Toàn cảnh dòng vốn FDI vào bất động sản 10 năm qua
Theo báo cáo của JLL Việt Nam về dòng vốn FDI 10 năm qua, tính đến hết năm 2017 tổng vốn đăng ký đầu tư xấp xỉ 318,72 tỷ USD, trong đó, lĩnh vực bất động sản (BĐS) đạt 53,2 tỷ USD.
Đáng chú ý, lượng FDI vào Việt Nam trong ba năm gần đây (2015-17) không ngừng tăng so với giai đoạn giảm liên tiếp 2010-13 và phần lớn vốn được triển khai vào các dự án.
Ngược lại, giai đoạn 2005-2008 có những chuyển biến mạnh mẽ, lượng đầu tư nước ngoài năm 2007 cao gấp ba lần năm 2005, trong khi đó, năm 2008 đón nhận lượng vốn kỷ lục với 72 tỷ USD, tăng gần gấp bốn lần so với năm trước đó. Mặc dù cao gấp sáu lần so với năm 2005 nhưng phần lớn dòng vốn đăng kí vào năm 2008 không được triển khai vào các dự án, chỉ cao hơn 10% so với năm 2005.
Dòng vốn này chưa bao giờ được giải ngân đầy đủ. Do đó, FDI trong những năm gần đây là nhắm đến các dự án thực tế được cam kết triển khai hơn là nắm giữ để thu hút các đối tác đầu tư.
Trong nhiều năm qua, ngành sản xuất – chế biến và chế tạo luôn là lĩnh vực thu hút được lượng FDI nhiều nhất trong tỷ trọng đầu tư FDI vào Việt Nam, BĐS thường đứng ở vị trí thứ hai hoặc thứ ba.
Dẫn đầu là các nhà đầu tư châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hongkong, Đài Loan và Trung Quốc; chiếm 73,9% trong tổng FDI của tất cả các ngành công nghiệp bao gồm BĐS.
Tiếp theo là các nước khu vực châu Âu với 15,2% . Phần lớn họ đầu tư “gián tiếp” thông qua việc cung cấp các dịch vụ liên quan như thiết kế, điện tử, gia dụng, nội thất, v.v. Tuy nhiên, với nhu cầu mở rộng đầu tư tại Việt Nam, các doanh nghiệp châu Âu này cũng đang gia tăng nhu cầu đầu tư trực tiếp vào BĐS thương mại thông qua việc sở hữu các tòa nhà làm trụ sở văn phòng hoặc phòng trưng bày, triển lãm tại các khu vực ngoài trung tâm.
Video đang HOT
Nhà đầu tư Mỹ cũng nắm vai trò quan trọngvới vị trí thứ ba trong tổng vốn đầu tư FDI tại thị trường Việt Nam. Mặc dù không có thống kê chính thức về vốn FDI đầu tư vào BĐS từ các quốc gia, có thể thấy rằng, nhà đầu tư khu vực châu Mỹ hiện đang rất năng động.
Trong đó, điển hình là quỹ đầu tư tư nhân Warburg Pincus có trụ sở tại New York, đã cam kết rót hơn 1 tỷ USD vào Việt Nam, phần lớn dòng vốn này đã được phân bổ đầu tư vào các danh mục BĐS bao gồm thương mại, khách sạn, và công nghiệp.
Hạ Vy
Theo Nhịp sống kinh tế
Khu đô thị King Bay: Điểm sáng tại cửa ngõ phía Đông TPHCM
Tọa lạc ngay mặt tiền Vành đai 3 và cách quận 9 (TPHCM) chỉ một cây cầu, khu đô thị sinh thái King Bay đang là tâm điểm thu hút sự chú ý của giới đầu tư bất động sản vùng ven nhờ hội tụ những ưu điểm nổi bật.
Vị trí chiến lược phía Đông TPHCM
Trong lĩnh vực bất động sản, cùng với mức độ đầu tư cho hệ thống hạ tầng và tiện ích thì vị trí là yếu tố có tính quyết định rất lớn đến giá trị sản phẩm và sự thành công của một dự án khi tung ra thị trường. Chiếu theo đó thì khu đô thị ven sông King Bay hội tụ rất nhiều ưu điểm nổi bật ở khu vực phía Đông TPHCM và điều này lý giải vì sao rất nhiều nhà đầu tư quan tâm mỗi đợt chủ đầu tư tung sản phẩm ra thị trường.
Cụ thể, King Bay tọa lạc tại vị trí chiến lược hiếm có khi nằm trải dài theo mặt tiền đường Vành đai 3 đã được khởi công đoạn từ Tân Vạn (Bình Dương) kết nối đến quận 9 (TPHCM) và Nhơn Trạch (Đồng Nai) vào đầu năm 2018. Ba mặt còn lại của dự án bao quanh bởi sông Đồng Nai xanh mát đã được định hướng sẽ đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. Từ King Bay rất thuận tiện kết nối đến trung tâm TPHCM và các khu vực phát triển sôi động của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhờ hệ thống giao thông hoàn chỉnh gồm cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, quốc lộ 51, xa lộ Hà Nội, đường 319...
Trong tương lai, hệ thống giao thông bao quanh King Bay trong bán kính vài cây số còn được bổ sung thêm nhiều công trình lớn như cầu nối quận 2 và quận 9 với Nhơn Trạch, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, tuyến monorail Thủ Thiêm đến sân bay quốc tế Long Thành, đường sắt và đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu... Như vậy, khu vực King Bay tọa lạc sẽ trở thành một đầu mối giao thông bao gồm đường bộ, đường cao tốc, đường thủy và cả đường hàng không, tạo tiền đề thuận lợi về liên kết vùng.
Nhờ hệ thống giao thông này, từ King Bay di chuyển đến trung tâm TPHCM chỉ mất khoảng 20 phút, đến sân bay quốc tế Long Thành trong 5 phút và đặc biệt đến khu công nghệ cao quận 9 (TPHCM) chỉ trong vài phút. Yếu tố này sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để King Bay phát triển thành một đô thị mới sầm uất trên hành lang phát triển kinh tế kéo dài từ khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) đến sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai), qua đó gia tăng giá trị tài sản cho các chủ sở hữu.
Môi trường sống đẳng cấp, "của để dành" giá trị
Trên thực tế, nhận diện rõ lợi thế từ vị trí chiến lược mang lại, King Bay đã được chủ đầu tư - Công ty Freeland quy hoạch khá đồng bộ và chỉn chu. Với quy mô 125 ha nhưng mật độ xây dựng chưa đến 30%, dự án được quy hoạch chia làm 4 phân khu, bao gồm các dãy nhà phố vườn, phố thương mại và biệt thự ven sông.
Hệ thống tiện ích của King Bay khá đa dạng và phong phú gồm: bến du thuyền; công viên bờ sông 6 ha; biển nhân tạo; trung tâm thương mại tích hợp siêu thị, khu giải trí, rạp chiếu phim, nhà hàng, văn phòng;... trường học từ mầm non đến PTTH; trung tâm thể dục thể thao; bệnh viện; khu sinh hoạt cộng đồng...
Phối cảnh biển nhân tạo và một góc công viên bờ sông tại Khu đô thị sinh thái ven sông King Bay.
Chưa hết, trong bán kính vài cây số, từ King Bay sẽ tiếp cận với các tiện ích của khu vực như sân bay quốc tế Long Thành, sân golf quốc tế Jeongsang, trung tâm hành chính Nhơn Trạch, ga metro quận 9, Đại học Fulbright, khu du lịch The Boat Club Residence, Suối Tiên, Làng đại học quốc gia TPHCM... Những tiện ích vượt trội này vừa mang đến cho cư dân King Bay môi trường sống tiện nghi đẳng cấp gắn với môi trường sinh thái sông Đồng Nai vừa thuận lợi phát triển các loại hình thương mại - dịch vụ hiện đại.
Phối cảnh một góc phố tại Khu đô thị sinh thái ven sông King Bay.
Bà Nguyễn Thị Thanh Tú, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tập đoàn TLM - nhà phát triển và phân phối độc quyền dự án - cho biết tại Giải thưởng Dot Property Vietnam Award lần thứ 3 đã tổ chức và được công bố vào ngày 26-7, King Bay đã xuất sắc vượt qua các đối thủ mạnh để giành giải thưởng cao nhất ở hạng mục "Khu đô thị sinh thái ven sông xuất sắc 2018" (Best Riverside Township 2018). "Giải thưởng này cho thấy tâm huyết của chủ đầu tư dự án King Bay đã được ghi nhận. Đó cũng là &'bảo chứng' đáng tin cậy dành cho những khách hàng đang muốn tìm kiếm một không gian sống xanh, đẳng cấp nhưng không tách biệt khỏi các tiện nghi hiện đại hay những người muốn tích lũy tài sản bằng bất động sản", bà Tú chia sẻ.
Thời gian vừa qua, hệ thống hạ tầng của khu Đông TPHCM gồm quận 2, quận 9 và Thủ Đức đã được đầu tư rất mạnh theo chiến lược phát triển thành đô thị tri thức, kéo theo tốc độ đô thị hóa tăng cao. Bên cạnh khu công nghệ cao đã hiện hữu, hiện nay các công trình lớn như tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc, Đại học Fulbright, đường song hành cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây và tuyến đường Vành đai 3 cũng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đây chính là cơ sở để tin rằng giá trị bất động sản tại đây và các khu vực lân cận có vị trí chiến lược sẽ tiếp tục tăng trưởng bền vững.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Lộ diện siêu dự án bất động sản hơn 4 tỷ USD tại Hà Nội và 2 tỷ USD ở Huế Lĩnh vực bất động sản tiếp tục thu hút mạnh dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong những tháng đầu năm 2018, trong đó nổi bật là 2 siêu dự án tỷ USD vừa được đăng ký đầu tư. Theo công bố thông từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch đầu tư), tình hình thu hút FDI 7 tháng đầu...