Toàn thân sưng phù, chảy dịch do tự ý dùng thuốc nam trị vảy nến
Sau khi tự ý bôi thuốc nam để trị bệnh vảy nến, toàn thân người phụ nữ bị sưng phù, rỉ dịch, tróc vảy.
Bệnh nhân là chị L.T.H.D (37 tuổi, ngụ tại Đồng Nai) nhập viện Bệnh viện Da Liễu TP.HCM trong tình trạng toàn thân sưng phù, rỉ dịch, tróc vảy đi kèm với đau nhức nhiều nên không tự đi lại được.
Qua khai thác bệnh sử được biết, bệnh nhân bị bệnh vảy nến nhiều năm nay. Khi nghe người quen giới thiệu về một loại thuốc nam của đồng bào dân tộc có thể trị khỏi hẳn bệnh vảy nến nên chị D. ra nhà thuốc gần nhà mua về bôi lên toàn thân.
“Ngay từ lúc đầu, thấy bôi lên da không đỡ mà tình trạng vảy nến ngày càng nặng hơn, lan rộng ra, phát ban toàn thân. Hoảng sợ, tôi chạy ra nhà thuốc hỏi thì được nhân viên nhà thuốc bảo đây là tình trạng bình thường, ít bữa sẽ hết và da sẽ láng mịn, trơn tru nên tôi tiếp tục bôi. Mỗi ngày tôi bôi 1 týp kem, bôi đến týp thứ 20 thì toàn thân sưng phù, lở loét, rỉ dịch đau nhức”, chị D. cho hay.
Video đang HOT
Hình ảnh của bệnh nhân trước khi được điều trị
BS.CK2 Nguyễn Vũ Hoàng, Phó Trưởng khoa Lâm sàng 2 – Bệnh viện Da Liễu TP.HCM cho biết, bệnh nhân D. bị viêm da tiếp xúc nặng trên nền bệnh vảy nến. Bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm và chăm sóc tại chỗ.
Sau 4 ngày điều trị, hiện tình trạng bệnh đã ổn định, người hết sưng phù, các mảng vảy nến cũ đã bong ra và được thay thế bằng lớp da mới láng mịn hơn.
Theo bác sĩ Hoàng, hiện nay một số phương pháp có thể kiểm soát tốt vảy nến nhưng không thể điều trị khỏi hẳn bệnh này. Để điều trị vảy nến, người bệnh cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc để uống, tiêm, nhất là các thuốc không rõ nguồn gốc vì rất dễ xảy ra biến chứng, hậu quả khôn lường.
Đông Quân
Dùng thuốc chữa vảy nến chứa corticoid, người đàn ông bị tàn phế
Nhiều năm dùng thuốc không rõ nguồn gốc, người đàn ông rơi vào cảnh tàn phế, các khớp tay biến dạng.
Ngày 28/10, bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng, Phó trưởng khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết đơn vị này đang điều trị cho bệnh nhân Lê Vĩnh Trung (38 tuổi, ngụ Vĩnh Long) bị biến dạng khớp tay vì dùng thuốc trôi nổi chữa bệnh vảy nến.
Bệnh nhân cho biết mắc bệnh vảy nến cách đây 12 năm. Suốt thời gian này, anh không vào bệnh viện mà đi khắp nơi tìm thuốc chữa bệnh.
"Nghe ai chỉ thầy nào, phòng mạch nào có thuốc hay tôi đều đến chữa. Thời gian đầu, bệnh có thuyên giảm nhờ tiêm thuốc 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, sau này tôi mới biết thứ thuốc họ tiêm cho tôi chính là corticoid. Sau vài năm, bệnh tình của tôi bùng phát, tình trạng ngày càng nặng, các khớp tay bị biến dạng, mất khả năng lao động", bệnh nhân bức xúc nói.
Bác sĩ Hoàng cho biết bệnh nhân Trung nhập viện trong tình trạng biến chứng vảy nến độ nặng, viêm đa khớp, đỏ da toàn thân, các cơ khớp tay co cứng, biến dạng, không thể cử động do dùng quá nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc.
Bệnh nhân bị biến dạng khớp tay, mất khả năng lao động sau thời gian dùng thuốc trị vảy nến không rõ nguồn gốc. Ảnh: BH.
Sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Da liễu, tình trạng bệnh nhân đã ổn định. Tuy nhiên, các khớp tay của bệnh nhân bị biến dạng hoàn toàn, không thể hồi phục.
Theo bác sĩ Hoàng, trường hợp bệnh nhân Trung không phải hiếm gặp. Tại khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da liễu, hơn 50% bệnh nhân điều trị vảy nến. Trong đó, đa số trường hợp đều gặp biến chứng nặng do sử dụng các loại thuốc nén, thuốc uống chứa corticoid trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
Loại thuốc này có tác dụng khắc chế bệnh tạm thời. Do đó, nhiều bệnh nhân tin tưởng tiêm thuốc liên tục. Tuy nhiên, về lâu dài hoặc chỉ cần ngưng thuốc, bệnh sẽ diễn tiến nặng, nguy hiểm đến người bệnh.
Bệnh vảy nến hiện chưa có thuốc điều trị triệt để. Do đó, bác sĩ Hoàng khuyến cáo người bệnh không nên cả tin vào các lời quảng cáo có thể điều trị triệt để căn bệnh này.
"Phương pháp tốt nhất là bệnh nhân vảy nến cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa, tái khám thường xuyên. Khi đó, bác sĩ sẽ kiểm soát, ngăn chặn tiến độ của bệnh, giúp bệnh nhân có thể sống và sinh hoạt bình thường", bác sĩ Hoàng nói.
Theo Zing
Phòng dịch Covid-19: Bệnh viện tư vấn, khám bệnh trực tuyến như thế nào? Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 và phải cách ly xã hội, một số bệnh viện đã triển khai tư vấn, kiểm tra sức khỏe trực tuyến để hỗ trợ người dân, bệnh nhân kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ Bệnh viện Da liễu TP.HCM tư vấn từ xa cho bệnh nhân qua Zalo - Ảnh: Nguyên Mi Tư vấn, khám bệnh qua...