Tòa nhà Quốc hội – Điểm nhấn bản sắc Ấn Độ ở thủ đô New Delhi
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Ấn Độ sẽ tổ chức lễ khánh thành tòa nhà Quốc hội của nước này vào ngày 28/5 tới, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Narendra Modi.
Công tác chuẩn bị đang diễn ra khẩn trương với quy mô hoành tráng.
Tòa nhà Quốc hội mới được xây dựng tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ ngày 26/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Công trình mới này là trọng điểm của dự án trị giá 2,4 tỷ USD nhằm thay thế các tòa nhà thời thuộc địa Anh ở trung tâm thủ đô New Delhi và tạo cho nơi đây có bản sắc Ấn Độ riêng biệt. Thủ tướng Modi đã đặt viên gạch khởi công dự án xây tòa nhà Quốc hội vào ngày 10/12/2020. Phát biểu tại lễ động thổ, ông khẳng định rằng công trình này “sẽ trở thành nhân chứng cho việc tạo ra một Ấn Độ tự lực”.
Nằm trong dự án phức hợp có diện tích 65.000 m2, tòa nhà Quốc hội mới có thiết kế hình tam giác nổi bật, đồng thời duy trì sự tích hợp hài hòa với tòa nhà Quốc hội cũ. Theo nguồn tin từ Chính phủ Ấn Độ, tòa nhà Quốc hội cũ sẽ được chuyển đổi thành bảo tàng.
Video đang HOT
Trang web chính thức của Chính phủ Ấn Độ cho biết quyết định xây dựng tòa nhà Quốc hội mới bắt nguồn từ việc tòa nhà cũ tồn tại một số vấn đề như: sức chứa hạn chế, cơ sở hạ tầng xuống cấp, tài nguyên truyền thông lỗi thời và không gian làm việc không đầy đủ, an toàn. Công trình mới không những giải quyết được những thiếu sót này, mà còn cung cấp một môi trường hiện đại và hiệu quả cho hoạt động của cơ quan lập pháp quốc gia. Bên cạnh công nghệ hiện đại, tòa nhà Quốc hội mới có tổng cộng 1.272 ghế trong hai viện, nhiều hơn gần 500 ghế và lớn hơn gấp 3 lần so với tòa nhà cũ.
Một kiến trúc sư trực tiếp tham gia dự án cho biết công trình có 4 tầng và các hội trường được thiết kế theo chủ đề biểu tượng quốc gia là chim công, hoa sen và cây đa, cùng các bức bích họa, tác phẩm điêu khắc và nghệ thuật từ khắp đất nước ghi lại 5.000 năm nền văn minh Ấn Độ.
Lộ trình mới cho quan hệ đối tác
Việc Đức - nước đang đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Nhóm các nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) mời Ấn Độ tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 tại Munich với tư cách là đối tác, đã cho thấy vai trò và vị thế ngày càng lớn của New Delhi trên trường quốc tế nói chung và ảnh hưởng của quốc gia châu Á hơn 1,4 tỷ dân này với Berlin nói riêng.
Thủ tướng Modi trong cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Ảnh: Zeenews
Đây là lần thứ hai Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Đức trong vòng hơn 1 tháng. Đầu tháng 5, ông Modi đã thăm chính thức Đức, chuyến thăm đánh dấu một bước tiến trong quan hệ hai nước và được đánh giá là quan trọng cả từ góc độ biểu tượng lẫn kết quả cụ thể. Cuộc tham vấn liên chính phủ Ấn Độ-Đức lần thứ sáu mà ông Modi chủ trì cùng người đồng cấp nước chủ nhà Olaf Scholz tại Berlin trong chuyến thăm hồi tháng 5 đã tạo cơ hội để hai nước mở rộng phạm vi của quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ-Đức, tập trung vào quan hệ đối tác phát triển xanh và bền vững, từ đó xây dựng một lộ trình tương lai cho các mối quan hệ bền chặt hơn.
Đối với Đức, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tấn công nền kinh tế lớn nhất châu Âu và triển vọng tăng trưởng của nước này này đang giảm do các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, rõ ràng Berlin cần tìm thị trường mới cho thương mại và đầu tư, mà Ấn Độ là một đối tác quan trọng với quy mô thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững. Đức là một trong những đối tác kinh tế lâu đời nhất của Ấn Độ, nhưng tiềm năng đầy đủ của mối quan hệ thương mại giữa hai nước chưa được hiện thực hóa và giờ là thời điểm thích hợp để thay đổi điều đó.
Việc chính quyền của Thủ tướng Olaf Scholz gấp rút "tìm đến Ấn Độ" còn được xem như một phần trong chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà Đức đang theo đuổi. Đức và cả Liên minh châu Âu (EU) đều đang tìm cách củng cố sự hiện diện lâu dài và hiệu quả ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đức đã điều tàu hộ tống Bayern đến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương từ tháng 8/2021 đến tháng 2/2022 nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ tự do hàng hải, đồng thời tập trận với hải quân các nước Australia, Singapore, Nhật Bản và Mỹ. Mối quan hệ bền chặt với một đối tác mạnh như Ấn Độ trong khu vực sẽ cho phép Đức tiếp cận sâu rộng hơn và mở rộng tầm ảnh hưởng trong "cán cân quyền lực" đang hình thành tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Về phần Ấn Độ, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của New Delhi trong EU và lớn thứ sáu trên toàn cầu, với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Đức lên tới khoảng 14 tỷ euro trong năm 2021. Tuy nhiên, Ấn Độ hiện chỉ được xếp hạng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 23 của Đức. Giới phân tích nhận định việc đưa Ấn Độ trở thành điểm đến mới hấp dẫn cho vốn đầu tư của Đức nên là ưu tiên hàng đầu của Thủ tướng Modi.
Không những thế, Ấn Độ còn muốn tìm kiếm sự hỗ trợ của Đức và Pháp trong việc thúc đẩy thông qua một hiệp định thương mại tự do mà New Delhi đang đàm phán với EU. Ngày 27/6, EU và Ấn Độ đã nối lại các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do sau 9 năm gián đoạn.
Việc Thủ tướng Modi tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 vừa bế mạc ngày 28/6 cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng với Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ Modi, trước thềm hội nghị đã khẳng định mong muốn có "các cuộc thảo luận hiệu quả" với các nhà lãnh đạo thế giới về những vấn đề thời sự như kinh tế, khí hậu, năng lượng, an ninh lương thực, chống khủng bố, môi trường, bình đẳng giới...
ADVERTISING
00:00
Kể từ năm 2014, thời điểm Thủ tướng Modi nhậm chức, đây là lần thứ ba, lãnh đạo Ấn Độ được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 và là lần thứ tám kể từ năm 2004, New Delhi tới sự kiện này với tư cách là đối tác. Ấn Độ đánh giá việc nước này thường xuyên được mời tham dự các hội nghị thượng đỉnh G7 cho thấy G7 cần sự hỗ trợ của New Delhi để giải quyết những thách thức lớn mà toàn cầu đang phải đối mặt, đặc biệt khi Ấn Độ tham gia nhiều nhóm đa phương khác nhau như "Nhóm Bộ tứ" (Quad), Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) và năm 2023 sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Thư ký Ngoại giao Ấn Độ Vinay Mohan Kwatra tuyên bố: "Việc Ấn Độ thường xuyên có mặt tại các hội nghị thượng đỉnh G7 rõ ràng cho thấy sự công nhận ngày càng lớn rằng Ấn Độ cần phải là một phần của bất kỳ và mọi nỗ lực bền vững nhằm tìm ra các giải pháp để giải quyết các thách thức toàn cầu".
Trong khi đó, Thủ tướng Modi nhấn mạnh Ấn Độ hiện có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các nền kinh tế hàng đầu khác, vì vậy việc Ấn Độ trở thành một trụ cột quan trọng trong sự phục hồi toàn cầu là hoàn toàn hợp lý. Hơn nữa, mức độ liên kết của Ấn Độ trong thương mại quốc tế đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Riêng năm 2021, ngoại thương của Ấn Độ đã tăng khoảng 50%.
Đức và Ấn Độ chia sẻ mối quan hệ song phương sâu sắc, với việc hai nước kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2021. Như nhận định của Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Tobias Lindner: "Không có vấn đề lớn nào có thể được giải quyết nếu không có Ấn Độ", hiện Đức đang tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Ấn Độ cả về kinh tế, an ninh và khí hậu. Hai chuyến công du của Thủ tướng Ấn Độ tới Đức chỉ trong hơn 1 tháng không chỉ tạo cơ hội để hai bên duy trì truyền thống quan hệ đối tác chặt chẽ mà còn vạch ra một lộ trình mới để Đức và Ấn Độ cùng thúc đẩy các cam kết mang lại lợi ích chung.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo Prithvi có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Sau khi thử thành công tên lửa Agni-IV có tầm bắn tới 4.000 km, ngày 15/6, Ấn Độ tiếp tục phóng thử thành công tên lửa đạn đạo Prithvi có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Ấn Độ tiếp tục thử thành công tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Ảnh: dnaindia.com Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi,...