Toàn cảnh vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Nga
Hôm qua, phía an ninh Nga thông báo đã bắt giữ 11 nghi phạm trong vụ tấn công chết chóc khiến ít nhất 133 người chết, hơn 100 người khác bị thương tại buổi biểu diễn nhạc rock ở ngoại ô Moscow.
Đến tối qua, Nga thông báo đã bắt được toàn bộ 4 tay súng, chứ không phải 5 như thông tin ban đầu, được cho là đã tham gia vụ tấn công trên. Phát biểu trước toàn dân tối qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ truy lùng và trừng phạt những kẻ đứng sau vụ việc này.
Tình trạng của tổ hợp Crocus City sau khi phía Nga dập lửa thành công ngày 23.3. Ảnh Reuters
VN lên án vụ khủng bố
Ngày 23.3, được tin vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Crocus (Moscow, Nga) tối 22.3 (giờ địa phương) khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gửi điện chia buồn đến Tổng thống Nga Vladimir Putin; Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn đến Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi điện chia buồn đến Chủ tịch Hội đồng liên bang Quốc hội Nga Valentina Matvienko và Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Nga Vyacheslav Volodin; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng gửi điện chia buồn đến Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Cùng ngày, liên quan vụ tấn công khủng bố trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Phạm Thu Hằng nêu rõ: “Chúng tôi hết sức bàng hoàng khi nhận được thông tin về vụ tấn công khủng bố dã man này và xin gửi đến Chính phủ, nhân dân Nga cùng gia đình các nạn nhân lời thăm hỏi và chia buồn sâu sắc nhất”. Người phát ngôn khẳng định, VN lên án mạnh mẽ hành vi tấn công khủng bố dưới mọi hình thức và tin tưởng chắc chắn rằng những kẻ thủ ác sẽ bị trừng trị thích đáng.
Theo Đại sứ quán VN tại Nga, đến nay chưa ghi nhận có công dân VN là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân VN gặp nạn.
Mỹ nói chỉ IS chịu trách nhiệm vụ tấn công làm 133 người chết gần Moscow
TASS đưa tin nhóm người bị bắt giữ trên đường đến biên giới Ukraine. Một trong các nghi phạm khai nhận đã tham gia vụ tấn công “vì tiền, khoảng 500.000 rúp (khoảng 140 triệu đồng)”. Người này cho hay được liên lạc qua Telegram và phía thuê đã cung cấp vũ khí.
Trước thông tin trên từ Nga, ông Andriy Yusov, phát ngôn viên Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine, khẳng định chính quyền Kyiv không liên quan đến vụ tấn công khủng bố vừa xảy ra trên lãnh thổ Nga, theo Reuters.
Ủy ban Điều tra Nga cho hay, đến khuya qua, số nạn nhân tử vong đã tăng lên 133 người.
Tấn công trong nhà hát
Khuya 22.3, một nhóm các tay súng đã nổ súng về phía những người chuẩn bị xem ban nhạc rock tên Piknik biểu diễn tại tổ hợp Crocus City thuộc Krasnogorsk, thành phố ở rìa tây Moscow. Nơi đây cách Điện Kremlin khoảng 20 km, có sức chứa 6.200 người, và toàn bộ vé của buổi nhạc rock đều được bán hết. Vụ việc xảy ra khi khán giả đang ổn định chỗ ngồi để buổi biểu diễn bắt đầu, TASS đưa tin.
Đám khói đen bốc lên từ hướng vụ cháy khuya 22.3. Ảnh Reuters
Ủy ban Điều tra Nga cho biết các tay súng mặc đồ quân sự, xả súng trường tự động Kalashnikov vào những người có mặt trong khán phòng. Những tiếng la hét vang lên trong lúc các nạn nhân tìm cách chạy trốn. Một số nạn nhân nằm bất động sau khi bị trúng đạn, trong khi những người còn lại chạy về hướng lối thoát hiểm. “Tình trạng giẫm đạp xảy ra. Mọi người chạy về hướng thang cuốn”, Reuters dẫn lời một nhân chứng.
Nghi phạm gây vụ khủng bố kinh hoàng ở Moscow khai gì?
Một nhân chứng kể với kênh Mash Telegram của Nga rằng những kẻ tấn công để râu quai nón, hành động như được trải qua huấn luyện chuyên nghiệp. “Vào thời điểm tiến vào khán phòng, bọn chúng bắn hạ các bảo vệ và những người đứng gần cửa. Kế đến, bọn chúng phong tỏa cửa chính”, theo lời nhân chứng.
Trong một clip, 3 tay súng tiếp tục nã đạn ở khoảng cách gần vào các thi thể tại tiền sảnh của khán phòng. Nhóm tay súng cũng kích hoạt các thiết bị nổ trong lúc tổ chức cuộc tấn công. Ít nhất 2 vụ nổ đã xảy ra bên trong khán phòng sau khi các tay súng bắt đầu tấn công. Kế đến, nhóm tấn công châm lửa đốt khán phòng.
Ảnh chụp từ clip nhân chứng quay các tay súng tham gia. Ảnh Reuters
Vụ cháy lan khắp diện tích gần 13.000 m 2 và cần nhiều giờ để có thể kiểm soát. Phần mái của khán phòng sụp xuống. Phía Nga nhanh chóng triển khai các trực thăng chữa cháy để khống chế đám cháy. Ít nhất 70 xe cứu thương cũng được đưa đến hiện trường.
Vụ khủng bố kinh hoàng ở Nga: Nếu do IS thì vì động cơ gì?
Vụ bắt giữ gần biên giới Ukraine
Interfax dẫn thông tin từ Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận được báo cáo từ Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) về việc bắt giữ 11 nghi phạm, trong đó có 4 tay súng tham gia vụ tấn công.
FSB cũng xác nhận thông tin về việc bắt giữ và cho biết thêm các nghi phạm khi bị bắt đang tìm cách vượt biên giới Nga sang Ukraine và có liên lạc với người ở Ukraine. Trước đó, cố vấn Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak khẳng định chính quyền Kyiv không liên quan vụ tấn công này. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) lên tiếng xác nhận đã tổ chức vụ tấn công trên, nhưng không cung cấp thêm chi tiết. Nga chưa có kết luận về chủ mưu vụ việc.
Cảnh sát tuần tra bên ngoài hiện trường sau vụ tấn công. Ảnh AFP
Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin thông báo hủy toàn bộ các sự kiện văn hóa, thể thao và những sự kiện công chúng khác vào cuối tuần này, trong khi các công ty đường sắt và dịch vụ công cộng tăng cường công tác an ninh. Hàng chục người xếp hàng bên ngoài Trung tâm huyết học Gavrilov ở Moscow để hiến máu cho các nạn nhân.
Vụ tấn công hôm 22.3 (giờ Moscow) là vụ tấn công đẫm máu nhất xảy ra trên lãnh thổ Nga kể từ khi trường học Beslan bị vây bủa năm 2004, khiến 334 người tử vong, trong đó có 186 học sinh.
Phản ứng của thế giới
Các nhà lãnh đạo thế giới đã lên án vụ tấn công khủng bố ở Nga. Theo Tân Hoa xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên án mạnh mẽ vụ tấn công và gửi lời chia buồn đến Tổng thống Putin. Phát ngôn viên Nhà Trắng John Kirby nói “những hình ảnh thật khủng khiếp” và gửi lời quan tâm đến các nạn nhân trong vụ tấn công. EU bày tỏ “bị sốc và kinh hoàng” khi nghe tin tức từ Nga. Còn chính quyền Palestine khẳng định tình đoàn kết và ủng hộ đối với giới lãnh đạo và người dân Nga trong thời khắc khó khăn này. Về phần mình, HĐBA lên án ở mức độ mạnh mẽ nhất đối với hành động tấn công khủng bố tàn bạo và hèn nhát tại khán phòng Crocus City Hall ở TP.Krasnogorsk.
Mỹ nói đã cảnh báo Nga về nguy cơ tấn công khủng bố
Hôm qua, Nhà Trắng cho biết đã nhận được tin tình báo về “một âm mưu tấn công khủng bố” ở Moscow hồi đầu tháng. Reuters dẫn lời người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Adrienne Watson cho hay âm mưu tấn công “nhiều khả năng nhằm vào những sự kiện đông đúc người tham gia, bao gồm các buổi biểu diễn âm nhạc”, và chuyển thông tin đó cho Moscow. TASS dẫn lời một nguồn tin thuộc tình báo Nga xác nhận Mỹ đã cảnh báo Nga về một âm mưu tấn công khủng bố, nhưng chỉ mang tính chất chung chung và không có thông tin cụ thể.
Vụ khủng bố kinh hoàng ở Nga: Nếu do IS thì vì động cơ gì?
Vụ tấn công tại Moscow (Nga) làm hơn 60 người thiệt mạng mà tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nhận trách nhiệm cho thấy mối đe dọa dai dẳng của chủ nghĩa khủng bố toàn cầu.
Các tay súng mặc quân phục đã tấn công phòng hòa nhạc tại tòa nhà Crocus City ở vùng Moscow của Nga vào tối 22.3. Vụ tấn công được giới chức Nga cho là khủng bố khiến ít nhất 60 người thiệt mạng và 100 người khác bị thương, theo TASS.
Các nhân viên của Ủy ban Điều tra Nga làm việc tại hiện trường vụ tấn công ở vùng Moscow. Ảnh REUTERS
Cảnh báo của Mỹ
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), đặc biệt là nhánh của lực lượng này tại Afghanistan gọi là Nhà nước Hồi giáo Khorasan tự xưng (IS-K), đã nhận trách nhiệm vụ tấn công này và nói các tay súng đã rút lui an toàn sau khi ra tay.
Nhà chức trách Nga chưa bình luận gì về tuyên bố này trong khi Reuters dẫn lời hai quan chức Mỹ tiết lộ Washington có nguồn tình báo để xác nhận tuyên bố nhận trách nhiệm của IS trong vụ tấn công mới nhất tại Moscow. Các quan chức cho hay Mỹ đã cảnh báo Nga trong vài tuần qua về nguy cơ tấn công.
Vụ khủng bố kinh hoàng ở Nga: Nếu do IS thì vì động cơ gì?
"Trong tháng này, chính quyền Mỹ có thông tin về một vụ tấn công khủng bố được lên kế hoạch tại Moscow, có khả năng nhắm vào những nơi đông người như buổi hòa nhạc. Điều này đã thúc đẩy Bộ Ngoại giao ban bố cảnh báo công khai đối với người Mỹ tại Nga. Chính quyền Mỹ cũng chia sẻ thông tin này cho giới chức Nga theo chính sách 'nghĩa vụ cảnh báo' có từ lâu", phát ngôn viên Adrienne Watson của Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng cho biết.
Hồi năm 2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảm ơn Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump vì đã cung cấp thông tin giúp ngăn chặn hành động khủng bố tại Nga. Lời cảnh báo của Mỹ được cho là đã giúp Nga phá âm mưu tấn công khủng bố tại thành phố Saint Petersburg.
Đại sứ quán Mỹ tại Nga ngày 8.3 cảnh báo rằng các thành phần cực đoan có kế hoạch tấn công tại Moscow và đã khuyến cáo công dân nên rời khỏi Nga. Cảnh báo được đưa ra chỉ vài giờ sau khi lực lượng an ninh Nga cho biết đã phá một âm mưu xả súng của IS tại một thánh đường Do Thái.
IS-K là tổ chức nào?
Theo tờ Times of India, IS-K nổi lên tại miền đông Afghanistan vào năm 2014, lấy tên theo một vùng lịch sử từng bao trùm một phần Iran, Turkmenistan và Afghanistan.
Nhà hát Crocus City Hall tại thành phố Krasnogorsk, vùng Moscow ngày 23.3. Ảnh AFP
Cũng như IS, IS-K là lực lượng khét tiếng tàn bạo và vì những hoạt động cực đoan. Những chiến dịch của Taliban và lực lượng Mỹ đã khiến IS-K bị giảm sức mạnh từ năm 2018, nhưng tổ chức này vẫn là mối đe dọa lớn tại khu vực. Năm 2021, liên minh Mỹ và phương Tây rút khỏi Afghanistan khiến năng lực chiến đấu và thu thập tình báo về các nhóm cực đoan này bị suy giảm.
IS-K đã nhận trách nhiệm nhiều vụ tấn công, chủ yếu tại Afghanistan và những vùng lân cận, trong đó nổi bật là một vụ tấn công đại sứ quán Nga tại Kabul vào tháng 9.2022 và vụ tấn công sân bay Kabul năm 2021 khiến nhiều dân thường và quân nhân thiệt mạng lúc Mỹ rút quân.
Khủng bố kinh hoàng ở Moscow: Đã bắt giữ 4 nghi phạm xả súng
IS-K được cho là thường tấn công mà không cảnh báo trước, gây ra mối đe dọa thường trực cho an ninh khu vực và quốc tế.
Theo Times of India, nếu được xác nhận IS-K đứng sau vụ tấn công ngày 22.3, một trong những lý do IS-K nhắm đến Nga có thể là do sự can thiệp quân sự của nước này tại Trung Đông, đặc biệt là tại Syria. Nga có căn cứ quân sự tại Syria và từng điều quân đến hỗ trợ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad để chống IS và các nhóm cực đoan khác.
Thái độ chống đối Nga của những tay súng người Trung Á của IS-K xuất phát từ mâu thuẫn lịch sử cũng có thể là yếu tố thúc đẩy tổ chức này thực hiện các cuộc tấn công trên đất Nga.
Trong một phiên điều trần tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ hồi giữa tháng này, tư lệnh Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ tại khu vực Trung Đông Michael Kurilla nói rằng IS-K có thể thực hiện một chiến dịch tại châu Âu hoặc châu Á trong vòng 6 tháng tới mà không có cảnh báo gì. Tình báo Mỹ từng đưa ra đánh giá tương tự về năng lực của IS-K trước vụ tấn công tại sân bay Afghanistan vào năm 2021.
Nga đặt dấu hỏi về phản ứng của Mỹ sau vụ tấn công tại Moscow Nga đã đặt dấu hỏi về phản ứng của Mỹ ngay sau vụ tấn công khủng bố tại Moscow, sau khi Washington nói chưa thấy bằng chứng Ukraine liên quan. Phát ngôn viên John Kirby của Hội đồng An ninh quốc gia thuộc Nhà Trắng ngày 22.3 lên án vụ tấn công khủng bố tại Moscow, sau khi các tay súng khai hỏa...