Tòa tuyên y án nhưng luật sư vẫn ‘thắng’
Gương mặt non choẹt, ngây ngô, nó dáo dác đưa mắt đảo khắp phòng xử. Chắc nó đang tìm người quen.
Ánh mắt nó dừng lại chỗ tôi và nhẹ cúi đầu chào. Tôi cũng cười chào lại rồi đến gần hỏi thăm tình hình sức khỏe. Nó có vẻ gầy hơn trước nhưng nhìn khá điềm tĩnh.
Hôm ấy, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm nó về tội giết người. Ở phiên sơ thẩm, tôi là luật sư (LS) bào chữa chỉ định cho nó. TAND tỉnh Tây Ninh đã phạt nó 16 năm tù. Tôi đã làm đơn kháng cáo xin giảm án đem vào trại tạm giam cho nó ký rồi nộp tòa. Tôi tình nguyện bào chữa miễn phí cho nó tại phiên phúc thẩm với hy vọng tòa sẽ cảm thông hoàn cảnh khiến nó phạm tội cùng một số tình tiết pháp lý khác để giảm án cho nó.
Sau khi sinh nó được vài tháng tuổi, cha mẹ nó đã ly dị. Cha nó bỏ về quê miền Trung, mẹ nó đi bước nữa. Nó được ông bà ngoại cưu mang đến lớn. Do thiếu tình thương và sự nhắc nhở nên nó thôi học từ năm lớp 7 để đi làm phụ hồ kiếm tiền. Từ nhỏ nó chưa từng biết mặt cha mình nên đến năm 14 tuổi, nó một mình lặn lội từ Tây Ninh ra Quảng Ngãi tìm cha. Trong chuyến đi này, vô tình nó đã mua một con dao xếp của người bán dạo để phòng thân. Tiếc thay, con dao này đã góp phần đưa nó vào vòng lao lý.
Hôm đó nó đi đám cưới anh một người bạn và uống khá nhiều. Khi ra về, nó bị một thanh niên giẫm phải chân. Nó hỏi sao anh đạp trúng chân tôi, người thanh niên hỏi giật lại: “Mày là ai?”. Nó nói: “Đạp trúng chân người ta không xin lỗi mà còn hỏi xóc!”. Người thanh niên bảo “tao đánh mày luôn” rồi nhào vô quật nó ngã xuống. Đang bị đối phương đè bên trên, nó sực nhớ đến con dao trong túi. Cơn giận trong hơi men, nó móc dao ra tấn công. Nạn nhân qua đời trên đường đi cấp cứu…
Tôi đã cố gắng hết sức mình tại phiên tòa phúc thẩm. Nhưng rồi nó vẫn bị tòa tuyên y án.
Video đang HOT
Kết thúc phiên tòa, tôi tranh thủ gặp nó để động viên vài lời. Thật bất ngờ, nó nói: “Con cảm ơn LS rất nhiều! Con biết tội của con rồi, từ trước đến nay con luôn nghĩ rằng mình là một đứa trẻ bị bỏ rơi. Khi vào tù, con thấy đời mình như đã hết. Nhưng LS cho con biết mình đã nghĩ sai, từ nay con sẽ cố gắng cải tạo tốt để sớm được trở về. Con hy vọng sẽ còn kịp trả hiếu cho ông bà ngoại những ngày cuối đời như lời LS khuyên nhủ…”.
Bước ra khỏi công đường, tôi có hơi buồn vì kết quả phiên tòa không như mong muốn. Nhưng tôi cảm thấy có chút nhẹ lòng: Niềm tin và hy vọng mà tôi đã gieo vào nó bước đầu đã nảy mầm. Hình như tôi đã “thắng” trong vụ án này…
Luật sư NGUYỄN THẾ TÂN, Đoàn Luật sư tỉnh Tây Ninh
Theo PLO
Được người khác thuê chặt chân tay, có bị xử lý hình sự?
Theo luật sư, hành vi này có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích, tuy nhiên việc khởi tố thì lại phụ thuộc vào bị hại có đơn yêu cầu hay không.
Liên quanđến vụ việc chị LTN (30 tuổi, trú huyện Phúc Thọ, Hà Nội) tự thuê người chặt chân, tay của mình nhằm yêu cầu bảo hiểm bồi thường hơn 3 tỉ đồng gây chấn động dư luận, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Lý do là bởi hành vi của chị N. có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên mục đích chưa thành.
Bên cạnh việc có khởi tố vụ án hay không, một vấn đề khác đang được rất nhiều người quan tâm đó là DVD, người được chị N. thuê chặt chân, tay với giá 50 triệu đồng, sẽ bị xử lý ra sao?
Trả lời câu hỏi này với Pháp Luật TP.HCM, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng hành vi của D. có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích, tuy nhiên việc khởi tố thì lại phụ thuộc vào bị hại có đơn yêu cầu hay không.
Theo luật sư này, dù được chị N. đồng thuận và thuê tiền thì hành vi của D. vẫn có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, theo Điều 104 BLHS. "Đây là lỗi cố ý trực tiếp, D. buộc phải nhận thức hành vi dùng dao tác động vào chân, tay người khác là trái pháp luật" - luật sư Thơm phân tích.
Chân và tay của chị N. đã bị chặt đứt. Ảnh: CAND
Tuy nhiên, việc xử lý đối tượng D. lại phải theo quy định pháp luật. Cụ thể, nếu Công an quận Bắc Từ Liêm khởi tố về hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại (theo Điều 105 BLTTHS).
Nghĩa là chị N. hoặc người đại diện hợp pháp phải có đơn yêu cầu khởi tố D. Tiếp đó, chị N. phải đi giám định để các cơ quan chuyên môn xác định tỉ lệ thương tật theo quy định của pháp luật. Sau khi giám định thì tỉ lệ thương tật của chị N. sẽ là căn cứ xử lý đối tượng theo quy định.
"Những vụ án về các tội phạm như trường hợp này chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại" - luật sư Thơm cho hay.
Vị luật sư cũng phân tích thêm trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ. Chỉ trong trường hợp có căn cứ xác định việc rút yêu cầu khởi tố là trái với ý muốn của người yêu cầu khởi tố (do bị ép buộc, cưỡng bức) thì các cơ quan tố tụng vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Ngược lại, người bị hại khi đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp việc rút yêu cầu là do bị ép buộc, cưỡng bức.
Chia sẻ thêm về hành vi thuê người chặt chân, tay của mình nhằm trục lợi hơn 3 tỉ đồng từ bảo hiểm của chị LTN, luật sư Thơm cho rằng dù không khởi tố vụ án hình sự nhưng cơ quan chức năng có thể xử phạt hành chính đối với chị N. về hành vi báo tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Nghị định 167/2013.
TUYẾN PHAN
Theo PLO
'Đại án' 9.000 tỷ đồng: Vì sao lại bổ nhiệm tổng giám đốc ngân hàng? Luật sư cho rằng, trước khi làm Tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng, bị cáo Mai chưa từng làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, không đủ điều kiện bổ nhiệm nên dẫn đến sai phạm. Cựu Tổng giám đốc VNCB Phan Thành Mai tại tòa. Ngày 22/8, phiên tòa xét xử &'đại án' gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng...