Toàn cầu hoá có thể đã qua thời đỉnh cao sau dịch COVID-19 và xung đột Ukraine
Đại dịch COVID-19 và cuộc chiến Ukraine được xem là sự đánh dấu một bước ngoặt sang kỷ nguyên phi toàn cầu hóa.
Sự cố tàu Ever Green mắc kẹt trên kênh đào Suez từng gây đình trệ các nguồn cung cấp toàn cầu. Ảnh: DW
Đầu tiên, cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 đã bộc lộ những vết nứt trong sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế của các nước trên thế giới. Và lúc này, cuộc chiến ở Ukraine lại đang gây bão trên các thị trường hàng hóa. Đây có thể là những tấm biển chỉ dẫn trên con đường phi toàn cầu hóa – điều có thể sẽ định hình lại thế giới của chúng ta.
Chắc chắn bạn đã nghe nói nhiều về toàn cầu hóa. Nhưng còn phi toàn cầu hoá là gì? Sự gián đoạn chuỗi cung ứng, chi phí tăng cao, thiếu hụt nguồn cung – những thực tế hàng ngày này đều có thể liên quan với một quá trình được gọi là phi toàn cầu hoá.
Một số chuyên gia thậm chí còn coi cuộc chiến ở Ukraine, cùng với đại dịch COVID-19, là sự đánh dấu một bước ngoặt đối với kỷ nguyên phi toàn cầu hóa. Nhưng thế giới mới đó sẽ như thế nào? Dưới đây là những phân tích của tờ DW (Đức):
Toàn cầu hóa và mặt trái
Các chuyên gia thường mô tả ba loại toàn cầu hóa: toàn cầu hóa kinh tế, xã hội và chính trị. Toàn cầu hóa kinh tế là sự hội nhập của nền kinh tế thế giới về mặt thương mại. Quá trình này chắc chắn vấp phải cả những quan điểm ủng hộ và chỉ trích. Phe ủng hộ tuyên bố toàn cầu hóa đưa mọi người thoát khỏi đói nghèo và nâng cao mức sống.
Trẻ em lục tìm phế liệu trong thùng rác ở Beirut, Liban, ngày 17/6/2021. Ảnh: DW
Tuy nhiên, phần thưởng của toàn cầu hóa kinh tế không được chia đều. Andreas Wirsching, Giáo sư lịch sử tại trường LMU ở Munich, khẳng định: “Trên bình diện quốc tế hay các xã hội công nghiệp hóa, bất bình đẳng gia tăng. Toàn cầu hóa kinh tế đã dẫn đến nhiều người chiến thắng, nhưng cũng không ít kẻ thua cuộc – đó là điều không thể phủ nhận”.
Cora Jungbluth, nhà kinh tế và chuyên gia cao cấp tại Viện Bertelsmann Stiftung ở Đức, chỉ ra những mặt trái của toàn cầu hóa cũng bao gồm các hậu quả xã hội và sinh thái.
Người biểu tình chống toàn cầu hoá. Ảnh: AP
Video đang HOT
Toàn cầu hóa đang thoái trào?
Nếu như toàn cầu hóa phản ánh quá trình gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, thì phi toàn cầu hóa đánh dấu sự rút lui khỏi hội nhập kinh tế toàn cầu. Và có những dấu hiệu cho thấy điều này đã xảy ra trong một khoảng thời gian vừa qua.
Một thước đo quan trọng của toàn cầu hóa – tỷ trọng của thương mại trong GDP toàn cầu – đã đạt đỉnh vào năm 2008 khi bắt đầu cuộc suy thoái.
Douglas Irwin, Giáo sư kinh tế tại Đại học Dartmouth, Mỹ, giải thích: “Tỷ lệ xuất khẩu /GDP trên toàn thế giới đã tăng khá đáng kể trong thập niên 1990 và 2000. Nhưng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, tỉ lệ này đi ngang rồi giảm xuống”.
Ông Irwin và các chuyên gia khác lưu ý rằng điều này có liên quan đến chủ nghĩa dân túy và các chính sách kinh tế bảo hộ. Nhưng khi đó vẫn còn có những yếu tố quan trọng khác thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.
Biểu đồ tỉ lệ thương mại so với GDP trên toàn cầu. Có thể thấy biểu đồ đạt đỉnh cao vào năm 2008, sau đó đi xuống. Ảnh: DW
Tuy nhiên sau đó thế giới lại trải qua đại dịch COVID-19. Về mặt kinh tế, cuộc khủng hoảng COVID-19 gây gián đoạn chuỗi cung ứng, dẫn đến hậu quả là thiếu hàng hoá, tăng giá, tích trữ…
Megan Greene, một nhà kinh tế học và nghiên cứu sinh cao cấp tại Trường Harvard Kennedy, giải thích: “Đại dịch đã chuyển dịch xu hướng từ sản xuất đúng lúc sang giữ hàng tồn kho”. Bà Greene mô tả hệ thống dự phòng mới này là “chuỗi cung ứng toàn cầu cộng với các kế hoạch dự phòng”, để các công ty không bị chao đảo khi có sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Rồi tiếp đến là cuộc khủng hoảng Ukraine. Người tiêu dùng hầu khắp thế giới đã cảm nhận được tác động của xung đột tại Ukraine, cùng với các lệnh trừng phạt chống Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và sản phẩm nông nghiệp. Châu Âu cần năng lượng hóa thạch từ Nga trong khi toàn thế giới thì cần các sản phẩm nông nghiệp từ Nga và Ukraine.
Sự gián đoạn xuất khẩu do chiến tranh và các lệnh trừng phạt đang dẫn đến việc tăng giá nhiều mặt hàng. Mặt khác, các lệnh trừng phạt chống lại Nga đang cô lập nền kinh tế lớn này với phần còn lại của thế giới.
Các nhà kinh tế học nhìn thấy ở đây không chỉ là sự tan rã của các thị trường được kết nối với nhau, mà còn là sự không chia sẻ được những tiến bộ mà toàn cầu hóa đã mang lại.
Người Nga đổ xô tới nhà hàng McDonald đầu tiên vào năm 1990, và thương hiệu này hiện đang đóng cửa hàng trăm nhà hàng tại Nga. Ảnh: AP
Kết thúc kỷ nguyên toàn cầu hóa?
Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính 2008-2009, tiếp theo là chủ nghĩa bảo hộ bằng thuế quan, tái cấu trúc chuỗi cung ứng do đại dịch, rồi đến sự tan rã của các thị trường hàng hóa liên kết chặt chẽ vì xung đột Ukraine – là những yếu tố khiến ông Petersen kết luận: “Có thể bây giờ chúng ta đang ở giai đoạn đầu của một kiểu phi toàn cầu hoá”.
Nhà kinh tế Greene chỉ ra rằng không có chỉ số nào để đo lường toàn cầu hóa, nhưng bà thừa nhận “đỉnh cao của toàn cầu hóa đang ở phía sau chúng ta – tôi có thể nói rằng chúng ta đang thấy toàn cầu hóa tiến triển chậm hơn nhiều so với trước đây, nhưng chúng ta vẫn chưa ở trong lãnh địa của phi toàn cầu hóa”.
Trung Quốc đối mặt với làn sóng COVID-19 nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch
Trung Quốc đang nỗ lực ứng phó trước đợt bùng phát COVID-19 nghiêm trọng nhất trong hai năm qua.
Người dân xếp hàng dưới tuyết chờ đến lượt xét nghiệm tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Ảnh: AP
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), sau hai ngày vượt quá 1.000 ca/ngày, số ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng tại Trung Quốc đã tăng lên trên 3.100 ca tại 16 tỉnh cũng như 4 thành phố lớn, bao gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải và Trùng Khánh. Trung Quốc đã cho phép sử dụng phổ biến bộ xét nghiệm nhanh kháng thể (RAT) nhằm kiểm soát đại dịch.
Trong một báo cáo ngày 13/3 của Ủy Bản Y tế Quốc gia (NHC), các ca mắc có triệu chứng tăng gấp ba lần, từ 476 lên 1.807 ca chỉ sau một ngày. Trong khi đó, các ca mắc không triệu chứng cũng tăng từ 1.048 lên 1.315 ca.
Một số giới chức y tế địa phương cho rằng nguyên nhân khiến làn sóng COVID-19 mới lây lan mạnh là do biến thể Omicron. Biến thể này gây ra triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với biến thể virus Corona ban đầu.
"Thủ phủ" công nghệ Thâm Quyến thông báo sẽ triển khai ba đợt xét nghiệm COVID-19 trên toàn thành phố trong tuần này.
Trong một tuyên bố ngày 13/3, chính quyền thành phố cho biết dịch vụ phương tiện công cộng bao gồm xe buýt và tàu điện ngầm sẽ tạm ngừng hoạt động từ ngày 14/3. Người dân được khuyến cáo làm việc tại nhà và chỉ ra ngoài để mua các nhu yếu phẩm. Tất cả du khách muốn xuất ngoại phải nộp kết quả xét nghiệm âm tính được thực hiện trong vòng 24 giờ trước đó.
Tina Su, một người mẹ hai con đang làm việc sống ở quận Nanshan, cho biết tình hình ở Thâm Quyến có vẻ đáng lo ngại hơn hai năm trước.
"Chúng tôi được khuyến cáo ở nhà trong cả tuần. Tôi thực hiện xét nghiệm PCR gần như mỗi ngày trong 25 ngày qua. Điều này đã tạo sức ép về nguồn nhân lực cũng như chi phí cho giới chức y tế địa phương", cô Tina chia sẻ.
Hầu hết số ca mắc mới tại Trung Quốc được ghi nhận tải tỉnh Cát Lâm, với 2.156 ca, trong đó có 1.412 ca có triệu chứng.
Zhang Yan, một quan chức y tế cộng đồng phụ trách chống dịch của tỉnh, cho hay các thành phố thuộc tỉnh Cát Lâm và thủ phủ Trường Xuân đã tiến hành xét nghiệm diện rộng để kiểm soát các ổ lây nhiễm.
Ông Jing Junhai, bí thư tỉnh ủy Cát Lâm, khẳng định cung cấp đủ nhu yếu phẩm ngày cho thị trường, đồng thời cam kết sẽ ngăn chặn mọi hành vi che giấu mức độ nghiêm trọng của đại dịch.
NHC đã cấp phép sử dụng phổ biến đối với bộ dụng cụ test kit từ ngày 11/3, sau khi Thủ tướng Lý Khắc Cường thông báo sẽ tinh chỉnh chiến lược "zero-COVID" của quốc gia.
Quan chức Zhang cho biết tỉnh Cát Lâm khuyến khích việc sử dụng kit test nhanh để ngăn chặn chuỗi lây truyền virus. Tỉnh cũng dự kiến đưa vào hoạt động bệnh viện dã chiến với 1.500 giường bệnh ở thủ phủ Thường Xuân - nơi đã áp dụng lệnh phong tỏa từ ngày 12/3.
Bên khu vực ven biển phía Đông, trung tâm tài chính Thượng Hải và thành phố cảng Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông) cũng đang chật vật ứng phó với các đợt bùng phát nghiêm trọng.
Người dân tại hai thành phố được khuyến cáo hạn chế tất cả những hoạt động đi lại không cần thiết. Du khách nhập cảnh và xuất cảnh đều phải xuất trình kết quả âm tính COVID-19 trong 48 giờ đồng hồ. Thượng Hải đã đóng cửa 157 công viên và dự kiến đóng tiếp 45 công viên khác. Dịch vụ xe buýt công cộng đã ngưng phục vụ. Khuôn viên các trường đại học cũng hạn chế các hoạt động.
Tại thủ đô Bắc Kinh, du khách trong 7 ngày đầu tiên tới thành phố không được tham gia các buổi tụ tập hay bữa ăn đông người.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Sun Chunlan đánh giá đợt bùng phát COVID-19 hiện nay là "phức tạp và nghiêm trọng", do đó hối thúc giới chức y tế nỗ lực kiểm soát các ổ dịch.
Theo báo tỉnh Nanfang Daily, 6 quan chức ở Đông Quan (tỉnh Quảng Đông) đã bị sa thải vì vi phạm công tác xử lý dịch trong đợt dịch bùng phát tại thành phố công nghiệp bắt đầu vào ngày 1/3.
Hội nghị An ninh Munich: Tìm giải pháp cho các vấn đề toàn cầu Hội nghị An ninh Munich (MSC) lần thứ 58 ngày 18/2 bắt đầu diễn ra tại khách sạn Bayerischer Hof ở thành phố Munich, thủ phủ bang Bayern, miền Nam nước Đức. Không giống như năm ngoái phải diễn ra theo hình thức trực tuyến, hội nghị năm nay được tổ chức trực tiếp với sự tham dự của khoảng 600 đại biểu...