Toàn cảnh cây cầu dây văng dài nhất Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 5.700 tỷ đồng sẽ được thông xe ngày 19/5
Dự án cầu Vàm Cống và đường dẫn hai đầu cầu được đầu tư bằng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc (EDCF) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, sẽ được chính thức khánh thành và thông xe ngày 19/5 này.
Dự án gồm cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu dài 2,97km, đường dẫn dài 5,88km nằm trên địa phận huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) và quận Thốt Nốt (TP.Cần Thơ). Cầu Vàm Cống được thiết kế với quy mô cầu dây văng hai mặt phẳng dây, nhịp chính dài 450m, tĩnh không thông thuyền 37,5m. Trụ tháp cao 143,9 m.
Mặt cắt ngang cầu rộng 24,5m bao gồm 4 làn xe ôtô và hai làn xe thô sơ. Đường dẫn vào cầu được thiết kế với quy mô mặt cắt ngang 20,6m gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, tốc độ thiết kế 80Km/h.
Cầu Vàm Cống và Cao Lãnh vượt qua sông Tiền, sông Hậu giúp giao thông ĐBSCL kết nối liên hoàn, là điểm nhấn quan trọng trong việc chuyển mình của vùng đất này trong tương lai.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa co văn ban yêu cầu Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long phối hợp chặt chẽ Văn phòng Bộ, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông để tổ chức lễ khánh thành cầu Vàm Cống vào ngày 19/5/2019.
Dự án cầu Vàm Cống (thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Vàm Cống và các tuyến nối) cũng được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 3058/QĐ-BGTVT ngày 25/10/2010. Dự án nhằm kết nối mạng lưới giao thông khu vực ĐBSCL, đảm bảo giao thông đường bộ thông suốt liên tục và phát triển hạ tầng giao thông tại khu vực; từng bước hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới đường bộ, đường cao tốc quốc gia và quy hoạch giao thông khu vực ĐBSCL.
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, Dự án kết nối khu vực trung tâm ĐBSCL được các nhà tài trợ quốc tế và các cơ quan của Chính phủ Việt Nam thống nhất đầu tư. Trong đó, cầu Vàm Cống thuộc hợp phần 3 của dự án, được đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và TP Cần Thơ. Đây là dự án hết sức quan trọng, góp phần thực hiện theo Nghị quyết số 38 ngày 3/12/2004 của Quốc hội về xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo chiều dài đất nước từ điểm đầu Pắc Bó, Cao Bằng đến điểm cuối là Mũi Cà Mau.
Video đang HOT
Công trình do các nhà thầu Hàn Quốc thực hiện. Cầu được thiết kế là cầu dây văng bắc qua sông Hậu, nối liền quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) và huyện Lấp Vò (Đồng Tháp).
Cầu Vàm Cống được khởi công ngày 10/9/2013, quy mô 6 làn xe (4 làn ôtô và 2 làn xe máy), lưu thông với vận tốc thiết kế 80 km/h. Cầu có chiều dài 2,97km, phần cầu vượt sông dài 870m và đường dẫn dài 2km.
Tổng mức đầu tư dự án là 271 triệu USD, bằng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Theo thiết kế, cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh khi đưa vào khai thác sẽ cùng với tuyến N2, tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi hình thành một trục dọc thứ 2 bên cạnh quốc lộ 1 từ TP.HCM đi các tỉnh Tây Nam Bộ.
Vùng ĐBSCL có kết cấu hạ tầng còn yếu so với các vùng khác. Do đó, thời gian qua, Trung ương đã quan tâm đầu tư, triển khai xây dựng nhiều công trình giao thông đường bộ, hàng không, hệ thống cảng… quy mô lớn cho ĐBSCL phát triển.
Trong đó, đã có nhiều công trình hoàn thành như: mở rộng Quốc lộ 1 từ TP.HCM đến Cần Thơ, hoàn thành cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, nâng cấp quốc lộ 1 từ Cần Thơ đến Cà Mau.
Sau gần 6 năm xây dựng, trải qua một lần lỡ hẹn khánh thành vì nứt dầm, cầu dây văng nối liền Đồng Tháp và Cần Thơ đã hoàn thành.
Đường dẫn lên xuống cầu kết nối với các tuyến quốc lộ trong vùng ĐBSCL.
Ngoài ra, đã và đang xây dựng cầu Năm Căn và chuẩn bị nối đoạn từ Năm Căn đến Đất Mũi; xây dựng cầu Cổ Chiên đã đi vào vận hành để nối Bến Tre và Trà Vinh… Song song đó, đã hoàn thành đường cao tốc TP.HCM đi Trung Lương, đang đầu tư đoạn Trung Lương đến Mỹ Thuận và Mỹ Thuận đến Cần Thơ.
Hai cây cầu này sẽ giúp người dân từ các tỉnh thành An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp không còn phải “lụy” phà Vàm Cống, Cao Lãnh về TP.HCM. Bắc qua sông Tiền, cầu Cao Lãnh rộng 26,5m cho 6 làn xe, lớn hơn so với cầu Mỹ Thuận chỉ có 4 làn xe.
Cầu Cao Lãnh, Đồng Tháp. Cầu Cao Lãnh, Vàm Cống hình thành giúp việc kết nối các tỉnh vùng “đất lõi” ĐBSCL như Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, TP Cần Thơ, Long An với TP.HCM không còn phụ thuộc vào quốc lộ 1.
Ngoài ra, ĐBSCL đã có 2 cảng hàng không quốc tế (Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ và Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc) và cảng 2 hàng không nội địa là Rạch Giá và Cà Mau… Với những dự án giao thông kết nối quan trọng, hy vọng ĐBSCL sẽ có nhiều bứt phá trong phát triển để theo kịp các vùng, miền khác trong cả nước.
Nguyên Minh
Theo Trí thức trẻ
EU cấp 1 tỷ euro vốn vay lãi suất thấp cho các chủ trang trại trẻ
EU ngày 29/4 đã công bố kế hoạch cung cấp 1 tỷ euro (hơn 1,12 tỷ USD) dưới dạng vốn vay lãi suất thấp cho các chủ trang trại trẻ, những người luôn bị các ngân hàng từ chối cho vay.
EU cấp 1 tỷ euro vốn vay lãi suất thấp cho chủ trang trại trẻ. Ảnh minh hoạ: reuters
Ủy ban châu Âu (EC) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu mong muốn các ngân hàng cũng cung cấp gói tín dụng tương tự, nâng tổng số tiền cho các chủ nông trại trẻ vay lên tới 2 tỷ euro (2,2 tỷ USD).
Ủy viên phụ trách Nông nghiệp EU Phil Hogan khẳng định: "Việc tiếp cận nguồn tài chính là rất quan trọng, song đây luôn là cản trở đối với những thanh niên muốn lập nghiệp.
Trong bối cảnh có khoảng 11% trong tổng số 10,3 triệu chủ trang trại ở EU dưới 40 tuổi, việc hỗ trợ những đối tượng trẻ trong khu vực nông nghiệp được coi là ưu tiên đối với EC".
Trong năm 2017, các ngân hàng đã từ chối tới 27% đơn xin vay vốn của các chủ trang trại trẻ, cao hơn so với những đối tượng cao niên (trên 65 tuổi), chiếm khoảng 32%.
Theo kế hoạch trên, ngoài việc cung cấp các khoản vay với mức lãi suất thấp, 28 nước thành viên EU sẽ cho phép các đối tượng vay được hưởng thời gian hoãn nợ 5 năm và có thể tất toán nợ trong vòng 15 năm.
Kế hoạch trên cũng cho phép linh hoạt trong các thời điểm khó khăn bằng cách có thể ân hạn các khoản vay trong vài tháng.
Quan chức cấp cao của Ngân hàng Đầu tư châu Âu Andrew McDowell (An-đriu Mác-Đu-oen) cho biết nông nghiệp là xương sống của nền kinh tế EU, sản xuất nhiều thực phẩm có lợi cho sức khỏe và bảo vệ môi trường./.
Phương Hoa/TTXVN
Tổng giám đốc Tập đoàn thiết kế NDA: Tôi choáng ngợp với Ninh Thuận và muốn tạo ra một công trình biểu tượng Vùng đất Ninh Thuận đang gây sự chú ý mạnh với việc tổ hợp nghỉ dưỡng giải trí biển quy mô hàng đầu châu Á SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang chính thức động thổ. Ông Emmanuel Delarue Tổng giám đốc Tập đoàn thiết kế NDA. Người vẽ nên những đường nét mềm mại như dải lụa Chăm của tổ hợp, ông...