Toàn cảnh nhà máy điện rác lớn thứ 2 trên thế giới ở Hà Nội
Sau khi đi vào hoạt động chính thức, nhà máy điện rác Sóc Sơn sẽ là nhà máy điện rác lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau nhà máy điện rác Thâm Quyến (Trung Quốc).
Dự án nhà máy đốt rác phát điện Sóc Sơn nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Sóc Sơn, được UBND TP Hà Nội chấp thuận chủ trương từ năm 2017, tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng.
Dự án chính thức được khởi công từ tháng 9/2019. Khi đi vào vận hành, đây sẽ là nhà máy điện rác lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau nhà máy điện rác Thâm Quyến (công suất đốt 5.000 tấn rác khô mỗi ngày).
Ngày 28/11, trao đổi với PV Dân trí, bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Tổng giám đốc phát triển thị trường tại Đông Nam Á của công ty Thiên Ý (đơn vị phụ trách dự án) – cho biết, hiện dự án đã hoàn thành được khoảng 90% tiến độ.
“Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện dự án hiện đang bị chậm tiến độ 5 tháng so với hợp đồng đã ký với UBND TP Hà Nội. Nguyên nhân là do các chuyên gia Trung Quốc không thể sang Việt Nam, số lượng công nhân làm việc giảm đáng kể”, bà Vân nói.
Video đang HOT
Đại diện chủ dự án cho biết, nhà máy sử dụng công nghệ đốt rác châu Âu. Mỗi giờ nhà máy tạo ra 75 MW điện, tuy không cao so với các nhà máy nhiệt điện, nhưng bù lại có thể giúp Hà Nội xử lý 4.000 tấn rác khô, tương đương 5.000 -5.500 tấn “rác tươi” mỗi ngày.
Dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn được chia ra làm 3 giai đoạn. Dự kiến, cuối tháng 1/2022, giai đoạn một gồm một tổ máy sẽ bắt đầu được đưa vào vận hành, căn chỉnh, hiệu chỉnh kỹ thuật. Lò đốt đầu tiên sẽ được vận hành với công suất 800 tấn/ngày (tương đương 1.000 tấn “rác tươi” vào nhà máy.
Giai đoạn 2 sẽ có tổ máy với 2 lò đốt với hệ thống kỹ thuật khác cũng sẽ được cân chỉnh và vận hành vào cuối tháng 2/2022, công suất đốt 2.400 tấn/ngày (tương đương 3.000 tấn “rác tươi” vào nhà máy). Cuối tháng 3/2022, hệ thống còn lại được đưa vào vận hành, tất cả 5 lò đốt sẽ hoạt động với công suất đốt 4.000 tấn/ngày (tương đương với 5.000-5.500 tấn “rác tươi”.
Đại diện chủ dự án cho hay, hiện khối lượng rác của TP Hà Nội là 7.000 tấn/ngày và lượng rác của Hà Nội chở lên bãi rác Nam Sơn là từ 5.000 – 5.500 tấn/ngày. Khi nhà máy điện rác Sóc Sơn đi vào hoạt động sẽ xử lý được toàn bộ khối lượng rác đang đưa lên bãi rác Nam Sơn.
Nhà máy có 14 cửa đổ rác được thiết kế phù hợp với từng loại xe khác nhau. Khi xe đến gần, cửa đổ rác sẽ tự động mở.
Nhà máy được thiết kế để mỗi xe chỉ mất 3 phút đi vào đổ rác rồi đi ra. Đầu tiên, xe sẽ chạy qua trạm cân để xác định khối lượng. Sau đó, xe chạy lên cầu vượt vào nhà máy.
Hiện các hạng mục của nhà máy đang được gấp rút hoàn thiện.
Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, tại công trường, tất cả công nhân đều phải đeo khẩu trang đầy đủ.
Với dây chuyền công nghệ hiện đại, nhà máy sẽ không phải phân loại rác thải từ đầu nguồn mà tất cả rác thải đều đốt được. Ngoài ra, nhà máy sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi cơ học của Bỉ. Nhiệt độ trong lò đốt luôn được đảm bảo ổn định theo tiêu chuẩn nên có ưu điểm rất lớn về bảo vệ môi trường, độ bền của lò đốt được ổn định lâu dài.
Các công nhân “treo mình” làm việc tại dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn.
Hiện tại, bên ngoài nhà máy đã được thiết kế thành khuôn viên vui chơi, người dân có thể đến tập thể dục và tham quan. Bên trong nhà máy có một khu riêng sẽ là nơi tham quan, học tập và chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ môi trường.
Chủ động phòng ngừa bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò
Tiền Giang đang triển khai quyết liệt các biện pháp khoanh vùng, dập dịch cũng như khuyến cáo hộ dân chủ động phòng ngừa bệnh viêm da nổi cục, bảo vệ đàn trâu, bò...
Tiền Giang có ngành chăn nuôi bò phát triển với tổng đàn 121.000 con, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm trước, tập trung tại các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Tân Phước, thành phố Mỹ Tho.. nhưng bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò đã xuất hiện tại 3 huyện có nghề chăn nuôi bò phát triển là Chợ Gạo, Tân Phước và thành phố Mỹ Tho với 44 hộ dân có 73 con bò mắc bệnh.
Bò bị nhiễm bệnh viêm da nổi cục. Ảnh (minh họa): Nguyễn Thành/TTXVN
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, trước tình hình trên, địa phương đang triển khai quyết liệt các biện pháp khoanh vùng, dập dịch cũng như khuyến cáo hộ dân chủ động phòng ngừa bệnh viêm da nổi cục, bảo vệ đàn trâu, bò trong tỉnh.
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã tiến hành cấp 7.750 liều vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục cho các huyện để tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch. Đến nay, có tổng đàn gần 5.000 con bò của 1.266 hộ chăn nuôi đã được tiêm phòng bệnh.
Đồng thời, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức 2 lớp tập huấn trực tuyến qua phần mềm Zoom về các giải pháp phòng, chống hiệu quả bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò; đặc biệt là tập huấn về thao tác kỹ thuật tiêm phòng vaccine.
Tại huyện Chợ Gạo, ngành nông nghiệp đã cấp phát 37 lít thuốc sát trùng cho 8 xã trọng điểm về chăn nuôi phục vụ phun xịt khử trùng các ổ dịch đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về cách nhận biết bệnh và hướng dẫn nhân dân những giải pháp phòng chống bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò.
Huyện Tân Phước đã cấp phát hàng chục lít thuốc sát trùng cho các xã có dịch phục vụ phun xịt diệt khuẩn, bảo vệ môi trường chăn nuôi, tiêu độc các ổ dịch không cho lây lan. Đồng thời, thông báo rộng rãi tình hình, diễn biến dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng để hộ chăn nuôi cập nhật, chủ động phòng, chống. Thành phố Mỹ Tho cũng nhanh chóng tiến hành rà soát, điều tra, thống kê tổng đàn trâu, bò địa phương, giám sát chặt chẽ dịch tễ và tổ chức tiêm phòng, hướng dẫn hộ chăn nuôi cách phòng, chống hiệu quả.
Để nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ ngành chăn nuôi trâu, bò tại địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang yêu cầu các huyện, thành, thị xã tăng cường theo dõi, giám sát bệnh viêm da nổi cục tại địa phương mình; thực hiện tiêu độc, khử trùng tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo đúng quy định.
Đặc biệt, thống kê lại tổng đàn trâu, bò tại địa phương để tổ chức tiêm phòng, bao vây ổ dịch đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu 90% trên tổng số gia súc thuộc diện tiêm phòng tại ấp có dịch và đạt tối thiểu 80% tổng số gia súc thuộc diện tiêm phòng tại các ấp giáp ranh ấp có dịch. Ngoài ra, tạo thuận lợi cho lực lượng thú y cơ sở tham gia tiêm phòng bao vây ổ dịch nhưng cũng đảm bảo an toàn về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Áp dụng giải pháp kinh tế tuần hoàn xử lý rác thải Trong vài thập kỷ vừa qua, Việt Nam có tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế nhanh chóng, nhưng môi trường cũng đối mặt với sự gia tăng các nguồn chất thải, rác thải, nhất là nhựa bao bì. Thực tế này đặt ra bài toán đối với ngành Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường về cơ chế phối...