Toàn bộ thành viên Nội các Malaysia phải đi xét nghiệm COVID-19
Hai ngày sau khi Bộ trưởng phụ trách kinh tế thuộc Văn phòng Thủ tướng Malaysia, Mustapa Mohamed được xác định dương tính với SARS-CoV-2, kết quả kiểm tra sức khỏe đối với Bộ trưởng Phụ nữ, Gia đình và Phát triển cộng đồng của nước này Rina Harun cũng cho kết quả tương tự. Do vậy, toàn bộ Nội các Malaysia đều phải đi xét nghiệm COVID-19.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Klang, bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Malaysia, ngày 11/1, Văn phòng Bộ trưởng Rina Harun cho biết bà Rina đã đi xét nghiệm vào sáng 10/1 và nhận kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 vào tối cùng ngày. Trước đó, tối 9/1, Bộ trưởng Mohamed cũng đã có kết quả xét nghiệm dương tính và được đưa tới Bệnh viện Raja Perempuan Zainab II ở bang Kelantan để điều trị.
Cùng ngày, Bộ Y tế Malaysia thông báo chính phủ nước này vừa đồng ý mua thêm 12,2 triệu liệu vaccine phòng COVID-19, nâng tổng lượng vaccine mua của hãng Pfizer lên 25 triệu liều, đủ cung cấp cho 39% dân số.
Video đang HOT
Thông báo cho hay ngày 11/1, Bộ Y tế Malaysia đã thay mặt chính phủ nước này ký hợp đồng cung cấp 12,8 triệu liều vaccine COVID-19 với công ty Pfizer Malaysia, theo đó Pfizer sẽ bắt đầu cung cấp số vaccine này cho Malaysia từ tháng 2/2021, đủ để tiêm cho 20% dân số với số liều dành cho mỗi người là 2 liều. Ngoài ra, chính phủ nước này cũng đồng ý mua thêm 12,2 triệu liều vaccine của Pfizer, đưa tổng số liều vaccine mua của công ty trên lên 25 triệu, đủ để phục vụ cho 39% dân số nước này.
Chính phủ Malaysia có kế hoạch tiêm 1 triệu liều vaccine đầu tiên của Pfizer vào tháng 2 hoặc đầu tháng 3 năm nay cho 500.000 nhân viên ở tuyến đầu chống dịch bệnh, bao gồm 300.000 nhân viên y tế và 200.000 nhân viên từ các ngành cảnh sát, quân đội và chăm sóc xã hội. Giai đoạn hai của chương trình tiêm chủng này sẽ bắt đầu diễn ra vào quý II/2021 với các đối tượng là người cao tuổi và những người mắc bệnh nền như tiểu đường và tim mạch. Việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 đại trà ở Malaysia dự kiến sẽ bắt đầu từ quý III/2021.
Các nước Đông Nam Á ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm và tử vong mới
Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Đông Nam Á khi một số nước trong khu vực ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm và tử vong mới trong 24h qua.
Ngày 7/1, Indonesia thông báo nước này có thêm 9.321 ca nhiễm mới, mức tăng theo ngày cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 797.723 ca. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao kỷ lục. Trong 24 giờ qua, Indonesia có thêm 224 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số người không qua khỏi lên 23.520 người.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia cùng ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày ở mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này với 3.027 ca. Việc số ca mắc mới gia tăng tại Malaysia trong thời gian gần đây đã khiến các nhà đầu tư lo ngại khi chỉ số chứng khoán chính ở sàn giao dịch Kuala Lumpur giảm tới 1,2% trong ngày 7/1, một ngày sau khi giới chức nước này cảnh báo hệ thống y tế đối mặt nguy cơ quá tải.
Bộ Y tế (DOH) Philippines ngày 7/1 cũng thông báo số ca mắc bệnh COVID-19 tại nước này đã vượt quá 482.000 ca sau khi có thêm 1.353 ca nhiễm mới. Hiện tổng số ca nhiễm tại Philippines tăng lên 482.083 ca. Trong khi đó, tổng số ca tử vong cũng tăng lên 9.356 ca sau khi có thêm 9 người không qua khỏi trong 24 giờ qua.
Dù chưa ghi nhận ca bệnh nào nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2, nhưng Philippines hiện đã hạn chế đi lại đối với 27 quốc gia và khu vực nhằm ngăn chặn sự lây lan của chủng virus được cho là có khả năng lây lan mạnh hơn này. Lệnh cấm này có hiệu lực đến ngày 15/1 tới.
Cũng trong ngày 7/1, Thái Lan ghi nhận thêm 305 ca nhiễm mới, trong đó 302 ca lây nhiễm trong nước, và 1 ca tử vong do COVID-19. Theo Trung tâm quản lý tình hình dịch COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA), hiện tổng số ca bệnh và tử vong tại nước này lần lượt tăng lên 9.636 ca và 67 ca.
Làn sóng dịch bệnh mới nhất này xảy ra đã khiến nhà chức trách Thái Lan phải ra lệnh đóng cửa trường học, sân vận động và các cơ sở khác ở những tỉnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Hiện 28 tỉnh, thành tại Thái Lan được phân loại là những khu vực cần được kiểm soát cao nhất, trong đó có 5 tỉnh (gồm Samut Sakhon, Rayong, Chonburi, Chanthaburi và Trat) thuộc diện phải được kiểm soát tối đa kèm theo các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất. Quy định này có hiệu lực từ ngày 7/1 đến khi có thông báo tiếp theo.
Nhằm thắt chặt các biện pháp kiểm soát, Thái Lan đã đình chỉ tất cả các chuyến bay của các hãng hàng không nội địa hoạt động ngoài sân bay quốc tế U-Tapao-Rayong-Pattaya tại Rayong ít nhất đến ngày 31/1 tới.
Tại Nhật Bản, số ca nhiễm mới trong một ngày đã vượt quá 7.000 ca lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại nước này. Bất chấp dịch bệnh diễn biến phức tạp và phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo cùng 3 tỉnh lân cận, gồm Chiba, Kanagawa và Saitama, trong thời gian từ ngày 8/1 đến ngày 7/2, Thủ tướng Suga Yoshihide vẫn tái khẳng định quyết tâm tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo vào mùa Hè tới.
Top Glove dự báo giá găng tay cao su sẽ tăng cao do thiếu hụt nguồn cung Công ty sản xuất găng tay cao su lớn nhất thế giới Top Glove Corp của Malaysia ngày 25/11 cho biết, việc thiếu hụt nguồn cung có thể khiến giá găng tay cao su y tế tăng cao. Sau khi doanh nghiệp này buộc phải đóng cửa một số nhà máy do hàng nghìn nhân viên có kết quả xét nghiệm dương tính...