Toàn TP Huế tầm soát nhanh trên diện rộng để bóc tách F0
Toàn bộ TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) trong một tuần tới sẽ tầm soát trên diện rộng để bóc tách các F0 cộng đồng.
Tối 29/11, theo thông tin Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh thừa Thiên Huế thông tin, sẽ tầm soát dịch bệnh diện rộng 9 phường, xã có nguy cơ cao ở thành phố Huế.
Hình thức sẽ được tổ chức theo kiểu lấy mẫu chung 3 lần vào các ngày 30/11, 2/12 và 5/12.
Ngoài ra, Trung tâm Y tế thành phố Huế chỉ đạo các trạm y tế phường, xã, phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện kế hoạch tuần cao điểm tầm soát Covid-19; lấy mẫu test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, mẫu gộp 3 theo hộ gia đình.
Các phường, xã tại TP Huế tăng cường tuyên truyền, vận động người dân hạn chế đi lại, tập trung đông người, thực hiện quét mã QR, biện pháp 5K; hướng dẫn người dân tự thực hiện test nhanh tại nhà.
Nhấn để phóng to ảnh
Xét nghiệm Covid-19 cán bộ công viên chức huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Ảnh: CTV).
Cơ sở y tế, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ, siêu thị, bến xe, nơi tập trung đông người chủ động tiến hành xét nghiệm tầm soát bằng test nhanh kháng nguyên cho cán bộ, nhân viên, người lao động của đơn vị, người bán hàng; khuyến khích áp dụng xét nghiệm tầm soát đối với những người đến giao dịch, công tác, hội họp tại đơn vị…
Video đang HOT
Trong tuần cao điểm tầm soát Covid-19, TP Huế khuyến khích người dân hạn chế ra khỏi nhà. Các cơ sở, đơn vị hạn chế tối đa các hoạt động tập trung đông người.
Từ ngày 21-28/11, số F0 phát hiện mới trên địa bàn tỉnh là 925 ca, tập trung nhiều ở thành phố Huế với 596 ca.
Một số địa bàn thuộc các phường Phú Hậu, Thuận Hòa, Hương Long, Hương Sơ, Hương Vinh, Thuận Lộc và xã Phú Thanh, Phú Dương, Phú Mậu (thành phố Huế) đang là “vùng đỏ” với cấp độ dịch cấp 4 tương ứng nguy cơ rất cao.
Trong ngày 29/11, ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế yêu cầu các lực lượng, địa phương cần có biện pháp mạnh và đồng loạt, tập trung kiểm soát nguồn lây, đánh giá được nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để giảm tỷ lệ F0, đặc biệt là F0 trong cộng đồng.
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị trong 3 ngày tới, các địa phương phải sẵn sàng, đảm bảo số lượng kit test nhanh để triển khai tầm soát diện rộng và huy động lực lượng xét nghiệm phát hiện nhanh F0 trong cộng đồng. Ngành y tế đẩy nhanh hơn nữa việc tiêm vaccine cho người dân với phương châm “có vaccine đến đâu, tiêm ngay đến đó”.
Tính đến chiều tối 29/11, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ghi nhận 3.210 ca mắc Covid-19; trong đó 1.710 người được điều trị khỏi, 5 ca tử vong, đang điều trị 1.495 ca. Riêng trong ngày có 119 ca mắc mới, trong đó có 78 ca cộng đồng, 22 ca là F1 đang thực hiện cách ly tại nhà, trong số này có nhiều ca ở TP Huế.
Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không?
Giống như người lớn, trẻ đã tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn có thể mắc bệnh. Song việc tiêm giúp giảm nguy cơ tiến triển nặng, nguy cơ tử vong, có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết trong lịch sử tiêm chủng, không một vaccine nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Điều này cũng đúng với vaccine phòng Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã tiêm được hơn 81 triệu liều. Hiệu quả mà vaccine Covid-19 mang lại là giảm tình trạng tiến triển bệnh nặng và nguy cơ tử vong đối với những người không được tiêm vaccine so với những người được tiêm vaccine.
"Một người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 tuy nhiên chúng tôi có hai khái nhiệm là nhiễm Covid-19 và mắc bệnh trầm trọng. Tiêm rồi vẫn có nguy cơ nhiễm nhưng tiến triển nặng giảm đi rất nhiều, nguy cơ tử vong giảm đi rõ rệt. Với tất cả vaccine phòng Covid-19 cho đến hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nhà sản xuất và các quốc gia đều đưa ra nhận định này đó một cách thuyết phục", TS Hồng phân tích.
Nhấn để phóng to ảnh
TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi (Ảnh: Hải Long)
Theo chuyên gia, với trẻ em, điều này cũng không ngoại lệ. Có thể trẻ tiêm nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi chúng ta đã đạt được miễn dịch cộng đồng ở mức trên 70% dân số được tiêm vaccine (Việt Nam đặt mục tiêu 90-95%) thì cộng đồng được bảo vệ. Vì thế, việc trẻ nào đó mắc bệnh thì cộng đồng vẫn được bảo vệ.
"Tới đây khi triển khai tiêm vaccine đầy đủ các mũi, cộng với việc sẽ có các mũi tiêm nhắc nếu cần thiết theo khuyến cáo của WHO và các quốc gia thì chúng ta mong muốn không chỉ tiếp tục duy trì cho trẻ được đi học mà việc giãn cách xã hội được giảm thiểu đến mức thấp nhất như Bộ Y tế hướng dẫn", TS Hồng nói.
"Hiện nay, nếu dịch xảy ra ở những tỉnh, thành phố có độ bao phủ vaccine cao thì việc khoanh vùng sẽ rất nhỏ, từng hộ gia đình, cụm làng xóm, không giãn cách rộng như thời gian trước đây. Lý do vì đã có vaccine, chúng ta đảm bảo được miễn dịch cộng đồng", TS Hồng cho biết thêm.
Theo CDC Hoa Kỳ, tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp bảo vệ trẻ không mắc bệnh. Thông tin ban đầu cho thấy vaccine có thể giúp ngăn mọi người lây lan bệnh cho người khác. Chúng cũng có thể giúp con bạn không bị ốm nặng ngay cả khi chúng mắc bệnh.
Nhấn để phóng to ảnh
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ tại TPHCM (Ảnh: Quang Minh).
Theo Trung tâm y tế John Hopkins (Hoa Kỳ), vaccine có thể giúp ngăn ngừa trẻ em mắc Covid-19. Đôi khi trẻ mắc Covid-19 nhẹ hơn ở người lớn, nhưng một số trẻ mắc bệnh có thể bị viêm phổi nặng, ốm nặng và cần nhập viện. Điều này đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ đối với biến thể Delta, biến thể này dễ lây lan hơn các biến thể coronavirus khác.
Bên cạnh đó, các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng do biến thể Delta của virus gây ra. Trẻ em cũng có thể có các biến chứng như hội chứng viêm đa hệ thống và cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc các triệu chứng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Virus có thể gây tử vong ở trẻ em, mặc dù trường hợp này hiếm hơn so với người lớn.
Vaccine giúp ngăn ngừa hoặc giảm sự lây lan của Covid-19. Giống như người lớn, trẻ em cũng có thể truyền virus cho người khác nếu chúng bị nhiễm, ngay cả khi chúng không có triệu chứng. Tiêm vaccine Covid-19 có thể bảo vệ trẻ và những người khác, giảm nguy cơ trẻ truyền virus cho người khác, bao gồm cả các thành viên trong gia đình và bạn bè, những người có thể dễ bị hậu quả nặng nề hơn của bệnh Covid-19.
Tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện. Các trường hợp mắc bệnh Covid-19 đang gia tăng ở trẻ em và biến thể Delta dường như đang đóng một vai trò nào đó. Giảm sự lây truyền của virus bằng cách tiêm vaccine cũng làm giảm khả năng virus đột biến thành các biến thể mới, thậm chí có thể nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, virus có thể lây truyền dễ dàng giữa trẻ em và người lớn chưa được tiêm chủng, khiến các biến thể mới xuất hiện.
Trong tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm mũi một vaccine phòng Covid-19 cho trẻ song không triển khai đồng loạt mà theo tiến độ tiêm cho người lớn, tiến độ cung ứng vaccine.
Tỉnh nào đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên (80% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất một mũi, 50% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm 2 mũi) thì mới tiến hành tiêm vaccine cho trẻ. Theo đó, sẽ ưu tiên cho địa phương đang có dịch, đang bị giãn cách xã hội, có mật độ dân cư tập trung, nguy cơ lây nhiễm cao.
Tỉnh nào chưa đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn thì vẫn tiếp tục ưu tiên cho nhóm này.
Chuyên gia Chung Nam Sơn: Trung Quốc không có lựa chọn khác ngoài Zero COVID Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn gây tranh cãi khi cho rằng Zero COVID (quét sạch virus trong cộng đồng) là chiến lược ít tốn kém hơn so với việc sống chung với dịch. Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn - Ảnh: WEIBO Trong cuộc phỏng vấn với Đài CGTN phát khuya ngày...