Toàn bộ gái mại dâm ở TP HCM sắp ‘được tự do’
Gái mại dâm đang bị quản lý tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội TP HCM sẽ được trả tự do theo Luật Xử lý vi phạm hành chính. Cơ quan chức năng lo ngại tệ nạn mại dâm tại Sài Gòn bùng phát.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Sở LĐ-TB&XH TP HCM) cho biết, hiện Trung tâm Giáo dục lao động xã hội vẫn còn quản lý 79 gái mại dâm. Những người này đã bị phạt hành chính nhiều lần và đang được dạy nghề tại trung tâm.
“Thời gian tới họ sẽ được trả về theo Luật Xử lý vi phạm hành chính”, ông Thạch nói và bày tỏ quan ngại, nếu thả hết gái mại dâm ra, không biết họ sẽ đi về đâu và làm gì, bởi phần lớn đều lang thang, không nơi ở và không có trình độ học vấn.
Trong khi, hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về việc giúp đỡ gái mại dâm tái hòa nhập cộng đồng. Đặc biệt, trong số những người sắp được thả có tới 8% bị nhiễm HIV, gây nguy cơ lây lan căn bệnh thế kỷ cho xã hội.
Theo Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP HCM cần tước danh hiệu và chấm dứt hành nghề một thời gian đối với hành vi bán dâm của người mẫu, hoa khôi, nghệ sĩ. Ảnh: P.V.
Cũng theo ông Thạch, Luật Xử lý vi phạm hành chính vừa được Quốc hội thông qua có nhiều đổi mới quan trọng, trong đó bỏ quy định áp dụng biện pháp quản lý, giáo dục tại địa phương và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm để thể hiện tính nhân văn của pháp luật đối với những người sa vào tệ nạn mại dâm. Vì vậy, từ đầu tháng 7, người bán dâm chỉ bị áp dụng biện pháp hành chính (phạt tiền 300.000 đồng lần đầu và 5 triệu đồng nếu tái phạm), sau đó chính quyền địa phương có trách nhiệm tạo điều kiện để người bán dâm hòa nhập cộng đồng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Chi cục trưởng lại cho rằng, sau khi Luật Xử lý vi phạm hành chính được thông qua, tệ nạn mại dâm trên địa bàn thành phố có dấu hiệu gia tăng. Khi bị bắt quả tang bán dâm, họ sẵn sàng nộp phạt và sau đó tiếp tục hoạt động vì biết không bị áp dụng biện pháp quản lý, giáo dục tại địa phương và đưa vào cơ sở chữa bệnh như trước.
Ngoài ra, theo ông này, tội phạm liên quan đến gái mại dâm (bảo kê, chăn dắt và đường dây, ổ nhóm hoạt động mại dâm) cũng lợi dụng sự thông thoáng của pháp luật để mở rộng quy mô hoạt động. Thanh thiếu niên thấy việc quan hệ sinh lý dễ dàng, chỉ cần bỏ tiền là được thỏa mãn tình dục thì giá trị tốt đẹp của tình yêu và hôn nhân sẽ bị xem nhẹ. Còn các cô gái trẻ, không nghề nghiệp sẽ dễ bị lôi kéo vào con đường mại dâm vì lợi nhuận cao mà không bị xử lý mạnh.
Một “phố chân dài” nhộn nhịp sau 0h trên địa bàn quận 1. Ảnh: H.C.
Trước tình hình đó, Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP HCM kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành, bên cạnh việc quan tâm, giáo dục nâng cao nhận thức đối với người bán dâm cần có những biện pháp cứng rắn hơn.
Cụ thể, những người có công việc, thu nhập ổn định nhưng vì đua đòi mà vi phạm tệ nạn mại dâm “như những người đoạt giải các cuộc thi sắc đẹp, người mẫu, nghệ sĩ thì phải tước danh hiệu và cấm hành nghề”. Những người có nơi cư trú, ngoài việc xử phạt hành chính và gửi hồ sơ về địa phương để giúp họ hoàn lương, còn bị kiểm điểm trước tổ dân phố nếu tái phạm. Còn những người lang thang sẽ vận động, giúp đỡ đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc như đối với người ăn xin…
Bên cạnh đó, Chi cục cũng kiến nghị ngoài xử lý vi phạm hành chính cần có hình thức tăng nặng hình thức xử lý đối với người mua dâm như đối với cán bộ, công chức, người thuộc lực lượng vũ trang nếu vi phạm về phòng chống mại dâm cơ quan xử phạt phải thông báo ngay cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức để quản lý, giáo dục ngăn chặn tái phạm. Còn những người khác, sau khi bị phạt sẽ thông báo về địa phương để giáo dục. Nếu tái phạm thì bị họp kiểm điểm tại tổ dân phố hoặc đoàn thể, nghề nghiệp mà người đó là thành viên để thức tỉnh.
Theo VNE
Xem xét cấp mã số để quản lý lực lượng lao động
Để quản lý toàn bộ lực lượng lao động, tờ trình Dự án Luật Việc làm được thảo luận tại Thường vụ Quốc hội chiều 5/10 đề cập đến việc quản lý lực lượng này thông qua đăng ký và cấp mã số của người lao động.
Theo Dự án Luật Việc làm, UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo và thực hiện việc đăng ký lao động đối với công dân đủ 15 tuôi có hộ khẩu thường trú tại địa bàn. Nội dung đăng ký lao động bao gồm họ tên giới tính ngày, tháng, năm sinh hộ khẩu thường trú và nơi ở hiện tại số chứng minh nhân dân trình đô học vân trình đô chuyên môn kỹ thuât tình trạng viêc làm địa điểm làm việc.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chưa trình Quốc hội Dự án Luật Việc làm
Khi có thay đổi một trong các nội dung như trình độ chuyên môn kỹ thuât tình trạng viêc làm địa điểm làm việc người lao đông bô sung nội dung đăng ký lao động tại UBND câp xã nơi cư trú, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thực hiện đăng ký và cập nhật thông tin của người lao động vào hệ thống thông tin thị trường lao động. Còn khi người lao động chết, bị mất tích theo quy định của pháp luật hoặc ra nước ngoài để định cư thì bị xóa đăng ký lao động.
Về việc đăng ký việc làm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi liệu thủ tục hành chính có quản lý được không khi người dân hiện nay đã đăng ký với chính quyền xã, phường nhiều thủ tục khác như đăng ký chứng minh, hộ khẩu... Hơn nữa, nhiều người cũng chỉ đi làm thời vụ.
Dự án Luật Việc làm lần này cũng đưa ra chính sách bảo hiểm việc làm. Chính sách bảo hiểm việc làm nhằm hỗ trợ duy trì việc làm và chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện tại. Bảo hiểm việc làm bao gồm 2 chế độ, chế độ cho người thất nghiệp như chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện nay nhằm bù đắp thu nhập quan trọng hơn là bổ sung chế độ hỗ trợ người thất nghiệp.
Cụ thể là hỗ trợ người sử dụng lao động khi gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng hỗ trợ lãi suất tiền vay để thanh toán các chế độ cho người lao động hỗ trợ kinh phí đào tạo phát triển kỹ năng nghề cho người lao động để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động trong quá trình làm việc nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng thất nghiệp xảy ra.
Như vậy, bảo hiểm việc làm không chỉ hỗ trợ đối với người lao động đã bị thất nghiệp mà còn mở rộng hỗ trợ đối với người lao động đang làm việc và các doanh nghiệp để duy trì sự ổn định, phát triển cho doanh nghiệp và duy trì việc làm cho người lao động, đồng thời hạn chế, phòng ngừa thất nghiệp.
Nguyên tắc bảo hiểm việc làm là bảo hiểm bắt buộc, có tính chia sẻ lớn giữa những người tham gia bảo hiểm việc làm. Điểm mới căn bản của vấn đề này so với các quy định hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp là đã bổ sung chế độ hỗ trợ người sử dụng lao động để duy trì việc làm bên cạnh chế độ bảo hiểm thất nghiệp, phát triển bảo hiểm thất nghiệp thành bảo hiểm việc làm với phạm vi, đối tượng bao phủ và chế độ rộng hơn cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
Theo báo cáo thẩm tra Dự án Luật Việc làm có 2 loại ý kiến khác nhau về vấn đề bảo hiểm việc làm. Ý kiến thứ nhất cho rằng, chính sách bảo hiểm việc làm là sự phát triển của bảo hiểm thất nghiệp hiện hành, do đó, chỉ cần bổ sung thêm chính sách hỗ trợ duy trì việc làm trong Luật Bảo hiểm xã hội.
Ý kiến thứ hai đồng ý với quy định chính sách bảo hiểm việc làm thay cho bảo hiểm thất nghiệp với mục tiêu mở rộng hơn chích sách bảo hiểm thất nghiệp, thể hiện sự tiến bộ, ưu việt hơn so với chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện hành và quy định trong Luật Việc làm để tạo sự kết nối trong mục tiêu và quy trình hướng đến việc làm bền vững.
Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, cần hết sức cân nhắc có nên đổi tên bảo hiểm thất nghiệp thành bảo hiểm việc làm vì tính chất của bảo hiểm việc làm vẫn chủ yếu là giải quyết chính sách thất nghiệp. Hiện nay, thế giới có khoảng 80 nước đang thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, rất ít quốc gia đang thực hiện chính sách bảo hiểm việc làm.
Sau khi xem xét các ý kiến, Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa để Dự thảo Luật Việc làm phù hợp hơn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chưa trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội khóa XIII sắp diễn ra.
Theo Dantri
Vụ con nghiện đục tường trốn trại: Đưa thêm 2 người trở lại trung tâm cai nghiện Ngày 23.9, ông Nguyễn Xuân Sinh, Giám đốc Trung tâm giáo dục - lao động xã hội Quảng Nam, cho biết bằng biện pháp thuyết phục đã vận động đưa thêm 2 người trốn trại về lại trung tâm này, nâng tổng số người được đưa trở lại lên 41 người. Như Thanh Niên đã đưa tin, ngày 21.9, 91 trại viên đang...