Toàn cảnh TP.HCM sau 7 ngày áp dụng Chỉ thị 16
Sau 7 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, TP.HCM đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Thành phố đang tiếp tục tranh thủ “thời gian vàng” còn lại để khống chế dịch bệnh.
Đa số ca bệnh phát hiện trong khu cách ly, phong tỏa
Tại cuộc họp sơ kết 7 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, trong 7 ngày vừa qua, thành phố ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng nhanh. Tuy nhiên, đa số ca nhiễm được ghi nhận tại các khu cách ly, phong tỏa. Hiện tại các cơ sở điều trị COVID-19 đang điều trị cho 15.990 bệnh nhân, trong đó 246 ca đang thở máy, 7 trường hợp cần can thiệp ECMO. Thành phố đang cách ly tập trung 14.968 người và cách ly tại nhà là 37.400 người.
Bệnh nhân COVID-19 nặng đang được điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM
Thành phố đã thành lập Sở Chỉ huy phòng chống dịch COVID-19 đặt tại trụ sở UBND TP để theo dõi, xử lý nhanh chóng tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Nhằm thực hiện nhiệm vụ điều phối, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2, thành phố đã thành lập Trung tâm điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2 đặt tại trụ sở UBND TP.
Bên cạnh đó, thành phố cũng thành lập các trung tâm, gồm: Trung tâm thông tin, phân tích dữ liệu nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19; Trung tâm mua sắm trang thiết bị y tế tạm thời, để kịp thời mua sắm các trang thiết bị y tế; Trung tâm điều phối tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Trong thời gian qua, thành phố đã có nhiều biện pháp về tăng năng lực cách ly, tăng cường giám sát trong khu cách ly tập trung và khu phong tỏa; Phát huy tổ giám sát tuyên truyền phòng chống dịch tại cộng đồng trong khu vực phong tỏa; Yêu cầu người dân phải ở nhà, hộ gia đình cách ly hộ gia đình…
Riêng về năng lực điều trị, dưới áp lực gia tăng các ca bệnh, trong 3 ngày qua, thành phố đã sửa chữa đưa vào sử dụng 5 nhà chung cư làm bệnh viện dã chiến và đưa vào sử dụng 1 bệnh viện 1.000 giường hồi sức. Đồng thời đã chuẩn bị 39.240 giường điều trị tại 23 BV điều trị COVID-19.
TP.HCM vừa chính thức đưa vào hoạt động BV Hồi sức COVID-19 quy mô 1.000 giường
Về công tác tiêm vắc xin: Qua 4 đợt tiêm, tổng số lượt người đã được tiêm là 991.872 người, trong đó có 943.215 người tiêm mũi 1 và 48.657 mũi 2. Hiện đang lên kế hoạch chuẩn bị để trong tuần tới triển khai đợt 5 với khoảng 930 ngàn liều theo phân bổ vắc xin của Bộ Y tế.
Phát huy 5 trụ cột chống dịch
Tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhận định, thành phố đã thực hiện Chỉ thị 16 được 1 tuần. Nhìn chung, thành phố đã làm được nhiều việc. Công tác phòng chống dịch của đã chuyển sang trạng thái mới. Từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; cách thức tổ chức phòng chống dịch trên khắp địa bàn, đã có sự phân công rõ ràng, rành mạch. Việc hình thành các trung tâm điều phối trực thuộc ban chỉ đạo, đã bao quát các công việc. Cụ thể là từ xét nghiệm, thu thập dữ liệu, các điểm thu dung cách ly điều trị cho đến các tổ COVID-19 cộng đồng… đều đã có những cải tiến trong phương án chiến lược, đạt được nhiều hiệu quả.
Điển hình như: Công tác lấy mẫu đã có sự phối hợp test nhanh, PCR (mẫu đơn, mẫu gộp) đi vào trọng tâm, trọng điểm, nhận diện F0 sớm để các ly điều trị; công tác xét nghiệm đã đảm bảo nhanh không tồn mẫu; áp dụng đưa các vị trí vùng dịch lên bản đồ để truy vết hiệu quả…. Các biện pháp đang đi đúng hướng. Tuy nhiên trước diễn biến tình hình dịch bệnh phức tạp do chủng virus lây lan nhanh, nhiều nơi còn gặp khó khăn, lúng túng, vượt quá tầm kiểm soát. Để khắc phục những khó khăn, sắp tới, các biện pháp cần được tập trung toàn lực hơn với sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, toàn dân, nỗ lực quyết tâm cao độ.
Nhân viên y tế lấy mẫu theo sự điều phối. Công tác lấy mẫu đúng trọng tâm, trọng điểm, nhanh và chính xác
Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh: Công tác chống dịch tập trung vào 5 trụ cột, gồm Truy vết – Khoanh vùng – Cách ly – Điều trị và chuẩn bị tiêm vắc xin. Đây là những công việc làm thường xuyên. Tới đây thành phố cần thực hiện đồng bộ hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn và có trách nhiệm cụ thể rõ ràng hơn. Cập nhật các biện pháp mới Bộ Y tế công bố và hướng dẫn. Trong giai đoạn hiện nay, cần tập trung cao vào công tác điều trị những bệnh nhân nặng, người bệnh có bệnh nền, giảm thiểu tối đa tỷ lệ tử vong.
Đặc biệt, thành phố cần tính toán chuẩn bị những phương án, nếu tới đây các tỉnh đồng loạt thực hiện Chỉ thị 16. Mọi phương án cần tiếp tục bám sát, chăm lo đời sống cho nhân dân, không để trường hợp nào khó khăn do tác động của dịch bệnh.
Video đang HOT
Tăng tốc để đạt các mục tiêu phòng chống dịch COVID-19
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu các cấp, ban, ngành, quận, huyện và TP. Thủ Đức cần thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế thiếu sót trong những ngày vừa qua. Trong thời gian sắp tới cần phải đẩy mạnh hơn nữa những giải pháp cụ thể, đồng bộ và hiệu quả. Tăng tốc các chiến lược để tận dụng thời gian vàng khống chế dịch bệnh.
Cụ thể, vận hành và đưa vào hoạt động có hiệu quả các trung tâm: Trung tâm điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2; Trung tâm thông tin, phân tích dữ liệu nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19; Trung tâm mua sắm trang thiết bị y tế tạm thời để kịp thời mua sắm các trang thiết bị y tế; Trung tâm điều phối tiêm vắc xin phòng COVID-19. Các trung tâm trên hoạt động có hiệu quả các chức năng nhiệm vụ được giao.
Công tác xét nghiệm đảm bảo trả kết quả xét nghiệm nhanh, chính xác, là một trong những yếu tố tiên quyết, để kịp thời nhận diện F0 chuyển đến cơ sở điều trị.
Công tác điều trị cần tập trung nguồn lực điều trị những trường hợp F0 nặng, người bệnh nền, giảm thiểu các ca tử vong, rút ngắn thời gian chờ đợi chuyển các bệnh nhân nặng đến các bệnh viện tuyến trên. Nhanh chóng thiết lập trung tâm điều phối, có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin các bệnh nhân nặng, từ các bệnh viện; tăng khả năng tiếp nhận bệnh nhân tại các bệnh viện tuyến trên, kịp thời điều phối chuyển viện với bệnh nhân F0 nặng.
Thực hiện nghiêm quản lý, giám sát trong các khu cách ly tập trung. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly.
Về kiểm tra an toàn trong sản xuất, khu công nghệ cao, khu chế xuất, TP đã thành lập các tổ kiểm tra cần tăng cường giám sát, nhắc nhở các doanh nghiệm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch.
Trong tình hình hiện nay, bên cạnh đảm bảo nhu yếu phẩm đầy đủ cho người dân, các quận, huyện TP. Thủ Đức nhanh chóng hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng. Mục tiêu xuyên suốt là không để ai bị bỏ lại phía sau. Khẩn trương thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận hỗ trỡ tại các quận huyện, để tiếp nhận và giải quyết kịp thời các phản ánh của nhân dân.
Phó chủ tịch TP.HCM: Shipper giao đồ ăn được phép hoạt động
"Các hoạt động liên quan vận chuyển hàng hóa, giao hàng bằng môtô được tiếp tục duy trì như trong văn bản trước đó", Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết.
19h30 ngày 8/7, TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin về triển khai thực hiện Chỉ thị 16 tại TP.HCM và kỳ thi tốt nghiệp THPT. Họp báo diễn ra chậm hơn dự kiến 30 phút do cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM kéo dài.
Đầu buổi họp, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết trưa 8/7, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đã ký văn bản 2279 về áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo tinh thần của Chỉ thị 16.
TP.HCM hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Chỉ thị 16
Ông Đức nhấn mạnh nguyên tắc của lần áp dụng này là gia đình cách ly với gia đình, tổ dân phố - tổ nhân dân cách ly với tổ dân phố - tổ nhân dân, khu phố - ấp cách ly với khu phố - ấp, xã - phường - thị trấn cách ly với xã - phường - thị trấn, quận - huyện và thành phố Thủ Đức cách ly với quận - huyện và thành phố Thủ Đức.
TP.HCM sẽ thực hiện Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7. Ảnh: Phạm Ngôn.
"Mục đích chính là tận dụng thời gian giãn cách xã hội để siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch nhằm đạt kết quả cao nhất", ông Đức cho hay. Phó chủ tịch nhắc lại năm 2020, toàn quốc từng áp dụng Chỉ thị 16. Hiện, TP.HCM căn cứ trên nội dung của Chỉ thị 16 để ban hành văn bản 2279. Cơ bản đảm bảo giãn cách xã hội và duy trì hoạt động thiết yếu, hoạt động sản xuất nếu an toàn.
Ông Đức cho biết tinh thần là ngưng tất cả hoạt động không cần thiết. Cơ quan Nhà nước dừng cuộc họp không cần thiết, chỉ nhận hồ sơ trực tuyến, trừ trường hợp đặc biệt thì thủ trưởng cơ quan công bố cho người dân.
Về giao thông, thành phố sẽ hạn chế giao lưu không cần thiết trên đường nhưng vẫn phải duy trì, đảm bảo lưu thông hàng hóa, đảm bảo cung ứng dịch vụ thiết yếu như vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất, lương thực thực phẩm... Thành phố vẫn tiếp tục cho phép siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng cung cấp dịch vụ thiết yếu hoạt động để đảm bảo duy trì, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cấp thiết của người dân.
Hoạt động y tế và đảm bảo an ninh trật tự phải hoạt động ở mức cao nhất. Lực lượng y tế và vũ trang làm việc 100% công suất. Sở Giao thông Vận tải (GTVT) được giao nội dung liên quan đến ngừng hoạt động vận chuyển hành khách. Nhưng vận chuyển hàng hóa vẫn duy trì với loại hình cấp thiết.
Sở Y tế và các sở ngành liên quan phải tập trung chuẩn bị cơ sở chữa bệnh, cơ sở cách ly phải đảm bảo dự phòng trong tình huống diễn biến xấu. Cụ thể, ông Đức cho biết ngành y tế phải nâng quy mô để dự phòng trong trường hợp có đến 1.000 bệnh nhân nặng. UBND TP.HCM giao Sở Y tế thực hiện tiêm vaccine cho người dân an toàn và đúng tiến độ vì một trong những mục tiêu của thành phố là cố gắng đạt miễn dịch cộng đồng.
Phó chủ tịch khẳng định thành phố đã tính toán để đảm bảo duy trì các nguồn cung ứng. Chợ truyền thống đảm bảo an toàn vẫn được duy trì để đảm bảo cung cấp nhu cầu thiết yếu của người dân.
Shipper được hoạt động nhưng cấm dịch vụ ăn uống mang về
Tại họp báo, nhiều phóng viên đặt câu hỏi chi tiết về việc tạm dừng dịch vụ ăn uống mang về. Ông Đức cho biết các dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng môtô không phải chở người vẫn được duy trì.
Shipper được phép hoạt động. Ảnh: Phạm Ngôn.
"Các hoạt động liên quan vận chuyển hàng hóa, giao hàng bằng môtô vẫn được tiếp tục duy trì như trong văn bản", ông Đức cho biết.
Về câu hỏi liên quan dịch vụ ăn uống mang về, ông Đức cho biết trong Chỉ thị 10 đã cấm việc ăn uống tại chỗ, giờ thành phố cấm thêm mang về.
Làm rõ hơn quy định về tạm ngưng bán hàng mang về, ông Đức cho biết theo chỉ thị mới, chủ thể là người bán hàng dịch vụ ăn uống sẽ phải tạm ngưng bán mang về.
"Các dịch vụ nào được quy định là thiết yếu ví dụ như hiệu thuốc... Còn nếu tạp hóa bán nồi, niêu, xoong, chảo là hàng không thiết yếu", ông Đức cho hay.
Về việc di chuyển ra vào thành phố, ông Đức cho biết khi áp dụng Chỉ thị 16 thì người dân chỉ được ra đường để giải quyết nhu cầu cấp thiết, giãn cách nhà với nhà, phường với phường.
"Nếu người dân không lý giải được việc di chuyển thì chắc chắn là không được phép. Và di chuyển từ TP.HCM sang tỉnh khác cũng có quy định đã nói rõ. Ví dụ người từ TP.HCM sang tỉnh khác sẽ bị cách ly 7 ngày", ông Đức thông tin.
TP.HCM rất nỗ lực thống nhất với các tỉnh về quy trình để hạn chế việc ách tắc giao thông, hạn chế lưu thông hàng hóa và duy trì được việc phục vụ hoạt động thiết yếu. Chẳng hạn, thành phố thỏa thuận được đội xe để duy trì hoạt động cung ứng cho thành phố, chuyên chở hàng hóa thực phẩm phải vận chuyển từ Đà Lạt và miền Tây vào TP.HCM.
Ca nhiễm trong khu công nghiệp vẫn trong tầm kiểm soát
Về trách nhiệm của những cơ sở, địa phương để bùng phát dịch, Phó chủ tịch cho biết nếu do vô trách nhiệm, xao nhãng công việc để sự cố xảy ra đến mức phải truy trách nhiệm thì phải xử lý.
"Thời điểm xử lý cũng phải cân nhắc vì đang trong lúc căng thẳng chống dịch thì cần người lính ra trận", ông Đức cho hay.
Trước câu hỏi về xử phạt người vi phạm quy định phòng, chống dịch, ông Đức khẳng định bất kỳ ai vi phạm đều xử lý như nhau. Thành phố sẽ thực hiện xử phạt theo Nghị định 117/2020. Trách nhiệm xử lý cũng được quy định trong nghị định này.
Về tình hình lây nhiễm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, ông Đức cho biết hiện nay, các ca dương tính trong khu công nghiệp, khu chế xuất là có và vẫn may mắn là ca nhiễm còn khu trú trong phân xưởng và đến lúc này vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Một số nơi có phát sinh một số ca tương đối lớn là do chủng Delta có tốc độ lây rất ghê gớm.
Phương hướng hiện tại của thành phố là cục bộ hóa sản xuất để nếu lây nhiễm thì sẽ khu trú trong một cộng đồng nhất định, ví dụ như trong ca, trong kíp, trong phân xưởng. Phó chủ tịch cũng cho biết thực tế, có doanh nghiệp đã bị yêu cầu ngừng hoạt động vì chưa đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19.
TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 của thành phố vừa kết thúc chiều 8/7 và chỉ còn 5 giờ nữa, thành phố sẽ chính thức áp dụng Chỉ thị 16.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức chủ trì cuộc họp với sự tham dự của lãnh đạo Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Công Thương, Sở Giao thông Vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Thành ủy.
Trong 15 ngày thực hiện cách ly xã hội, TP.HCM yêu cầu người dân ở nhà, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.
UBND phường, xã, thị trấn tổ chức đội tuần tra, giám sát, hoạt động 24/24, không để xảy ra tập trung đông người, xử lý nghiêm người vi phạm công tác phòng, chống dịch. Đặc biệt, thành phố sẽ tăng cường xử phạt vi phạm hành chính với trường hợp ra khỏi nhà không thuộc các trường hợp quy định, không có lý do chính đáng.
TP.HCM cũng tạm dừng hoạt động bán vé số của đại lý vé số, bán vé số dạo, tạm dừng dịch vụ ăn uống mang về trong 15 ngày từ 0h 9/7.
Về hoạt động vận tải, TP.HCM dừng vận tải hành khách công cộng bằng ôtô (trừ trường hợp vì công vụ, đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, hàng hóa...). Hoạt động vận tải bằng môtô gồm xe dùng phần mềm ứng dụng công nghệ và xe ôm cũng phải tạm dừng.
UBND TP.HCM cũng yêu cầu công an thành phố tái tổ chức 12 chốt, trạm kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19.
Phó chủ tịch UBND Dương Anh Đức chủ trì họp báo về thực hiện Chỉ thị 16. Ảnh: Ngọc Tân.
Trước đó, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều tối 7/7, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đã công bố áp dụng Chỉ thị 16 trên toàn TP.HCM trong 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7.
Đây là lần thứ 4 TP.HCM thay đổi, kéo dài biện pháp giãn cách xã hội. Thành phố đã trải qua 2 đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 từ 31/5 đến hết 18/6; từ 19/6 đến nay, thành phố áp dụng Chỉ thị 10.
Ông Phong nhấn mạnh thành phố đã chuẩn bị đủ hàng hóa để cung ứng cho người dân và đề nghị người dân không tích trữ lương thực, thực phẩm, gây tập trung đông người tại các điểm mua, bán nhu yếu phẩm.
Từ ngày 27/4 đến trưa 8/7, TP.HCM ghi nhận 8.585 ca mắc mới, đang là ổ dịch lớn nhất trên cả nước.
Tiền hỗ trợ đã đến tay 212.000 lao động tự do ở TP.HCM Sau gần một tuần triển khai, đến hôm qua 15-7, hầu hết các quận, huyện và TP Thủ Đức tại TP.HCM đã hoàn tất chi hỗ trợ 1,5 triệu đồng đến tay mỗi người lao động tự do theo gói hỗ trợ 887 tỉ đồng của TP.HCM. Anh Huỳnh Năng Thiện - phụ trách chính sách và bảo trợ phường 15, quận 10,...