Tỏa sáng vẻ đẹp, tài năng của nữ nhà giáo huyện Đông Anh
Ngày 10/1, Liên đoàn Lao động và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Anh đã phối hợp tổ chức thành công Chung khảo hội thi “Cô giáo tài năng duyên dáng” lần thứ VI, năm học 2020-2021.
Phát biểu khai mạc hội thi, bà Dương Thị Sáu – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Anh, cho biết, hội thi là một hoạt động bổ ích nhằm tôn vinh vẻ đẹp, tài năng của các nữ nhà giáo; là dịp để nữ cán bộ quản lý, giáo viên trong toàn ngành thể hiện tình yêu nghề nghiệp, hiểu biết xã hội, kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm, từ đó hoàn thiện những phẩm chất, năng lực của nhà giáo.
Các thí sinh tham gia phần thi trình diễn áo dài (Ảnh: Mai Quý)
Thông qua hội thi cũng góp phần tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giáo dục truyền thống người phụ nữ Việt Nam, động viên nữ nhà giáo tiếp tục thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, góp phần thiết thực thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Hội thi còn là cơ hội để các nữ nhà giáo khẳng định bản lĩnh, sự tự tin của mình, dù ở độ tuổi nào, ở vai trò vị trí nào, người phụ nữ vẫn luôn thể hiện được sự tài năng, duyên dáng. Đây cũng là dịp để giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong công tác và đời sống giúp các cô ngày càng thanh lịch hơn, tự tin hơn.
Video đang HOT
Ở phần thi năng khiếu, các thí sinh đã thể hiện được tài năng đa dạng, phong phú qua các tiết mục hát, múa, nhảy… (Ảnh: Mai Quý)
Tham dự Chung khảo hội thi có 15 thí đại diện cho 3 cấp học: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn huyện. Đây là những thí sinh có thành tích xuất sắc được Ban giám khảo lựa chọn qua vòng thi cấp trường và cấp cụm.
Các thí sinh đã trải quả 3 phần thi: Trình diễn áo dài; hiểu biết, ứng xử và năng khiếu. Ở mỗi phần thi, các thí sinh không chỉ toát lên nét đẹp duyên dáng về hình thể mà còn thể hiện rất xuất sắc vẻ đẹp về trí tuệ, sự thông minh, sự tự tin, sáng tạo và tài năng riêng. Qua đó đã lan tỏa thông điệp về lòng yêu nghề, về tinh thần “Tất cả vì học sinh thân yêu”, về khát vọng vươn tới sự hoàn thiện của những người làm nghề giáo.
Ở phần thi trình diễn áo dài, các thí sinh đã thể hiện được phong cách dịu dàng, thướt tha, thể hiện ve đẹp bình dị, duyên dáng, tôn vinh được nét đẹp truyền thống của tà áo dài Việt Nam.
Ban Tổ chức trao giải Đặc biệt và giải Nhất cho các thí sinh (Ảnh: Mai Quý)
Ở phần thi hiểu biết, ứng xử, các câu hỏi, tình huống không chỉ thử thách cách ứng xử, đạo đức nghề nghiệp mà còn kiểm tra kiến thức, kỹ năng của người giáo viên như: xử lý tình huống khi học sinh không hứng thú học tập; ứng xử với học sinh cá biệt; ứng xử trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non; thực hiện tốt cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,… Nhiều thí sinh đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc và có cách xử lý tình huống khoa học, hợp lý, đúng quan điểm giáo dục, có tính thuyết phục, tính giáo dục cao.
Phần thi năng khiếu là nội dung thi khẳng định năng khiếu nổi bật của các thí sinh. Các thí sinh đã thể hiện được tài năng đa dạng, phong phú qua các tiết mục hát, múa, nhảy,… Nhiều tiết mục dự thi được dàn dựng công phu, đậm nét nghệ thuật, làm mãn nhãn người xem.
Kết thúc Hội thi, Ban tổ chức đã trao 01 giải Đặc biệt, 01 giải Nhất, 6 giải Nhì, 7 giải Ba và 03 giải phụ cho các thí sinh tham gia.
Đi tập huấn hết tiền là do giáo viên... xài quá trớn
"Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm, xài bao nhiêu cũng hết. Nhưng xài bình thường thì kinh phí được cấp khi đi tập huấn cũng ổn", một giáo viên cho biết.
Bài viết "Có những giáo viên hết tiền vì liên tục tập huấn xa" của Đỗ Quyên đăng trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được sự quan tâm của nhiều bạn đọc trên cả nước.
Không ít bạn đọc thắc mắc, thông tin cụ thể về chế độ của giáo viên cốt cán khi tập huấn chương trình mới như thế nào, nếu không đảm bảo chế độ thì làm so giáo viên nhiệt tâm, nhiệt tình học tập được.
Người viết đã tìm hiểu cụ thể từ một đồng nghiệp cùng trường, là giáo viên cốt cán môn Ngữ văn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đang tham gia các lớp tập huấn chương trình mới, do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Cô giáo (đề nghị không nêu tên) cho biết: "Em đi tập huấn được Sở cấp công tác phí cho 1 lần đi và về tại Thành phố Hồ Chí Minh là 400.000 đồng.
Chúng em được bao ở khách sạn 4 sao, bao ăn sáng và ăn trưa. Ngoài ra, mỗi giáo viên được cấp 150.000 đồng/ngày/người, để ăn tối tự do bên ngoài.
Thời gian em đi học, nhà trường bố trí giáo viên dạy thay, nếu không bố trí được, em về dạy bù. Các tiết dạy thay, dạy bù đều được tính tăng tiết, nếu vượt tiết tiêu chuẩn.
Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm, xài bao nhiêu cũng hết. Nhưng xài bình thường thì kinh phí được cấp khi đi tập huấn cũng ổn. Đi tập huấn hết tiền chắc là do giáo viên... xài quá trớn thầy ạ".
Chế độ của giáo viên cốt cán khi đi tập huấn, bồi dưỡng như thế nào? (Ảnh mang tính chất minh họa: Giaoducthoidai.vn)
Giáo viên cốt cán được hưởng chế độ như thế nào?
Để các bạn đồng nghiệp tiện theo dõi, tìm hiểu, người viết lấy văn bản Số: 2474/GDĐT-TC về hướng dẫn chế độ làm việc của cán bộ quản lý cốt cán và giáo viên cốt cán hỗ trợ cán bộ quản lý và giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hồ Chí Minh làm ví dụ.
Quyền lợi của giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán:
Căn cứ vào nhiệm vụ, giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cốt cán được tham dự các khóa tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn theo kế hoạch và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng (nếu đạt yêu cầu); được hưởng chế độ quy đổi thời gian tham gia tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn ra số tiết dạy để tính số giờ giảng dạy theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 09/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 về hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập và các chế độ theo quy định tại các văn bản khác có liên quan.
Việc quy đổi thời gian tham gia tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn ra số tiết dạy để tính số giờ giảng dạy phải đúng với các quy định hiện hành (trong trường hợp có giáo viên có số tiết dạy vượt định mức giờ dạy/năm), cụ thể:
- Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập quy định:
"Định mức giờ dạy/năm đối với giáo viên mầm non; định mức tiết dạy/ năm học đối với giáo viên phổ thông; định mức giờ giảng dạy/năm học đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; tiêu chuẩn giờ giảng/năm học đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề; định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gọi chung là định mức giờ dạy/năm".
- Khoản 8 Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập quy định:
"Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch này không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật".
Tài liệu tham khảo:
http://edu.hochiminhcity.gov.vn/chuyen-muc/ve-huong-dan-che-do-lam-viec-cua-cbql-cot-can-va-gv-cot-can-ho-tro-cbql-va-gv-c-c41012-65095.aspx
Kiến nghị giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm Cô giáo mầm non có thể nghỉ hưu sớm 5 năm so với quy định nếu được công nhận là nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Văn phòng Chính phủ ngày 4/1 giao Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể nhóm giáo viên mầm non, giáo viên thể chất vào danh mục nghề nặng nhọc,...