói rằng tranh luận nhiều hơn một lần một tuần sẽ giúp cho sự giao tiếp cởi mở hơn giữa hai người.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác kéo dài 14 năm cũng đã đưa ra kết luận các cặp đôi tranh cãi thường xuyên (nhưng theo cách thức hòa bình) cũng không thể tách rời nhau.
Được biết, nghiên cứu này được thực hiện đối với 79 cặp vợ chồngtrên toàn vùng Trung Tây Hoa Kỳ. Cũng theo FamilyShare, điểm chung giữa các cặp vợ chồng hạnh phúc là thường xuyên dành thời gian để tranh luận về những chủ đề phổ biến trong cuộc sống, nói chuyện cởi mở và góp ý chân thành.
Ảnh minh họa: Internet
Giáo sư Howard Markman - Chủ tịch Liên hiệp trung tâm nghiên cứu hôn nhân và gia đình thuộc đại học Denver, Mỹ đã bỏ ra 30 năm để tập trung nghiên cứu hiện tượng tranh cãi giữa các cặp vợ chồng trong xã hội hiện đại. Theo kết quả ông thu thập được, khi cãi nhau, người trong cuộc khó lòng kiểm soát được cảm xúc của mình. Họ trút bỏ cơn giận bằng những câu chữ, nói bất kỳ điều gì chôn giấu đã lâu trong lòng. Đây là một phương tiện hữu ích để các đôi vợ chồng hiểu thêm về nhau, cũng như điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình.
Bên cạnh đó, việc tranh cãi cùng những cơn thịnh nộ cũng khiến đàn ông và phụ nữ dễ bộc lộ những cảm xúc, vấn đề tiêu cực trong mối quan hệ của họ. Chỉ khi hai vợ chồng cùng nhau đối diện thực tế không mấy tốt đẹp, họ mới có thể đứng chung trên một con đường, có chung một lý tưởng để gìn giữ hạnh phúc hôn nhân.
Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, theo Giáo sư William Doherty đến từ khoa xã hội học gia đình, thuộc Đại học Minnesota, những tranh cãi trong gia đình cũng có tác động tích cực đến việc giáo dục con cái. "Nếu như trẻ con không bao giờ nhìn thấy bố mẹ tranh cãi, chúng sẽ nghĩ rằng cuộc hôn nhân đó thật giả tạo.
Nhưng nếu tranh cãi ở mức độ gay gắt, miệt thị, chửi bới và thậm chí là đánh nhau, điều này cũng tác động xấu đến tâm lý của trẻ. Những cuộc tranh luận vui vẻ trên cơ sở hòa bình và thiện chí sẽ giúp trẻ cảm nhận được hạnh phúc và phát triển tư duy".
Ảnh minh họa: Internet
Do vậy, nếu bạn muốn có một mối quan hệ lành mạnh, bạn không nên né tránh các cuộc tranh luận. Nhưng cũng không phải vì thế mà bạn chạy về nhà gây sự với "nửa kia" của mình ngay lập tức sau khi đọc xong bài viết này.
Hãy nhớ lấy một điều quan trọng rằng, tranh luận không phải là một cuộc chiến để đối đầu, mà đơn giản là một cách để hai người vốn ở thế đối đầu có thể cùng nhìn về một hướng, và đứng chung trên một chiến tuyến. Bạn sẽ cần phải thực tập kỹ năng lắng nghe để có thể thấu hiểu hơn đối tác của mình.
Các cặp vợ chồng, xin hãy nhớ, cãi nhau trong hòa bình và trên tinh thần tiếp thu!
Theo phunuvagiadinh.vn
"Chú đại" chia sẻ: "là con gái nói gì thì nói, nữ tính quan trọng lắm chứ" Làm thế nào để biết "mềm nắn rắn buông" đúng lúc, mỹ nam showbiz Quang Đại sẽ cho phái đẹp những gợi ý hay ho để trở thành "người con gái lợi hại" trong mắt cánh mày râu. Thế nào là dịu dàng là "mềm nắn rắn buông" ở một người phụ nữ? Dù thời đại giải phóng những bất bình đẳng giới...