Toàn cảnh quá trình tìm kiếm MH370 mất tích
Trong hơn hai tuần, thế giới đã theo dõi từng “mẩu thông tin” về số phận bí ẩn của chiếc Boeing 777 số hiệu chuyến bay MH370. Đã có tới 26 quốc gia tham gia tìm kiếm nhưng cuối cùng vẫn chỉ là những sự phỏng đoán.
Đã có khoảng 26 quốc gia được kêu gọi và nhờ giúp đỡ trong chiến dịch tìm kiếm MH370.
Trong tuyên bố cuối cùng về số phận chuyến bay MH370, Thủ tướng Malaysia Razzak Najib đã cho biết, thông tin mới nhất từ các nhà điều tra đang cho thấy chiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines đã lâm nạn và lao xuống Ấn Độ Dương.
Nhưng ngay cả khi kết luận này là chính xác thì nó cũng để ngỏ nhiều câu hỏi đáng lo ngại hơn về chuyến bay MH370. Phải chăng nó bị tấn công? Nếu như vậy thì thủ phạm là kẻ nào? Phải chăng nó bị sự cố kỹ thuật? Những mảnh và thi thể của 239 người trên máy bay bao giờ được tìm thấy? Chiếc “hộp đen” hoặc bản ghi dữ liệu chuyến bay, bao giờ sẽ được phục hồi để giúp làm sáng tỏ những gì đã xảy ra với chiếc Boeing 777 và buộc nó phải rời khỏi đường bay của nó rồi lao đầu xuống một trong những vùng xa xôi nhất trên hành tinh này?
Tuy nhiên, kể cả khi Thủ tướng Malaysia đã tuyên bố kết luận cuối cùng về số phận của chuyến bay MH370 thì ông cũng không thể ngăn cản được những người khác tiếp tục nuôi hy vọng cho đến khi những bằng chứng đầy đủ được trình diện. Một tia hy vọng nhỏ nhoi nhất vẫn là một tia hy vọng.
Dưới đây là một số mốc thời gian chính của các sự kiện liên quan đến chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị mất tích:
- Ngày 8/3: chuyến bay MH370 cất cánh từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur lúc 00:41 (giờ địa phương) khởi hành đi Bắc Kinh. Dự kiến, nó sẽ hạ cánh xuống Bắc Kinh khoảng sáu giờ sau đó. Trên chiếc máy bay Boeing 777 là 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn.
- Sau khi bay đến độ cao 10.000m và đạt tốc độ ổn định, cả hai hệ thống phát tín hiệu của máy bay và tất cả các thông tin liên lạc từ buồng lái đột nhiên ngừng hoạt động. Vị trí của chiếc máy bay lúc đó được xác định là ở một nơi nào đó trên Vịnh Thái Lan. Những lời cuối cùng để trả lời kiểm soát không lưu của Malaysia của phi công chính Fariq Abdul Hamid nói lúc 1h19′ là: “Được rồi, chúc ngủ ngon”.
- Ngày 8/3: 5 giờ 30 phút, đội tìm tiếm và cứu hộ (SAR) chiếc máy bay mất tích MH370 được thành lập, gồm có 15 máy bay của Lực lượng Không quân Hoàng gia Malaysia. Vào 7h30 sáng, tức khoảng 1 giờ sau giờ hạ cánh dự kiến của chuyến bay MH370, Giám đốc điều hành của Malaysia Airlines, Ahmad Jauhari Yahya tuyên bố máy bay mất tích. Chuyến bay có 227 hành khách mang các quốc tịch: Malaysia (38), Trung Quốc (153) Indonesia (12), Australia (7), Pháp (3), Mỹ (3), New Zealand (2), Ukraine (2), Canada (2), Nga (1), Italy (1), Đài Loan (1), Hà Lan (1), Áo (1); cùng 12 thành viên phi hành đoàn.
- Chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ của nhiều quốc gia đã bắt đầu ở vùng Vịnh Thái Lan và liền kề Biển Đông. Các nhà chức trách đã bắt đầu tìm kiếm từ vị trí liên lạc cuối cùng của nó.
Video đang HOT
- Ngày 9/3: Tư lệnh quân đội Malaysia, Zulkifeli Mohd Zin cho biết chiến dịch tìm kiếm mở rộng từ Biển Đông cho tới eo biển Malacca. Một số nước gồm có Singapore, Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc và Mỹ đã triển khai người và phương tiện hỗ trợ tìm kiếm.
Radar của Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) đã bắt được tín hiệu của máy bay (được xác nhận sau đó) chuyển hướng về Tây của bán đảo Malaysia băng qua eo biển Malacca trước khi nó mất tích ở khu vực cách Penang 200 dặm về phía Tây Bắc vào lúc 2 giờ 15 phút sáng 8/3.
Tổng Giám đốc Cục Hàng không Dân dụng Malaysia Azharuddin Abdul Rahman xác nhận rằng, có hai hành khách trên chuyến bay sử dụng hộ chiếu đánh cắp dưới tên của một người Italy và một người Áo, cả hai người này trước đó đã báo việc mất hộ chiếu.
- Ngày 11/3: Cảnh sát Malaysia và Interpol tiết lộ danh tính hai người đàn ông sử dụng hộ chiếu đánh cắp là người Iran có tên là Pouria Nour Mohammad Mehrdad, 19 tuổi, và Delavar Seyed Mohammad Erza, 29 tuổi; cảnh sát cũng cho rằng hai người này dường như không có liên quan đến các nhóm khủng bố. Hai người này được cho là đang cố gắng nhập cư vào châu Âu.
- Ngày 13/3: Bộ trưởng GTVT Malaysia, Hishammuddin bác bỏ tuyên bố về việc máy bay mất tích đã bay thêm khoảng 4 giờ sau khi biến mất khỏi hệ thống theo dõi.
- Ngày 15/3: Thủ tướng Malaysia tuyên bố ông không thể khẳng định việc máy bay bị không tặc và vẫn giữ quan điểm điều tra mọi khả năng liên quan đến việc mất tích của chiếc máy bay này.
Cục Hàng không Dân dụng Mỹ (FAA), Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB), Cơ quan Điều tra Tai nạn hàng không của Anh (AAIB) và nhà chức trách Malaysia đã làm việc độc lập về cùng một dữ liệu radar thu được và đều kết luận rằng liên lạc cuối cùng giữa máy bay và vệ tinh là vào lúc 8h11 phút ngày 8/3.
Thủ tướng Malaysia cho biết hệ thống liên lạc và hệ thống nhận phát tín hiệu của máy bay MH370 “đã bị tắt một cách cố ý” khi máy bay đến bờ phía Đông của bán đảo Malaysia ở vào khoảng giữa vùng kiểm soát không lưu của Malaysia và Việt Nam.
- Ngày 16/3: Bộ trưởng GTVT Malaysia, Hishammuddin cho biết, không có yêu cầu nào đòi tiền chuộc đối với chiếc máy bay MH370. Malaysia đã liên lạc với 15 nước dọc theo hai vành đai Bắc và Nam đề nghị hỗ trợ liên quan đến việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.
- Ngày 17/3: Ông Hishammuddin cho biết chiến dịch SAR gồm 26 quốc gia tham gia đã bắt đầu tìm kiếm tại hai vành đai Bắc và Nam. Bộ trưởng Quốc phòng cam kết xem lại hệ thống radar của Malaysia sau khi chiến dịch SAR kết thúc.
- Ngày 18/3: Ông Hishammuddin cho biết chiến dịch SAR đã tìm kiếm trên diện tích khoảng 2,24 triệu dặm vuông trên cả hai vành đai Bắc và Nam.
- Ngày 19/3: Bộ trưởng Hishammuddin bác bỏ thông tin rằng máy bay mất tích của Malaysia được nhìn thấy bay ở độ cao thấp qua Maldives.
- Ngày 20/3: Thủ tướng Australia Tony Abbot gọi điện cho Thủ tướng Malaysia vào lúc 10 giờ sáng cho biết, phát hiện hai vật có thể liên quan đến chiếc máy bay MH370 tại Nam Ấn Độ Dương, cách Perth 2.500km về phía Tây.
- Ngày 24/3: Trong khi các nỗ lực tìm kiếm dấu vết và xác minh các vật thể lạ vẫn chưa có kết quả, một quan chức Malaysia cho biết phân tích mới của hình ảnh vệ tinh hiện cho thấy đã có thể kết luận rằng chiếc máy bay đã lao xuống Ấn Độ Dương, toàn bộ 239 hành khách trên chuyến bay đã không thể sống sót.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak tổ chức hộp báo tại khách sạn Everly Putrajaya ở thủ đô Kuala Lumpur tuyên bố “MH370 đã kết thúc chuyến bay tại một điểm ở phía nam Ấn Độ Dương. Vì đó là một điểm nằm giữa đại dương, quá xa xôi hẻo lánh và không có nơi nào có thể hạ cánh nên thực tế là nó đã lao xuống biển. Toàn bộ 239 người trên máy bay đã tử nạn”.
Theo Infonet
Phi công tự sát lao thẳng máy bay xuống biển?
Chuyến bay MH370 đã lao thẳng xuống biển trong một vụ rõ ràng là hành động tự sát, một nguồn tin đáng tin cậy hôm qua (24/3) đã tiết lộ như vậy sau khi Thủ tướng Malaysia chính thức thông báo toàn bộ những người đi trên máy bay đều thiệt mạng.
Người thân của hành khách đi trên máy bay mất tích đã suy sụp trước thông báo của Thủ tướng Malaysia
Nhóm điều tra vụ mất tích của chiếc máy bay Boeing 777 tin rằng, không có sự cố kỹ thuật hay hỏa hoạn xảy ra khiến chiếc máy bay bay một cách bất thường như vậy hay làm ngắt kết nối hệ thống liên lạc của máy bay trước khi nó đột ngột đổi hướng và bay suốt 7 giờ lặng lẽ trước khi lao thẳng xuống biển. Phân tích tuyến đường, tín hiệu và hệ thống thông tin liên lạc cho thấy, chiếc máy bay đã bay theo "một cách rất tỉnh táo".
Một nguồn tin chính thức cho The Telegraph biết, các nhà điều tra tin rằng, "đây là hành động cố tình của một ai đó đi trên máy bay và người này phải hiểu rất rõ về việc cần phải làm gì... Chẳng có gì giúp người ta tìm hiểu được động cơ của vụ việc".
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà điều tra đặt ra giả thuyết phi công tự sát - một điều tưởng như điên rồ nhưng vẫn có thể xảy ra và đã từng xảy ra.
Cách đây hơn một tuần, các nhà điều tra đã khẳng định có bằng chứng quan trọng cho thấy, có thể có bàn tay can thiệp của con người vào vụ mất tích máy bay. Đó là hai hệ thống liên lạc của máy bay dường như đã được tắt đi một cách cố ý và cách nhau hơn chục phút. Khoảng cách thời gian này không thể xảy ra trong trường hợp máy bay gặp tai nạn. Và chỉ có một phi công lão luyện mới có thể điều khiển chiếc máy bay theo cách mà nó đã bay sau khi biến mất khỏi màn hình radar.
Thông thường sự can thiệp của con người sẽ là một vụ bắt cóc máy bay vì mục đích chính trị như trường hợp vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ và một số vụ bắt cóc máy bay khác. Tuy nhiên, không có nhóm khủng bố đáng tin cậy nào lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công trên và không hề có bất kỳ nhân vật nào lên tiếng đưa ra những yêu cầu như các vụ bắt cóc máy bay thông thường. Đây là điều thực sự gây khó hiểu.
Luôn có khả năng về việc phi công thực hiện một cuộc tự sát, giống như trường hợp với máy bay EgyptAir 990. Chiếc máy bay này đã lao thẳng xuống Đại Tây Dương ngay sau khi vừa rời sân bay JFK hôm 31/10/1999. Cục An toàn Giao thông Quốc gia xác định nguyên nhân là do phi công đã cố tình gây ra vụ tai nạn mặc dù giới chức Ai Cập vẫn hoài nghi về kết luận này.
Tuy nhiên, có một câu hỏi được đặt ra là nếu chiếc máy bay của Malaysia Airlines mất tích là do phi công thực hiện hành động tự sát thì tại sao nó vẫn tiếp tục bay nhiều giờ trên bầu trời sau khi biến mất khỏi màn hình radar và tại sao cần phải ngắt kết nối với hệ thống liên lạc dưới mặt đất?
Người thân của các hành khách suy sụp và hoài nghi
Ngày hôm qua, gia đình của 239 người đi trên chiếc máy bay mất tích Boeing 777 đã phải đón nhận tin tồi tệ nhất mà họ không hề mong chờ trong suốt hơn 17 ngày qua. Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã chính thức thông báo, không ai trong số 239 người đi trên máy bay sống sót.
Phản ứng đầu tiên của gia đình các nạn nhân là đau đớn, suy sụp. Nhiều người đã ngất đi bởi quá đau buồn sau bao nhiêu ngày mòn mỏi chờ đợi họ lại nhận được tin xấu nhất mà họ từng lo sợ.
Ở thủ đô Trung Quốc, gia đình các nạn nhân được gọi đến một khách sạn gần sân bay để nghe thông tin. Sau đó, những người này ra khỏi phòng hội nghị với gương mặt đầy đau thương. Những ánh mắt trống rỗng, thất thần, những gương mặt nhợt nhạt và cả những tiếng khóc nấc nghẹn, đó là cảm xúc của người nhà các nạn nhân khi nghe tin buồn. Một vài người đã phải đưa đi cấp cứu vì bị ngất trước thông tin người thân của họ không có cơ hội sống sót. Một người phụ nữ đã ngã quỵ xuống và gào lên: "Con trai tôi! Con trai tôi!".
Sau phản ứng đau buồn, người nhà các nạn nhân bắt đầu thể hiện sự hoài nghi, tức giận.
Xu Dengwang - người có vợ đi trên chuyến bay 370, choáng váng trước tin mà ông nhận được tại khách sạn Lido ở Bắc Kinh- nơi gia đình các hành khách chờ đợi mòn mỏi tin tức suốt hơn 2 tuần qua. "Tôi biết tin từ đài truyền hình. Tôi không thể đón nhận được tin đó. Tôi đã ngất đi. Làm sao các bạn có thể thông báo tin tức này cho cả thế giới mà không cung cấp bằng chứng", ông Xu hỏi.
Một số người khác cũng chỉ đến việc "không tìm thấy mảnh vỡ nào và không có kết luận thực sự nào", để hoài nghi về thông báo của Thủ tướng Malaysia và tiếp tục bám vào hy vọng.
Một số người thân của các hành khách Trung Quốc bắt đầu nổi giận thực sự với phía Malaysia . Họ đưa ra một tuyên bố trong đó chỉ trích gay gắt chính phủ Malaysia và hãng hàng không Malaysia Airlines. "Hãng hàng không Malaysia Airlines, chính phủ Malaysia... và lực lượng quân sự Malaysia đã giấu giếm, trì hoãn và che giấu sự thật đối với người thân của các nạn nhân và đối với người dân trên khắp thế giới. Hành động cố tình đó nhằm lừa dối gia đình của 154 hành khách Trung Quốc và khiến chúng tôi suy sụp về cả tinh thần lẫn thể chất. Họ đã có những chỉ đạo sai và trì hoãn công việc tìm kiếm, lãng phí nhân lực, nguồn lực và cả đánh mất thời gian cứu hộ quý báu".
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Malaysia Airlines cam kết tiếp tục hỗ trợ thân nhân hành khách Hãng hàng không Malaysia Airlines ngày 24.3 ra thông cáo cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ hết mình đối với thân nhân hành khách, sau khi Thủ tướng Malaysia Najib Razak nói có chứng cứ cho rằng máy bay MH370 rơi xuống nam Ấn Độ Dương và không có hành khách nào sống sót. Khu vực tìm kiếm máy bay mất tích...