Toàn cảnh đám cháy lớn xảy ra tại công ty Diana
Vào khoảng 14h30 ngày 15-4, tại kho chứa hàng hóa của công ty cổ phần (CTCP) Diana có trụ sở tại phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã xảy ra cháy lớn.
Cột khói đen bốc lên nghi ngút tại khu vực chứa hàng của CTCP Diana
có thể nhìn thấy từ cách xa nhiều km
Một số người dân sống gần khu vực xảy cháy thuật lại, vào khoảng thời gian trên, họ nghe tiếng hô cháy ầm ĩ, liền sau đó thấy cột khói đen nghi ngút bốc lên từ khu vực chứa hàng của CTCP Diana. Lực lượng chữa cháy cơ sở đã dùng bình chữa cháy mini để dập lửa ban đầu, xong không thành công.
Nhận được tin báo cháy, Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội đã điều hàng chục xe chuyên dụng cùng hàng trăm cán bộ chiến sĩ lập tức tới hiện trường tiến hành dập lửa. Về phía quân đội, Trung tá Đào Danh Vở (quận đội Hoàng Mai) cho biết, có khoảng 100 chiến sĩ của quận đội cùng với Tiểu đoàn đặc công 18 phối hợp cùng lực lượng Cảnh sát PCCC ứng cứu
Dù lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khá đông đảo, song do trong kho có nhiều vật liệu dễ bắt lửa, lại gặp gió to nên đám cháy ngày càng lớn, khiến cho công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn. Cho đến 18h chiều cùng ngày, đám cháy vẫn chưa được dập tắt. Tuy nhiên việc khoanh vùng đám cháy, ngăn ngừa cháy lan đã thành công.
Trong thông cáo phát đi chiều cùng ngày, công ty Diana cho biết, đám cháy bắt đầu bùng lên lúc 14h30 từ kho chứa sơn, sau đó lan ra một kho khác và lan sang khu vực chứa hàng của công ty Diana. Một phần kho hàng rộng 1.000 m2 của công ty này thuê để cấp hàng lẻ cho các siêu thị, cửa hàng ở Hà Nội đã bị cháy. Thiệt hại vật chất ban đầu ước tính vào khoảng 10 tỷ đồng, rất may không có thiệt hại về người.
Còn nhớ trước đây, vào cuối tháng 10-2013, một vụ cháy lớn cũng đã xảy ra tại nhà máy của Diana Bắc Ninh gây thiệt hại khoảng 200 tỷ đồng.
Một số hình ảnh tại hiện trường vụ cháy:
Vụ cháy thu hút sự hiếu kì của nhiều người
Video đang HOT
Nhiều người dân đã phụ giúp cùng công nhân và
lực lượng chức năng giúp CTCP Diana chuyển hàng hóa ra ngoài
Vụ cháy gây thiệt hại tài sản vào khoảng 10 tỷ đồng
Theo ANTD
Kỹ năng thoát hiểm trong hỏa hoạn
Tại TP Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2013 đã xảy ra 336 vụ cháy, làm nhiều người chết, thiệt hại tài sản hơn 50 tỷ đồng. Đó mới tính đến các vụ cháy trong khu dân cư. Thiết kế khép kín, không gian chật hẹp và cách xa mặt đất chính là nỗi ám ảnh của người dân sống trong các nhà cao tầng mỗi khi gặp hỏa hoạn. Trong khi chưa đầy 30 giây một ngọn lửa nhỏ biến thành một đám cháy lớn có thể hoàn toàn kiểm soát tòa nhà, thì việc thoát hiểm ở các khu nhà cao tầng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết
Thực tế cho thấy, các vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người phần lớn do người gặp nạn chưa có kỹ năng thoát nạn khi gặp hỏa hoạn. Sau đây chúng tôi xin cung cấp tới bạn đọc những kỹ năng thoát hiểm cần thiết khi gặp hỏa hoạn.
Trước hết, khi phát hiện ra đám cháy, ngay lập tức bạn phải giữ bình tĩnh, không hoảng loạn, hô to báo động cháy, tập trung mọi người trong gia đình, dập tắt đám cháy nếu là đám cháy nhỏ.
Nếu là đám cháy to, không thể dập tắt, các bạn hãy thật bình tĩnh suy nghĩ để tìm một lối thoát an toàn, trước khi thoát ra. Bỏ lại tất cả mọi tài sản bởi vì bạn chỉ còn thời gian vài phút thậm chí vài giây để thoát hiểm hoặc chết trong đám cháy. Khi cửa chính bị lửa bao vây, hãy di chuyển lên tầng trên và thoát ra ngoài bằng lan can hoặc bằng cách đi qua các mái nhà của nhà bên cạnh.
Tránh ngạt khí
Trong khi chiến đấu với đám cháy bạn phải ngay lập tức tránh ngạt khói, làm giảm các tổn thương vì ngạt khói nếu không bạn sẽ bị chết vì ngạt khí trước khi được cứu thoát. Bởi vì khói có chất độc và nhiệt độ cao, dễ gây bỏng đường hô hấp, loại bỏng khó chữa nhất. Nhưng khói có đặc tính bốc lên cao, vì vậy, khi phát hiện cháy, ngay lập tức lấy khăn, vải ướt che mũi và miệng, hít thở nhẹ, cúi sát người dưới sàn nhà và di chuyển ra nơi an toàn. Nếu quần áo bị bắt lửa hãy nằm xuống và lăn cho đến khi nào lửa tắt.
Nếu bị mắc kẹt trong phòng đang cháy
Hãy bình tĩnh, xác định hướng thoát ra ngoài an toàn nhất nếu có thể. Dùng chăn, tấm vải to nhúng vào nước và trùm lên toàn bộ người hoặc nhúng toàn bộ người vào nước và nhanh chóng thoát ra ngoài theo hướng đã được xác định.
Chú ý trong khu vực xảy ra cháy, muốn mở cửa phải xác định phía bên kia cửa có cháy hay không bằng cách kiểm tra các tay nắm xem có nóng hay không, nếu muốn mở cửa thì đứng bên hông cửa, không đứng đối diện cửa vì khi mở cửa nếu bên kia có cháy, khói lửa sẽ ùa ngay vào lập tức, gây bỏng cho bạn.
Nếu không thể thoát khỏi vòng lửa, hãy đóng kín cửa dùng vải thấm nước, băng dính chèn kín cửa để ngăn khói vào bên trong. Dùng nước tưới lên cửa làm tăng thời gian chịu lửa. Di chuyển nhanh chóng đến ban công, cửa sổ lấy vải, quần áo làm cờ hiệu và hô to kêu cứu. Nếu khói vẫn vào bên trong phòng thì đồng thời phải dùng vải thấm ướt bịt mũi và miệng, tranh thủ tìm các dụng cụ thoát hiểm, các loại dây có thể sử dụng để thoát ra ngoài. Tuyệt đối không nhảy, biện pháp nhảy chỉ áp dụng khi không còn cách ứng cứu nào khác và đảm bảo phía dưới phải có nệm hơi. Nếu ngoài cửa phía ban công có hàn lưới sắt, cố gắng dùng vật cứng làm đòn bẩy, cậy lưới sắt để thoát ra, hoặc kêu gọi người bên ngoài phá lưới sắt, cứu người.
Lưu ý
Không dùng thang máy để thoát hiểm.
Không dùng nước để chữa cháy khi nguyên nhân gây cháy là chập điện.
Không nên chạy vào nhà vệ sinh vì nơi đây được xây kín, ít không khí không có lối thoát, lại là nơi khuất, khó phát hiện nên lực lượng chuyên nghiệp khó ứng cứu.
Không hoảng hốt, dẫm đạp lên nhau để thoát hiểm gây hậu quả nghiêm trọng.
Nếu đám cháy còn nhỏ, có thể trong một cơn nín thở chạy được ra ngoài thì nín thở chạy ra. Tuyệt đối không được hít vào trong lúc chạy qua đám cháy, vì sẽ gây bỏng đường hô hấp, dễ gây ra tử vong.
Hãy gọi 114
Đối với mỗi gia đình, tốt hơn hết, ngoài các biện pháp phòng cháy, cần có kế hoạch ứng phó với hỏa hoạn, đặc biệt với trẻ nhỏ. Cần đề ra các lối thoát hiểm, cách tập trung các thành viên trong gia đình khi xảy ra hỏa hoạn, tập dượt cách báo cháy, dùng khăn ướt chống ngạt khí, dự phòng thang cuốn, các dụng cụ thoát hiểm... Đặc biệt, nếu có hàn lưới sắt chống trộm, cần để một cửa thoát hiểm với chìa khóa để chỗ dễ thấy và mọi người trong nhà đều biết.
L.N
(Tài liệu Sở Cảnh sát PCCC TP HCM)
Theo ANTD
Quận Hoàng Mai kỷ luật nhiều lãnh đạo phường Để xảy ra sai phạm trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhiều lãnh đạo phường thuộc quận Hoàng Mai (Hà Nội) bị kiểm điểm, khiển trách. Theo báo cáo của UBND quận Hoàng Mai, nhiều phường vẫn để xảy ra tình trạng hàng loạt công trình vi phạm quy định xây dựng, quy hoạch. Điển hình là Công ty TNHH...