Toàn cầu hóa từ góc nhìn địa chính trị tiề.n tệ
Không quá khi nói rằng cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine từ tháng 2/2022, kéo theo đó là các đòn trừng phạt gay gắt của phương Tây nhằm vào Moscow đã làm đảo lộn nhiều khía cạnh địa chính trị quốc tế, trong đó có hệ thống tiề.n tệ toàn cầu.
Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, trật tự thế giới đơn cực, với Mỹ là quốc gia dẫn dắt, đã thúc đẩy quá trình siêu toàn cầu hóa. Sự hội nhập của các nền kinh tế thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, đã giúp củng cố vị thế của Mỹ và đồng USD, đưa đồng bạc xanh vươn lên thống trị trên mọi phương diện, từ dự trữ ngoại hối, thanh toán thương mại đến các giao dịch tiề.n tệ quốc tế.
Nhiều hệ lụy từ các đòn trừng phạt kinh tế.
Tuy nhiên, những biến động trong cục diện địa chính trị toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc chiến tại Ukraine, đã khiến vai trò của đồng USD bắt đầu suy giảm. Những đòn trừng phạt của phương Tây không chỉ nhắm đến các lĩnh vực kinh tế của Nga mà còn trực tiếp vào hệ thống tài chính quốc tế mà Nga vốn phụ thuộc, đặc biệt là việc tịch thu một phần lớn dự trữ ngoại hối của Nga bằng đồng USD. Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, các quốc gia phương Tây đã đóng băng gần 300 tỷ USD tài sản của Nga, buộc Moscow phải tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD trong các giao dịch quốc tế.
Một hướng đi khả thi là khẩn trương tìm kiếm các giải pháp thay thế đồng USD, trong đó thúc đẩy việc sử dụng đồng ruble trong các giao dịch thương mại quốc tế, đặc biệt là với các đối tác chính như Trung Quốc và các quốc gia châu Á. Đồng thời, Nga cũng ký kết các thỏa thuận với các quốc gia khác để thanh toán giao dịch bằng đồng tiề.n quốc gia thay vì USD. Tất cả nhằm phục vụ chiến lược dài hạn là giảm thiểu sự phụ thuộc vào hệ thống tài chính toàn cầu do Mỹ và phương Tây chi phối.
Không chỉ có Nga, mà cả Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa – cũng đã bắt đầu giảm dần sự phụ thuộc vào USD. Bắc Kinh đã đẩy mạnh sử dụng đồng nhân dân tệ (NDT) trong các giao dịch quốc tế, đặc biệt là trong mua bán năng lượng. Một ví dụ điển hình, Trung Quốc và các quốc gia xuất khẩu năng lượng như Saudi Arabia đã thảo luận về việc sử dụng nhân dân tệ thay vì USD trong các giao dịch dầu mỏ. Thậm chí, Trung Quốc cũng đã thúc đẩy sáng kiến “Vành đai và Con đường”, trong đó việc sử dụng NDT thay cho USD trong các giao dịch thương mại giữa các nước tham gia là một nội dung quan trọng.
Trong xu hướng này còn có những quốc gia đang phát triển hoặc có mối quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc và Nga, cũng đang tìm cách thoát khỏi sự chi phối của đồng USD. Ví dụ, Ấn Độ, một thành viên quan trọng trong nhóm BRICS, đã thúc đẩy việc thanh toán cho các giao dịch dầu mỏ bằng đồng rupee thay vì USD. Các quốc gia ở khu vực Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Phi cũng đang tìm kiếm các giải pháp thay thế.
Video đang HOT
Cần phải nhìn nhận một cách công bằng rằng sự dịch chuyển này không chỉ là phản ứng đối với các lệnh trừng phạt mà còn là một phần của chiến lược lâu dài nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào một hệ thống tiề.n tệ do 1 quốc gia dẫn dắt. Dù việc thay thế hoàn toàn đồng bạc xanh – xu hướng phi USD hóa – trong thương mại quốc tế và dự trữ ngoại hối sẽ không diễn ra trong một sớm một chiều song những dấu hiệu ngày càng rõ nét cho thấy thách thức đối với sự thống trị của USD ngày càng mạnh mẽ hơn.
Đây cũng không phải là một quá trình mới mẻ mà là sự tiếp nối của những biến động đã diễn ra từ những năm 1970. Sau một thời gian dài đồng USD thống trị, tỷ lệ dự trữ tiề.n tệ thế giới bằng USD đã giảm từ 80% vào năm 1970 xuống còn 59% vào năm 2020 và mới nhất, theo công cụ giám sát của AC, tỷ trọng đồng USD trong dự trữ toàn cầu ở mức 58% vào năm 2024.
Cùng với sự thay đổi trong trật tự tiề.n tệ toàn cầu, phi USD hóa có thể tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng đối với nền kinh tế toàn cầu. Nếu quá trình này tiếp tục, nó có thể làm thay đổi cân bằng quyền lực tài chính và kinh tế toàn cầu. Trong ngắn hạn, dù đồng USD vẫn giữ được vị thế quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong các dự trữ ngoại hối, các quốc gia đang tìm cách giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng USD sẽ có thể giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ trong các quyết định tài chính quốc tế, hoặc trong các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiề.n tệ quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Thế giới (WB).
Tất nhiên, quá trình phi USD hóa cũng không phải không đối mặt thách thức. Một trong những trở ngại lớn là sự thiếu ổn định và sự thiếu niềm tin vào các đồng tiề.n thay thế, như đồng NDT Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc đã cố gắng thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ trong các giao dịch quốc tế, nhưng hệ thống tài chính của Trung Quốc vẫn còn thiếu sự minh bạch và có nguy cơ bị chính phủ kiểm soát quá mức. Điều này khiến nhiều quốc gia và nhà đầu tư quốc tế vẫn chưa sẵn sàng chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng nhân dân tệ thay vì USD.
Phi USD hóa còn có thể dẫn đến những hậu quả khó lường đối với thị trường tài chính toàn cầu. Các ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính có thể phải đối mặt với sự chuyển đổi hệ thống tiề.n tệ phức tạp, gây ảnh hưởng đến thanh khoản và ổn định tài chính. Đồng thời, việc giảm sử dụng USD có thể làm gia tăng sự biến động của các đồng tiề.n thay thế, dẫn đến rủi ro cao hơn cho các quốc gia và doanh nghiệp trong các giao dịch quốc tế. Mặc dù đồng USD vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong trung và dài hạn, các yếu tố địa chính trị như sự gia tăng mâu thuẫn giữa các cường quốc có thể khiến vai trò của đồng USD bị thách thức mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Dù sao đi nữa, trật tự tiề.n tệ toàn cầu cũng đang có những bước chuyển không thể tránh. Toàn cầu hóa tiề.n tệ và địa chính trị tiề.n tệ góp phần hình thành một hệ thống mới, nơi các yếu tố địa chính trị không chỉ ảnh hưởng mà còn chi phối sự vận hành của tiề.n tệ toàn cầu. Khi các quốc gia và tập hợp các quốc gia chung chí hướng tính đến chuyện xây dựng một hệ thống tài chính đa cực hơn, vai trò của đồng USD và các đồng tiề.n dự trữ truyền thống sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Nói một cách đơn giản, thời thế đổi thay đặt ra những bài toán thay đổi và thích nghi không dễ tìm lời giải
Chiến sự Nga - Ukraine: Đã tới lúc đàm phán?
Với 10 vòng trừng phạt kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, Liên minh châu Âu đã không thể làm kinh tế Nga quỵ ngã như mong muốn, trong khi Nga lại chưa rút quân khỏi Ukraine như giới quân sự và chính trị phương Tây suy đoán.
Từ đó phá vỡ mọi kịch bản của Mỹ và châu Âu, trong đó đặc biệt là kịch bản Nga thất bại ê chề về quân sự, kinh tế sụp đổ, chính quyền mất lòng dân... đã không hề xảy ra!
EU cho biết các biện pháp trừng phạt của họ nhằm giảm doanh thu của Moscow và khả năng tiếp cận công nghệ được sử dụng trong các cuộc chiến. Nhưng, tác động "sẽ không đủ nghiêm trọng để hạn chế khả năng của Nga trong cuộc chiến tại Ukraine vào năm 2023", theo một nghiên cứu của Nghị viện châu Âu. Kim ngạch thương mại giữa 27 quốc gia EU và Nga vẫn rất lớn, qua những cuộc vận động hành lang thành công, EU ngày càng miễn cưỡng trong việc thực hiện các biện pháp kinh tế cứng rắn hơn và lo ngại về tác động đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Thay vì tìm cách áp đặt các biện pháp trừng phạt mới, hiện EU dường như lại muốn trừng trị tình trạng lách các lệnh trừng phạt đã được đặt ra.
Tổng thống Putin bắt tay người lính Nga tại một trung tâm huấn luyện.
Năm 2021, Nga là đối tác thương mại lớn thứ 5 của EU, với thương mại hàng hóa trị giá 258 tỷ euro, theo Ủy ban châu Âu. Kể từ cuộc chiến năm 2022, giá trị nhập khẩu của EU từ Nga đã giảm xuống còn khoảng 10 tỷ euro vào tháng 12 năm ngoái. EU đã nhập khẩu hàng hóa trị giá tổng cộng là 71 tỷ euro từ Nga từ tháng 3/2022 đến cuối tháng 1/2023, theo dữ liệu mới nhất từ Eurostat, cơ quan thống kê của EU.
Trong khi giảm kim ngạch thương mại với Nga, EU lại trợ cấp 60 tỷ euro cho Ukraine trong năm qua. Tổng số tiề.n này không bao gồm giá trị của xe tăng hiện đại mà Kiev đã nhận được, cũng như thỏa thuận mới nhất về việc cung cấp đạn dược.
Năm 2022, EU đã nhận được lượng khí đốt từ Nga ít hơn khoảng 40% so với những năm gần đây. Thế nhưng, khí tự nhiên hóa lỏng lại là một câu chuyện khác. Việc cung cấp LNG từ Nga sang châu Âu đã tăng lên kể từ chiến tranh, đạt 22 tỷ mét khối vào năm 2022, tăng từ khoảng 16 tỷ mét khối vào năm 2021, theo phân tích của EU. Sự gia tăng này đã khiến một số quốc gia đặt câu hỏi liệu luật pháp EU có phải đang ngăn chặn việc nhập khẩu LNG.
Tương tự, không có biện pháp trừng phạt nào được thực hiện đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga, cụ thể là Hungary - nơi công ty nhà nước Nga Rosatom sẽ mở rộng nhà máy Paks. Theo Eurostat, việc nhập khẩu của châu Âu từ ngành công nghiệp hạt nhân Nga đã lên tới gần 750 triệu euro vào năm 2022. Cơ quan hạt nhân của EU, Euratom, cho biết Nga đã cung cấp 1/5 lượng uranium được sử dụng bởi các công ty tiện ích của EU vào năm 2021, cũng như 1/4 dịch vụ chuyển đổi và 1/3 dịch vụ làm giàu uranium, theo dữ liệu mới nhất.
Bộ Năng lượng Pháp đã bác bỏ một phần của báo cáo Greenpeace vào tháng trước, rằng Paris đã đẩy mạnh việc nhập khẩu uranium làm giàu từ Nga kể từ khi cuộc chiến diễn ra. Pháp cho biết việc dừng hợp đồng với Nga sẽ tốn kém hơn là tiếp tục.
Năm ngoái, EU đã mua kim cương Nga trị giá 1,4 tỷ euro, theo Eurostat. Bỉ, trung tâm giao dịch kim cương lớn nhất thế giới, đã khiến "phe diều hâu" ở EU khó chịu, khi kêu gọi EU không hành động một mình trong vấn đề kim cương Nga.
Nhập khẩu phân bón Nga của châu Âu lên tới 2,6 tỷ euro vào năm ngoái, tăng hơn 40% so với năm 2021, mức giá cao hơn do khối lượng bị giảm, theo Eurostat. Trong khi kali từ Nga và Belarus phải chịu những hạn chế đáng kể hoặc thậm chí là lệnh cấm ở EU thì các loại phân bón khác, bao gồm urê, lại được lưu thông tự do.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế từ lâu đã kêu gọi giảm quyền tiếp cận của Nga đối với các hoạt động vận động hành lang của EU và thực hiện các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với những thực thể đi giúp đỡ các quốc gia đã bị trừng phạt, như trường hợp ở Mỹ.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin.
Qua các con số ở trên, có thể thấy 10 vòng trừng phạt của EU nhằm vào Nga đã không còn tác dụng như mong muốn. Như nắm được tín hiệu này, ngày 29/3, trả lời phỏng vấn trên trang tin tiếng Nga RTVI, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin đưa ra danh sách gồm 10 điểm mà Chính phủ Ukraine cần làm để chấm dứt xung đột Nga - Ukraine. Nga đã sẵn sàng cho một giải pháp hòa bình tại Ukraine nhưng yêu cầu tuân thủ một số điều kiện, bao gồm việc phương Tây khôi phục cơ sở hạ tầng bị lực lượng vũ trang Ukraine phá hủy bằng tiề.n túi của mình, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin cho biết. Nga sẵn sàng "đưa ra các đề xuất hợp lý cho một giải pháp hòa bình", nhưng Ukraine lại "tiếp tục dựa vào một giải pháp quân sự cho cuộc xung đột", ông nói thêm. Theo ông, một "nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài" ở Ukraine và châu Âu là có thể nếu đáp ứng các điều kiện sau: "Chấm dứt chiến sự của các nhóm vũ trang Ukraine, đồng thời ngừng việc cung cấp vũ khí từ các nước phương Tây; rút lính đán.h thuê nước ngoài khỏi lãnh thổ Ukraine; Ukraine đảm bảo quy chế trung lập; bác bỏ việc Ukraine gia nhập NATO và EU; xác lập tình trạng phi hạt nhân tại Ukraine; chính quyền Kiev và cộng đồng quốc tế công nhận thực tế lãnh thổ mới".
Ngoài ra, ông Mikhail Galuzin nhấn mạnh rằng các điều kiện cấp thiết để chấm dứt xung đột là "phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine, bảo vệ quyền của người dân nói tiếng Nga, ngôn ngữ và dân tộc thiểu số Nga, được di chuyển xuyên biên giới tự do với Nga, dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Nga của Ukraine và phương Tây, rút lại các yêu sách, ngưng các thủ tục tố tụng liên quan đến Nga và các thể nhân và pháp nhân của nó". "Điều quan trọng là phải khôi phục lại cơ sở hợp đồng và pháp lý của Ukraine với Nga và CIS, cũng như mức án phí của phương Tây, cơ sở hạ tầng dân sự bị lực lượng vũ trang Ukraine phá hủy sau năm 2014", ông nói thêm.
Hiện Ukraine chưa lên tiếng về yêu sách 10 điểm trên. Vào tháng 11/2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đề xuất "công thức hòa bình" - gồm 10 điểm để giải quyết xung đột, bao gồm việc Nga rút quân đội khỏi lãnh thổ Ukraine, khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, chấm dứt chiến sự và tổ chức phiên tòa luận tội Nga.
Nga phản hồi đề xuất ngừng bắ.n tạm dừng xung đột Ukraine Nga cho rằng đề xuất ngừng bắ.n không phải con đường dẫn đến hòa bình ở Ukraine, song Moscow sẵn sàng xem xét các đề xuất giải quyết xung đột. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (Ảnh: Tass). "Chúng tôi ngày càng lo ngại hơn về những gì chúng tôi nghe được từ phương Tây gần đây. Phương Tây - Brussels, London, Paris, Washington...