Toàn những động vật lạ ơi là lạ
Cụ thể ở đây là Dơi mũi tách đôi, rắn không răng, ếch dế, chim trọc đầu…
1. Dơi mũi tách đôi
Dơi mũi tách đôi (Murina eleryi).
Loài dơi có lỗ mũi tách đôi này có tên khoa học là Murina eleryi, được phát hiện tại một khu rừng ở Bắc bộ Việt Nam.
Năm 2009, 145 loài vật mới được phát hiện tại lưu vực sông Mê Kông, khu vực Đông Nam Á, loài dơi mũi tách đôi này là một trong số đó. Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã mô tả về những loài mới này trong các bản báo cáo gần đây.
Video đang HOT
Chảy qua Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc, sông Mê Kông là một trong những con sông dài nhất trên thế giới. Phát hiện của các nhà khoa học về các loài mới đã một lần nữa chứng mình rằng,sông Mê Kông là khu vực động vật học quan trọng nóng hổi nhất trên địa cầu. Người chịu trách nhiệm của cơ quan bảo tồn thuộc WWF Stewart cho biết: “Vào thời điểm hiện nay, tốc độ phát hiện các loài mới khiến cho người ta vô cùng kinh ngạc. Số lượng các loài mới được phát hiện mỗi năm đều có xu hướng tăng lên, chúng tôi phải vô cùng nỗ lực, bảo vệ sự đa dạng sinh học của khu vực. Đây là trách nhiệm của chúng tôi”.
2. Chim đầu trọc
Chim trọc đầu (Pycnonotus hualon).
Loài chim này trên mặt hầu như không có lông, đây là một loài chim trọc đầu của châu Á. Tên khoa học của loài chim này là Pycnonotus hualon, chúng được phát hiện tại vùng rừng rậm và núi đá vôi hiểm trờ tại Lào. Tiếng kêu của chúng là những âm thanh ngắn, khác hẳn với tiếng kêu của những loài chim khác.
3. Rắn không răng
Rắn không răng (Coluberoelaps nguyenvansangi).
Loài rắn không răng này có tên khoa học là Coluberoelaps nguyenvansangi, đây là một loài hoàn toàn mới. Loài rắn này có thân mình thanh mảnh, có một dải hẹp dọc bên cột sống. Đặc trưng lớn nhất của loài rắn này là không có rằng và nọc độc.
Năm 2009 tại sông Mê Kông đã phát hiện được 10 loài bò sát mới và rắn không răng là một trong số đó. Loài rắn này được phát hiện tại tỉnh Lâm Đồng miền Nam Việt Nam. Rắn không răng ăn giun đất, thằn lằn nhỏ, động vật lưỡng cư và một số loài cá, đôi lúc chúng cũng ăn thịt đồng loại.
4. Ếch dế
Ếch dế (Leptolalax applebyi).
Loài ếch thân đốm này được phát hiện tại tỉnh Quảng Nam, Việt Nam khi nó núp dưới một tán lá và hiện nay đang gặp phải sự khủng hoảng trong việc định tên con ếch. Tuy là một loài ếch nhưng tiếng kêu của nó lại giống tiếng kêu của con dế. tên khoa học của nó là Leptolalax applebyi. Đây là mẫu vật rất hiếm, chỉ có thể thấy ở khu vực rừng trên cao thượng nguồn các dòng suối đá. Tuy nó là loài vật được phát hiện ở khu vực sông Mê Kông nhưng các nhà nghiên lo lắng rằng các loài khác cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng.
5. Cá hút đá
Cá hút đá (Genus Oreoglanis).
Loài cá da trơn này có tên là Genus Oreoglanis, là một trong 26 loài cá mới tại khu vực sông Mê Kông được quỹ bảo vệ tự nhiên thế giới đề cập tới trong các bản báo cáo. Loài cá này được phát hiện ở các khe đá của những dòng chảy xiết tại Thái Lan. Đặc trưng chủ yếu của loài cá này là hàm răng sắc nhọn và có môi dưới bè ra như hình chữ V. Bề ngoài của loài cá này và những loài khác không giống nhau, vây cá của chúng cũng to hơn, hình thành kết cấu giác hút, nó có thể hút chặt vào phía dưới mỗi khi có bão tới, người dân Thái Lan gọi nó là loài cá hút đá.
Theo Datviet