Toàn bộ làn xe trạm BOT phải lắp đặt thu phí không dừng
Bộ GTVT yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng khẩn trương rà soát, lắp đặt hoàn thiện hệ thống thu phí điện tử không dừng tại các làn thu phí.
Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các đơn vị liên quan sớm hoàn thiện hệ thống hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC).
Bộ này nhận định quá trình vận hành hệ thống ETC thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, bất cập gây bức xúc cho chủ phương tiện tham gia dịch vụ. Đơn cử như không đi qua trạm thu phí vẫn bị trừ tiền trong tài khoản, thu phí hai lần khi qua trạm…
Bộ GTVT yêu cầu các làn xe trạm BOT đều phải lắp đặt hệ thống ETC. Ảnh: VIẾT LONG
Vì vậy, bộ giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Thu phí tự động VETC, Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam khắc phục các tồn tại, bất cập xảy ra trong thời gian qua. Đặc biệt lưu ý xử lý dứt điểm các vướng mắc thường xuyên xảy ra tại tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình.
Cạnh đó, Công ty TNHH Thu phí tự động VETC, Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam được giao nhiệm vụ căn cứ hợp đồng dự án, phương án đầu tư được chấp thuận và chỉ đạo của Thủ tướng, khẩn trương rà soát, lắp đặt hoàn thiện hệ thống thu phí điện tử không dừng tại các làn thu phí còn lại đảm bảo đồng bộ, phát huy hiệu quả của hệ thống.
Video đang HOT
Tổng cục Đường bộ Việt Nam được giao nhiệm vụ giám sát, đôn đốc các nhà cung cấp dịch vụ thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng.
Hiện cả nước có gần 100 trạm BOT lắp đặt hệ thống thu phí không dừng. Tuy nhiên, các trạm này mới triển khai hệ thống ETC trên 2-4 làn xe, các làn còn lại vẫn thu phí thủ công. Theo quy định các trạm BOT phải lắp đặt hệ thống này tại tất cả các làn.
Hai ngày đầu thu phí không dừng: Lưu thông nhanh hơn
Trong hai ngày đầu tiên triển khai, hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC) trên toàn quốc được vận hành khá tốt, cơ bản không xảy ra lỗi kỹ thuật làm gián đoạn thu phí hoặc ảnh hưởng đến giao thông.
Hiện các đơn vị vẫn đang triển khai rộng rãi dán thẻ cho phương tiện, tổ chức dán thẻ tại các cơ quan bộ ngành, doanh nghiệp, các trạm thu phí...
Các phương tiện lưu thông qua trạm thu phí Vĩnh Phú 2 - Bình Dương chủ yếu qua làn hỗn hợp
Sẽ phạt phương tiện đi sai làn
Trong ngày Tết Dương lịch 1-1, ở trạm thu phí có lưu lượng xe lưu thông lớn như cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Hà Nội kể cả khi có ùn tắc cục bộ vào giờ cao điểm, làn ETC vẫn được thông suốt. Ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), cho biết việc đưa vào vận hành hệ thống thu phí ETC là giải pháp tích cực để xử lý tình trạng ùn tắc giao thông tại các trạm thu phí đã kéo dài từ nhiều năm nay, nhất là trong các dịp cao điểm lễ, tết. Tuy nhiên, ở một số trạm trong một vài thời điểm, làn ETC bị ùn ứ do còn những trường hợp xe không dán thẻ eTag đi nhầm làn, hoặc xe có dán thẻ nhưng không đủ tiền trong tài khoản nên barie không mở. Trong trường hợp dòng phương tiện bị ùn ứ kéo dài, việc phân làn cho xe đã dán thẻ đi vào làn ETC cũng khó thực hiện. Do tỷ lệ phương tiện dán thẻ mới chỉ chiếm khoảng 30% tổng số xe và cũng chỉ 50% tài khoản của xe đã dán eTag có nạp tiền nên hệ thống thu phí ETC chưa thực sự hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, sắp tới lực lượng chức năng sẽ xử phạt hành vi sai làn đối với phương tiện không dán thẻ đi vào làn thu phí không dừng, nhằm đảm bảo cho làn ETC luôn được thông suốt.
Mua vé thủ công còn nhiều
Tỉnh Bình Phước có 4 trạm BOT là BOT QL 13 (đoạn từ cầu Tham Rớt đến TX Bình Long), BOT QL 13 (đoạn An Lộc - Lộc Tấn), BOT ĐT 741 (đoạn từ Bàu Trư đến TP Đồng Xoài) và BOT 741 (đoạn từ Trường Cao đẳng Công nghiệp cao su Việt Nam đến TX Phước Long), hiện tất cả đã vận hành hệ thống ETC. Các trạm đã thực hiện dịch vụ ETC đối với 30% số làn của một trạm, riêng dự án BOT QL 13 (đoạn Tham Rớt - Bình Long) có 50% số làn thu phí theo hình thức ETC. Các chủ đầu tư cũng tiến hành lắp đặt thêm hệ thống biển báo, cọc tiêu và tăng cường công tác tuyên truyền tới doanh nghiệp, cơ quan nhà nước... chủ động dán thẻ, sử dụng dịch vụ ETC khi qua các trạm.
Tại BOT ĐT 741 (xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước), trong hai ngày qua, lượng phương tiện chở hàng hóa từ Tây Nguyên đi TPHCM và ngược lại đông hơn ngày thường. Trạm có 4 làn xe (2 làn xe ETC, 2 làn xe hỗn hợp). Tính đến trưa 1-1, có khoảng 300 lượt xe có sử dụng dịch vụ ETC qua trạm. Cán bộ quản lý trạm thu phí cho biết, trạm chia 35 nhân viên thành 4 ca/ngày để đảm bảo vận hành thông suốt các làn.
Sáng 1-1, tại trạm thu phí BOT QL 1, tuyến tránh TP Biên Hòa (xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) đã áp dụng hình thức thu phí ETC. Trạm có 8 làn thì có 6 làn ETC (3 làn mỗi chiều) và 2 làn hỗn hợp, nhưng đa số các xe khi đi qua vẫn mua vé thu phí thủ công như trước đây. Một nhân viên thu phí tại đây cho biết, chỉ có khoảng 10% tài xế sử dụng dịch vụ ETC khi qua trạm trong buổi sáng.
Tỉnh Bình Dương cho biết đã triển khai thu phí ETC tại tất cả 10 trạm BOT trên địa bàn, trong đó 3 trạm đặt tại các tuyến đường do Công ty Vật liệu và Xây dựng Bình Dương quản lý từ tháng 11-2020. Ghi nhận tại trạm thu phí BOT Vĩnh Phú (phường Vĩnh Phú, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương), trạm thu phí Lái Thiêu (phường Bình Hòa, TP Thuận An) - là các trạm giáp ranh với TPHCM, lượng xe cộ qua lại rất lớn, trong ngày đầu tiên áp dụng thu phí ETC, tình trạng ùn tắc tại các làn ETC ít xảy ra hơn làn hỗn hợp. Tại mỗi làn thu phí đều có nhân viên trực hỗ trợ dự phòng trường hợp máy móc có sự cố.
Ông Đinh Hồng Hà, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (BVEC), cho biết Tổng cục Đường bộ Việt Nam và nhà cung cấp dịch vụ thu phí đã kiến nghị Chính phủ không triển khai thu phí ETC tại các trạm thu phí trên quốc lộ 51. Nguyên nhân do chi phí đầu tư hệ thống ETC khoảng 83 tỷ đồng, trong khi thời gian thu phí của dự án còn lại rất ngắn nên việc đầu tư có thể gây lãng phí, ảnh hưởng đến phương án tài chính của cả dự án BOT và dự án ETC.
Hướng về miền Tây thông thoáng
Ngày 1-1, ông Nguyễn Duy Dương, Trưởng Trạm thu phí BOT Sóc Trăng, cho biết: Trong ngày đầu nghỉ Tết Dương lịch, tình hình xe qua trạm đảm bảo thông suốt, không xảy ra tình trạng ùn ứ. Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, nhân viên phụ trách Công ty TNHH Thu phí tự động - VETC tại trạm thu phí BOT Sóc Trăng, hệ thống ETC tại trạm thu phí BOT Sóc Trăng được triển khai từ ngày 24-5-2018. Qua gần 2 năm triển khai, số lượng phương tiện thanh toán bằng hình thức ETC từ 1.500-1.600 lượt phương tiện/ngày, tương đương 16%-17% tổng lưu lượng phương tiện qua trạm.
Còn tại Trạm thu phí BOT Cái Răng, TP Cần Thơ, ghi nhận thực tế cho thấy tình hình giao thông hoạt động thông suốt, mật độ phương tiện qua trạm cũng không cao, không xảy ra tình trạng ùn ứ. Tuy nhiên, tại Trạm BOT Cái Răng vẫn còn tình trạng chủ phương tiện không sử dụng dịch vụ thu phí ETC nhưng đi vào làn ETC, ảnh hưởng đến dòng phương tiện qua làn này.
Đề xuất mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ lên 10 làn xe Chủ đầu tư cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đề xuất mở rộng tuyến đường này lên 8-10 làn xe do nguy cơ quá tải trong 2 năm tới. Ngày 18/1, ông Phạm Văn Khôi, Tổng giám đốc Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, cho hay theo thiết kế và phương án tài chính cao tốc này mãn tải...