Toàn cảnh ca phẫu thuật tách 2 bé dính liền tim
16h15 ngày 26/11, ekip mổ đã tách thành công 2 em bé dính liền tim, gan và đóng phần da bụng, ngực sau hơn 10 giờ phẫu thuật liên tục. Hai bệnh nhi đã được chuyển sang phòng hồi sức.
7h sáng 26/11, các bác sĩ bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) bắt đầu phẫu thuật tách rời cặp song sinh dính liền phần tim, gan. Dự kiến ca mổ kéo dài từ 12 – 18 giờ. Theo TS. BS Trương Quanh Định, Phó giám đốc bệnh viện Nhi đồng 2, cặp song sinh dính liền này sinh ra tai Ninh Thuận. 2 bé dính nhau phần tim, gan, đường mật… đã được nuôi dưỡng và chăm sóc đặc biệt tại Khoa Hồi sức, bệnh viện Nhi đồng 2 suốt 14 tháng qua để bệnh nhi đủ sức khoẻ vượt qua cuộc phẫu thuật phức tạp, kéo dài. (Ành: Trương Quang Định)
Cặp song sinh dính liền tim Nguyễn Hoàng Phi Long và Nguyễn Hoàng Phi Phụng. Theo BS Định, bất kỳ một diễn biến trầm trọng nào của Phi Phụng cũng đều có thể đe dọa mạng sống của cả 2 bé.
Đến ngày lên bàn mổ, 2 bé trai đã được 13kg. Phi Long may mắn khoẻ mạnh, ăn uống bình thường, nhưng Phi Phụng thì bị co gồng vì di chứng xuất huyết não lúc mới sinh, viêm phổi, thở máy kéo dài, sức khoẻ rất yếu.
Các bác sĩ đi đường mổ đầu tiên để tiến hành ca phẫu thuật. Ekip phẫu thuật lên đến 70 y, bác sĩ. Lúc 9h30, sau khi tổ gây mê hoàn thành nhiệm vụ, các bác sĩ cầm dao đi đường mổ đầu tiên bắt đầu ca phẫu thuật. Theo các bác sĩ, 2 em bé dính nhau phần tâm nhỉ, dính bao gan, may mắn là các bé có đường mật riêng…
Video đang HOT
9h45, cha mẹ 2 bệnh nhi là anh Nguyễn Thanh Phiên (SN 1987) và chị Nguyễn Hồng Lam (SN 1992, quê Ninh Thuận) khóc ngất ngoài hành lang bệnh viện vì sợ con mình không qua khỏi.
Vợ chồng anh Phiên rất nghèo, anh làm ghề giữ xe trong Sài Gòn, còn vợ thì ở quê Ninh Thuận.
11h, ekip mổ đang tách phần gan dính liền của 2 bé. Công việc này khá phức tạp vì diện tích gan dính với nhau rất lớn. Máu chảy rất nhiều nên các bác sĩ cầm máu liên tục.
Bác sĩ gây mê kiểm tra thông số máy monitor theo dõi mạch, huyết áp, độ bão hoà oxy – Ảnh: Pháp luật
12h, các bác sĩ thông báo đã tách an toàn phần gan của 2 bé dính liền nhau. Hiện ekip đang tiến hành tách tim. Riêng phần tách gan mất đến 4 giờ.
13h, hai em bé song sinh dính liền gan, tim chính thức được tách thành công. Hiện Phi Long đã chuyển qua phòng khác. Theo BS Trương Quanh Định, Phó giám đốc bệnh viện Nhi đồng 2, ekip sẽ tạo hình phần ngực sau khi hoàn thiện phần tim, gan. Cha mẹ 2 bé thở phào sau nhiều giờ căng thẳng chờ đợi ngoài hành lang bệnh viện.
15h30, BS Trương Quang Định, Phó giám đốc bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết cháu Long đã chuyển vào phòng hồi sức, còn cháu Phụng vẫn đang ở bàn mổ. Theo BS Định, đây là ca mổ song sinh khó hơn nhiều các ca mổ trước vì nội tạng của Long và Phụng dính nhau quá nhiều. (Ảnh: Trương Quang Định).
Ekip phẫu thuật đang tách rời 2 bé. 16h15, các bác sĩ cho biết bé Phụng thiếu rất nhiều da vùng bụng và ngực, phải dùng miếng ghép nhân tạo để đóng phần da bụng cho cháu. Ca phẫu thuật hoàn thành lúc 16h15, cháu Phụng cũng được đưa sang phòng hồi sức.
Bé Long đã chuyển qua phòng hồi sức…
BS Trương Quang Định, Phó giám đốc bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết: “Trước khi mổ chúng tôi đã tiên đoán được những tình huống khó khăn, vì 2 cháu này nằm hồi sức hơn 1 năm ở BV. Toàn bộ đường ven bị chai hết nên rất việc lấy ven bé gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi tách phần tim thì có nhiều bất thường, phải rất tập trung để đảm bảo tim, gan cho các bé hồi sức ổn định. Giai đoạn hồi sức cũng là rất sóng gió đối với 2 bé”.
Theo Khánh Trung
25 năm tách cặp song sinh Việt - Đức
Ngày 6.10, tại TP.HCM diễn ra lễ kỷ niệm 25 năm ngày phẫu thuật tách rời cặp song sinh Việt - Đức, do Bệnh viện (BV) Từ Dũ tổ chức, với sự tham dự của nhiều tổ chức đến từ Nhật Bản, những cựu bác sĩ (BS) trong nước tham gia ca đại phẫu gây tiếng vang trên thế giới vào tháng 10.1988.
ảnh minh họa
Cặp song sinh Việt - Đức chào đời vào năm 1981 tại một bệnh xá ở H.Sa Thầy (Gia Lai), trong tình trạng dính liền nhau ở phần bụng, có chung bộ phận sinh dục, hậu môn, bàng quang..., và cân nặng của cả hai chỉ 2,2 kg... Ban đầu, Việt - Đức được đưa sang Nhật phẫu thuật, nhưng rồi BS phía Nhật e ngại về tình trạng bệnh của hai bé nên không mổ. Việt - Đức được đưa lại về VN, và 7 năm sau (1988), ca phẫu thuật tách rời Việt - Đức tại BV Từ Dũ đã quy tụ một đội ngũ giáo sư, BS hùng hậu trong nước và Nhật Bản lên đến 70 người. 3 phẫu thuật viên chính là BS Trần Đông A, BS Trần Thành Trai, BS Văn Tần. Ca mổ thành công ngoài mong đợi trong điều kiện VN thiếu thốn nhiều phương tiện y tế, nên đã gây tiếng vang lớn trên thế giới. Phía Nhật hỗ trợ rất nhiều trước và sau ca mổ. Hiện người em là Nguyễn Đức đã lập gia đình, có hai con (cùng 4 tuổi, được đặt tên Phú Sĩ và Anh Đào) và công tác tại làng Hòa Bình (ở BV Từ Dũ - nơi chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là nạn nhân chất độc da cam).
Riêng người anh là Việt, sau ca mổ phải sống đời sống thực vật, và 19 năm sau ngày mổ Việt đã qua đời sau một cơn bệnh vào tháng 10.2007.
Theo TNO
Lạ lùng ấp sinh đôi ở An Giang Cũng như hàng trăm ấp khác trong tỉnh, song ấp Phước Khánh (xã Phước Hưng, huyện An Phú, An Giang) lại đặc biệt là có nhiều cặp sinh đôi nhất ở An Giang hiện nay. Nơi có nhiều cặp song sinh Người dân ấp Phước Khánh sinh sống bằng nghề làm ruộng rẫy, một số gia đình bám mặt đường thì mua bán...