Toàn bộ phi đội F-35 Mỹ hoạt động trở lại sau sự cố lỗi ghế phóng
Phi đội máy bay chiến đấu F-35A của Không quân Mỹ đã nối lại hoạt động bay bình thường sau khi các cuộc kiểm tra hàng trăm thiết bị đẩy ghế phóng không phát hiện lỗi.
Phi đội F-35 của Mỹ đã nối lại hoạt động bay bình thường sau khi cuộc kiểm tra hàng trăm thiết bị đẩy ghế phóng không xác định nguy cơ lỗi. Ảnh: Không quân Mỹ.
Nữ phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Tác chiến đường không của Không quân Mỹ Alexi Worley cho biết, ngày 15/8, các kỹ thuật viên đã kiểm tra 706 thiết bị đẩy ghế phóng từ 349 chiếc F-35, cũng như nguồn cung cấp bổ sung các thiết bị đẩy dự phòng. Không quân Mỹ hiện có khoảng 376 chiếc F-35A trong phi đội.
Trong số các thiết bị đó, các nhân viên kiểm tra cảm nhận bốn chiếc có vấn đề và đã tiến hành thay thế. Bà Worley cho hay những cuộc kiểm tra tiếp theo đối với bốn thiết bị nghi ngờ này cho thấy chúng không bị lỗi.
Nữ phát ngôn viên này cũng cho biết, một số lượng nhỏ những chiếc F-35A, vốn đang trong quá trình bảo dưỡng tại kho, vẫn chưa được kiểm tra thiết bị đẩy ghế phóng, nhưng những đánh giá đó sẽ được thực hiện trong thời hạn 90 ngày, bắt đầu từ 19/7. Do những chiếc F-35 này đang được bảo dưỡng và không thể ở trong tình trạng bay, việc kiểm tra lỗi ghế phóng tiềm tàng được lên kế hoạch tiến hành sau.
Thiết bị đẩy ghế phóng có chứa bột magiê để đẩy phi công ngồi trên ghế ra bật khỏi buồng lái máy bay trong trường hợp khẩn cấp. Khi một cú phóng được kích hoạt, bột magiê đó bốc cháy, tạo thành lực đẩy phóng phi công ra khỏi máy bay và mở dù.
Một cuộc kiểm tra định kỳ với phi đội F-35 tại Căn cứ Không quân Hill ở bang Utah vào tháng 4 đã phát hiện thấy một thiết bị đẩy bị lỏng và thiếu pin nổ. Các nhân viên tại căn cứ đã kiểm tra một số chiếc F-35 khác và quyết định đây không phải là một vấn đề lớn với cả phi đội, nên sau đó cho phép các máy bay chiến đấu bay trở lại.
Xem video thử ghế phóng dành cho máy bay F-35 (Nguồn: Martin-Baker )
Tuy nhiên, Martin-Baker, công ty sản xuất ghế phóng, cũng phát hiện thêm hai thiết bị đẩy bị lỗi trong các kho hàng của họ cùng trong tháng 4. Công ty nhận thấy trong quá trình kiểm tra chất lượng sau đó, dây chuyền sản xuất của họ đã tạo ra các thiết bị đẩy bị lỗi.
Ngay sau đó, Văn phòng Chương trình Liên hợp F-35 đã ra lệnh kiểm tra tất cả các ghế phóng trong vòng 90 ngày.
Bộ Tư lệnh Giáo dục và Đào tạo Hàng không Không quân Mỹ cũng đã tạm cho hàng trăm máy bay huấn luyện, bao gồm 203 chiếc T-38 Talon và 76 chiếc T-6 Texan II – cất hạ cánh để xem ghế phóng của chúng có gặp sự cố tương tự hay không. Cơ quan này ngày 15/8 cho biết, họ vẫn tiến hành kiểm tra và không cho học viên thực hiện các chuyến bay trong quá trình kiểm tra này.
F-35 Lightning II (Tia chớp) là tên gọi chung cho 3 biến thể máy bay khác nhau dựa trên thiết kế cơ sở X-35 của dự án phát triển máy bay tiêm kích phối hợp (JSF) một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như yểm trợ cận chiến, không chiến, ném bom chiến thuật…
Dự án F-35 là dự án nghiên cứu và chế tạo vũ khí lớn nhất của Mỹ và các nước đồng minh kể từ sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thể hiện qua số lượng máy bay dự tính chế tạo trong khoảng thời gian tới năm 2035 lên tới hàng nghìn chiếc, trung bình dự kiến chế tạo hơn 100 chiếc mỗi năm.
Nhưng trong 20 năm nghiên cứu và phát triển F-35, dự án tiêm kích phối hợp này ngày càng tốn kém và bộc lộ nhiều vấn đề. Chi phí phát triển F-35 đã lên tới 1.700 tỷ USD, trở thành một trong những chương trình vũ khí đắt đỏ nhất thế giới. Bất chấp điều đó, F-35 liên tục gặp hàng loạt trục trặc, từ đơn giản đến nghiêm trọng, khiến dự án trở thành vấn đề “đau đầu” với Lầu Năm Góc.
Trong giai đoạn phát triển và bay thử F-35, chấm dứt vào tháng 4/2018, các kỹ sư của Bộ Quốc phòng Mỹ đã phát hiện 941 lỗi ở dòng tiêm kích tàng hình này.
Tính đến đầu năm 2021, nhà thầu Lockheed Martin đã bàn giao hoặc đang trong quá trình chuyển giao 970 chiếc F-35. Tổng cộng Mỹ và các đồng minh đặt hàng 3.200 chiếc tiêm kích này.
Khoảnh khắc tiêm kích F-35 lần đầu diệt mục tiêu trên không
Israel giải mật một đoạn video được mô tả là khoảnh khắc tiêm kích F-35 của nước này bắn rơi 2 UAV của Iran năm ngoái, đánh dấu lần đầu tiên trên thế giới một chiếc F-35 diệt mục tiêu trên không.
Tiêm kích F-35I của Israel (Ảnh: IDF).
The Drive đưa tin, lực lượng phòng vệ Israel (IDF) hôm 7/3 đã công bố một đoạn video ghi lại cảnh tiêm kích F-35I tàng hình của nước này bắn trúng 2 máy bay không người lái (UAV) Iran mà Israel cáo buộc đã hướng tới không phận Nhà nước Do Thái hồi năm ngoái.
Theo The Drive, vụ việc này đánh dấu lần đầu tiên mà một máy bay F-35 trên thế giới được xác nhận tiêu diệt mục tiêu trên không khi làm nhiệm vụ thực chiến.
Vụ việc này xảy ra vào hồi tháng 3/2021 nhưng chi tiết về vụ việc mới chỉ được công bố ngày hôm qua. IAF nói tiêm kích F-35I của họ đã đánh chặn 2 UAV Iran ở khoảng cách rất xa.
Khoảnh khắc tiêm kích F-35 lần đầu diệt mục tiêu trên không
Các báo cáo cho biết, ngoài 2 chiếc UAV bị F-35I bắn rụng trực tiếp, một chiếc thứ 3 đã bị hạ gục bởi hệ thống tác chiến điện tử. Trước đó, cả 3 UAV đều bị hệ thống giám sát của Israel cho vào tầm ngắm.
Theo IDF, các UAV này mang hỏa lực tới Dải Gaza và Israel nghi là chúng dự định sẽ chuyển vũ khí tiếp viện cho lực lượng vũ trang Hamas của người Palestine đóng quân ở đó. Iran được cho là đã hỗ trợ Hamas nhiều năm qua trong cuộc xung đột với Israel.
F-35I là phiên bản F-35 được chế tạo riêng cho Israel, với một số tính năng đặc biệt mà ngay cả các máy bay F-35 của Mỹ cũng không sở hữu.
Khoảnh khắc nghi tiêm kích 100 triệu USD lao từ tàu sân bay Anh xuống biển Mạng Internet xuất hiện một đoạn video được cho ghi lại cảnh tiêm kích tàng hình F-35 của Anh lao từ tàu sân bay HMS Queen Elizabeth xuống biển hồi giữa tháng. Một tiêm kích F-35 (Ảnh: AFP). Ngày 17/11, tiêm kích F-35 của Anh gặp sự cố khi cất cánh khỏi boong tàu Queen Elizabeth rồi lao xuống Địa Trung Hải, trong...