Toan tính của Mỹ ở Syria tan tành vì các đồng minh đánh nhau
Cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào phiến quân người Kurd ở Bắc Syria được cho là đã phơi bày những lỗ hổng trong chính sách Syria mới của chính quyền Trump và thổi bùng lên câu hỏi về việc liệu Washington có bị lôi kéo vào một cuộc xung đột lớn hơn trong khu vực.
Thổ Nhĩ Kỳ “nổi giận” vì chiến lược Syria mới của Mỹ
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Afrin, Syria.
Cuộc tấn công của Ankara mang tên “Nhành Ôliu” bắt đầu vào ngày 20.1 nhắm đến thị trấn Afrin ở Bắc Syria, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đang do các lực lượng Kurd nắm quyền kiểm soát.
Ankara đã phát động cuộc tấn công trên sau khi Ngoại trưởng Rex Tillerson công bố chiến lược mới của Mỹ ở Syria trong đó bao gồm cam kết thành lập một lực lượng an ninh biên giới lên tới 30.000 người hiện diện tại các khu vực người Kurd sinh sống ở Đông Bắc Syria.
Chiến lược này được cho là nhằm mục đích ngăn chặn các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) quay trở lại những khu vực chúng vừa bị đánh bật ra.
Ngoài ra, thông qua chiến lược Syria mới, Mỹ còn nhắm đến mục tiêu khác bao gồm việc đẩy lùi ảnh hưởng của Iran, đánh bại al-Qaeda, đảm bảo giải quyết hòa bình xung đột Syria và cả việc loại bỏ Tổng thống Bashar al-Assad.
Tuy nhiên, điều đáng nói là phần lớn thành viên trong lực lượng an ninh biên giới do Mỹ lập ra lại là những chiến binh kỳ cựu trong Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) với chủ lực là dân quân người Kurd mà Ankara xem là khủng bố.
Theo đó, chiến lược Syria mới của Mỹ rõ ràng đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ “nổi giận”. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố: “Chúng tôi không quan tâm họ nói gì. Họ sẽ thấy mình sai lầm thế nào khi đặt niềm tin vào một tổ chức khủng bố”.
Nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ Fehim Tastekin cho biết, việc Mỹ thành lập lực lượng an ninh biên giới theo quan điểm của Ankara “có ý nghĩa là quan hệ đối tác giữa Washington và người Kurd sẽ không kết thúc như Ankara hy vọng dù IS đã bị tiêu diệt”.
Video đang HOT
Thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ
Xe bọc thép của Mỹ tuần tra trên con đường gần thị trấn Manbij, Bắc Syria
Noah Bonsey, một nhà phân tích Syria của Nhóm khủng hoảng quốc tế nhận định, việc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd ở Afrin đã làm nổi bật những khó khăn cơ bản của Mỹ trong việc duy trì các liên minh hiệu quả với 2 lực lượng đang tấn công lẫn nhau.
Thổ Nhĩ Kỳ đã theo đuổi cuộc chiến kéo dài hàng thâp kỷ chống lại các chiến binh người Kurd thuộc Đảng Lao động người Kurd hay PKK dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ở Bắc Syria.
Mỹ đã tuyên bố rằng, họ sẽ không giúp người Kurd ở Afrin vì không xem họ là đồng minh ngang bằng với người Kurd ở xa hơn về phía Đông vốn đã được huấn luyện và vũ trang để chống lại IS. Do đó, người Kurd ở Afrin không liên quan đến cuộc chiến chống IS cũng không nhận được sự đỡ đầu của Mỹ, các quan chức Mỹ tuyên bố.
Nhưng việc Tổng thống Erdogan đe dọa sẽ mở rộng cuộc tấn công sang các khu vực xa hơn về phía Đông, nơi có binh sĩ Mỹ đồn trú đang thổi bùng lên quan ngại một cuộc xung đột lớn hơn sẽ bùng nổ.
Cuối tuần trước, ông Erdogan đã yêu cầu quân Mỹ rút khỏi Manbij vốn đang nằm dưới sự kiểm soát của một liên minh do người Kurd dẫn đầu được Mỹ hậu thuẫn. Manbij lại giáp ranh với một phần phía Bắc Syria vốn đang do lực lượng phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn kiểm soát. Lính Mỹ đã tuần tra trong khu vực này gần một năm qua để ngăn các đồng minh thù địch của họ tấn công lẫn nhau.
Bà Gonul Tol, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ thuộc Học viện Trung Đông ở Washington nhận định rằng, nếu Thổ Nhĩ kỳ tấn công Manji, Mỹ sẽ lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Theo bà Gonul, nếu chính quyền Trump muốn ở lại Bắc Syria, thì họ cần người Kurd. Mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một đồng minh quan trọng của NATO. Do đó, Mỹ có thể bị buộc phải chọn đứng về một bên.
Theo Danviet
Thổ Nhĩ Kỳ tấn công ở Bắc Syria: Đốm lửa nhỏ có thể thổi bùng đám cháy lớn
Cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào lực lượng dân quân người Kurd ở Bắc Syria đang mở ra môt mặt trận mới trong cuộc xung đột đã kéo dài 7 năm qua ở đất nước Trung Đông và có nguy cơ thổi bùng lên một cuộc chiến lớn hơn.
Chiến dịch Nhành Ôliu
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đổ bộ vào Afrin, Syria hôm 21.1
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu phát động chiến dịch tấn công nhằm vào lực lượng Các đơn vị Bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) vốn được Mỹ hậu thuẫn tại thị trấn Afrin, tỉnh Aleppo thuộc miền Bắc Syria ngày 20.1.
Ankara từ lâu cảnh báo không chấp nhận việc chia sẻ phần lớn biên giới với YPG - lực lượng mà họ xem là "khủng bố" ngay cả khi Mỹ, đồng minh ruột của Thổ Nhĩ Kỳ rất coi trọng YPG trong cuộc chiến chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Thổ Nhĩ Kỳ liệt YPG vào danh sách khủng bố vì có quan hệ với các tay súng thuộc đảng Công nhân người Kurd (PKK) bị cấm hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong ngày đầu tiên "giáng đòn" vào YPG, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không kích hủy diệt 45 mục tiêu, bao gồm các doanh trại và kho vũ khí của đối phương.
Tuy nhiên, YPG cáo buộc các máy bay Thổ Nhĩ Kỳ đã nhắm vào ít nhất 100 mục tiêu và thậm chí không kích cả các khu vực có dân thường sinh sống cũng như 1 trại dành cho người khuyết tật ở Afrin.
Ngoài ra, YPG cũng cáo buộc Nga đã "phản bội" họ, cho phép Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch quân sự ở Afrin và thậm chí cảnh báo, Moscow sẽ phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ vụ thảm sát nào ở Afrin.
"Chúng tôi cũng yêu cầu Nga phải chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công (của Thổ Nhĩ Kỳ) đồng thời buộc Nga phải chịu trách nhiệm cho bất cứ cuộc tàn sát dân thường nào", một tuyên bố của YPG nhấn mạnh.
Một số nhà phân tích cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thỏa thuận với Nga và Mỹ để "Chiến dịch Nhành Ôliu" được "bật đèn xanh".
Theo CNN, Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo trước với Mỹ và Nga về ý định xử lý YPG với chuyến thăm Moscow của Tổng tham mưu trưởng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar tuần trước.
Còn về phần mình, mặc dù Mỹ lên tiếng kêu gọi các bên liên quan kiềm chế nhưng không hề yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ phải dừng Chiến dịch Nhành Ôliu.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh các quan ngại về "tình cảnh của những dân thường vô tội" nhưng chỉ kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ đảm bảo "hạn chế các hoạt động quân sự của họ". Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis thì hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề này nhưng tuyên bố "Thổ Nhĩ Kỳ có những mối lo ngại an ninh chính đáng" ở Bắc Syria.
Nguy cơ đốm lửa nhỏ có thể thổi bùng đám cháy lớn
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đổ bộ vào Afrin, Syria hôm 21.1
Hiện tại mọi thứ phụ thuộc vào mức độ và phạm vi của Chiến dịch Nhành Ôliu của Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ giới hạn trong một vùng đệm dọc biên giới, cuộc xung đột có thể được kìm lại.
Tuy nhiên, nếu Thổ Nhĩ Kỳ muốn chiếm Afrin và sau đó tiếp tục mở thêm một mặt trận thứ 2 để đánh chiến thị trấn Manbij ở phía Đông, thì một cuộc chiến lớn hơn sẽ bùng nổ ở Syria.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cuối tuần trước nhấn mạnh: "Bắt đầu từ phía Tây, từng bước một, chúng ta sẽ xóa sổ hành lang khủng bố cho tới biên giới Iraq" và yêu cầu lực lượng người Kurd ở Manbij đầu hàng.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington nhận định rằng, "các hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa gây ra một cuộc chiến tranh lớn hơn giữa Ankara và người Kurd, phá hỏng nỗ lực ổn định của Mỹ ở Đông Syria và buộc Washington phải xem xét lại việc hỗ trợ cho YPG".
Khi Syria vừa giảm bạo lực vào năm ngoái đặc biệt nhờ loại bỏ được sự thống trị của IS ở Raqqa và Deir Ezzou, thì một cuộc chiến mới ở phía Bắc Syria có thể nhanh chóng lan rộng, bùng lên thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn, kéo theo nhiều phe phái đồng thời tạo cơ hội cho các nhóm thánh chiến ở Syria, đặc biệt là IS ngóc đầu dậy.
Các tay súng IS tuần trước vừa mở một cuộc tấn công ở Idlib, giết hại và bắt giữ một số binh sĩ quân đội Syria. Sau đó, chúng tung video hành quyết 3 trong số các binh sĩ chính phủ bị bắt giữ.
Theo Danviet
Tin thế giới: Khủng bố chết như ngả rạ dưới tay Thổ Nhĩ Kỳ Không quân Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến dịch quân sự tại Afrin ( Syria) ngày Chủ nhật đã tiêu diệt thêm 40 thành viên của tổ chức khủng bố. Tính từ khi bắt đầu chiến dịch đã tiêu diệt 597 kẻ khủng bố, Bộ Tổng Tham Mưu Thổ Nhĩ Kỳ cho biết. "Không quân Thổ Nhĩ Kỳ trong Chiến dịch" Cành ôliu" đã...