Tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới ở Dubai tên là gì?
Hoàn thành năm 2010, Burj Khalifa cao 828 m với 163 tầng nằm trong khu thương mại sầm uất ở Dubai. Burj Khalifa hiện là tòa nhà cao nhất thế giới.
Công trình chọc trời này cũng sở hữu nhiều kỷ lục khác như tòa nhà có nhiều tầng nhất, cấu trúc đứng tự do cao nhất, nhà hàng cao nhất thế giới…
1. Dubai là thành phố thuộc quốc gia Trung Đông nào?
Với sự nổi tiếng trên toàn thế giới, nhiều người lầm tưởng rằng Dubai là một quốc gia. Tuy nhiên, đó là nhận định không chính xác. Nằm trên bờ biển vịnh Ba Tư, Dubai là thành phố ở Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và thủ đô của Tiểu vương quốc Dubai. Ảnh: Prospects.
Ảnh: Timeoutdubai.
2. Có bao nhiêu Tiểu vương quốc thuộc UAE? Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là quốc gia Tây Á ở cuối phía đông nam của bán đảo Ả Rập, bao gồm 7 tiểu vương quốc hợp thành: Dubai, Ajman, Fujairah, Sharjah, Umma al Qaiwain, Ras al Khaimah và thủ đô Abu Dhabi. Mỗi tiểu vương quốc đều có Sheikh cai trị và cờ riêng, đặt dưới sự quản lý của Hội đồng Tối cao Liên bang và tổng thống UAE.
Ảnh: Pinterest.
3. Dubai nằm trong sa mạc nào? Dubai nằm trong sa mạc Arab, giáp tiểu vương quốc Abu Dhabi ở phía bắc, Sharjah phía tây nam, tây bắc giáp Oman, phía nam là Ras al Khaimah và Ajman ở phía đông.
Ảnh: Nick Hannes.
Video đang HOT
4. Dubai có mật độ cư dân cao nhất tại vùng Trung Đông. Thành phố là nơi ở của khoảng bao nhiêu phần trăm dân số tiểu vương quốc Dubai? Dubai là thành phố lớn nhất ở UAE, nơi sinh sống của khoảng 90% dân số tiểu vương quốc. Tính đến năm 2018, Dubai có khoảng 3,1 triệu người. Thành phố là trung tâm giao thông toàn cầu lớn và trung tâm thương mại khu vực. Nền kinh tế hiện nay chủ yếu tập trung vào du lịch, thương mại, bất động sản, hàng không và dịch vụ tài chính.
Ảnh: Cntraveler.
5. Danh từ nào sau đây không phải nói về Dubai? Dubai luôn đứng hàng đầu trong danh sách các thành phố nhiều cao ốc nhất thế giới. Thành phố nổi tiếng với sự hiện diện của vàng ở khắp mọi nơi, từ nhà, siêu xe, đồ ăn dát vàng đến ATM rút vàng… Kinh tế Dubai được “vực dậy” và phát triển nhanh chóng nhờ ngành đánh bắt, chế tác ngọc trai, sau đó mới chuyển sang khai thác dầu mỏ. Tuy nhiên, do tốc độ xây dựng chóng mặt, biến đổi khí hậu, thiếu hệ thống quản lý chất thải và nguồn nước nên nơi này không phải là một thành phố sinh thái.
Ảnh: Daytur.
6. Tòa nhà biểu tượng của Dubai có hình gì và là khách sạn mấy sao? Burj Al Arab là khách sạn 7 sao đầu tiên trên thế giới. Nằm ở Jumeirah, Burj Al Arab được xây dựng giống cánh buồm của thuyền buôn Ả Rập no gió hướng ra biển. Tòa nhà có 2 “cánh” được trải rộng để tạo thành một “cột buồm” rộng lớn hình chữ V.
Ảnh: Daytur.
7. Tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới ở Dubai tên là gì? Hoàn thành năm 2010, Burj Khalifa cao 828 m với 163 tầng nằm trong khu thương mại sầm uất ở Dubai. Burj Khalifa hiện là tòa nhà cao nhất thế giới (cao hơn vị trí thứ 2 – tháp Thượng Hải ở Trung Quốc gần 200 m). Ngoài ra, công trình chọc trời này cũng sở hữu nhiều kỷ lục khác như tòa nhà có nhiều tầng nhất, cấu trúc đứng tự do cao nhất, nhà hàng cao nhất thế giới…
Ảnh: Pinterest.
8. Món đặc sản có cách làm độc đáo “nhồi trong nhồi” ở Dubai không được làm bằng loại thịt gì? Lạc đà nhồi nguyên con ở Dubai là món ăn lớn nhất thế giới với cách chế biến “nhồi trong nhồi” độc đáo có một không hai. Để làm món đặc sản này, người ta nhét nhiều con gà vào một con cừu non (bên trong gà có thể đặt vài con cá), tiếp tục nhồi cừu vào bụng lạc đà đã được làm sạch. Sau đó, nướng nguyên con lạc đà trên hố than lớn trong vòng một ngày cho đến khi chín vàng giòn.
Uyên Hoàng
Theo doanhnghiepvn.vn
Điều đặc biệt riêng có ở khu Phố Tàu nổi tiếng nhất Malaysia
Malaysia có hai khu Phố Tàu nổi tiếng nằm ở thành phố Malacca và thủ đô Malaysia. Cùng khám phá những nét độc đáo của hai khu Phố Tàu này.
Nằm ở trung tâm thành phố cổ Malacca, một Di sản thế giới của Malaysia, Phố Tàu Malacca là một trong những khu định cư có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa kiều trên thế giới.
Khu Phố Tàu này được thành lập bởi những thương nhân người Hoa di cư từ thời nhà Minh, khoảng năm 1400. Khi nhà Minh sụp đổ, một lượng lớn người Hoa đã đến Malacca để tị nạn. Từ các thế kỷ sau đó cho đến những thập niên gần đây, các gia đình người Hoa tiếp tục chọn Malacca làm nơi lập nghiệp.
Trong quá trình định cư, nhiều người Hoa đã kết hôn với phụ nữ Malaysia, và hậu duệ của họ được gọi là Peranakan. Sống trong một nền văn hóa khác biệt, người Hoa vẫn gìn giữ tiếng mẹ đẻ và nền văn hóa truyền thống, đồng thời cũng hòa nhập vào văn hóa và ngôn ngữ địa phương.
Ngày nay, khu Phố Tàu Malacca có phạm vi là các phố Johnker, Tun Tan Cheng Lock và Hang Jebat, trong đó phố Johnker là tuyến phố trung tâm. Từ giai đoạn thuộc Hà Lan (1641-1825), đây đã là tuyến phố buôn bán sôi động được vận hành bởi các thương gia Hoa kiều giàu có.
Cho đến đầu thế kỷ 21, khu phố Johnker vẫn giữ được những nét kiến trúc - văn hóa đặc sắc và được quy hoạch thành tuyến phố du lịch trọng tâm của Di sản Malacca.
Khu phố này thu hút du khách vào buổi tối, khi chợ đêm hoạt động với vô số quầy hàng, quán ăn và các hoạt động văn hóa đặc sắc.
Trên bản đồ du lịch, Phố Tàu Malacca luôn được giới thiệu như một điểm nhấn đặc sắc của Di sản thế giới Malacca. Khu phố người Hoa này đã đem lại một nguồn thu không nhỏ cho ngành du lịch Malaysia.
Nếu phố Johnker là tâm điểm của Phố Tàu Malacca thì phố Petaling lại là linh hồn của Phố Tàu ở Kuala Lumpur. Đây cũng là một tuyến phố gắn liền với lịch sử phát triển của thủ đô Malaysia.
Phố Petaling hình thành đầu thế 20 bởi những người Hoa đã lập nghiệp tại Kuala Lumpur từ trước đó một thế kỷ. Đây là cộng đồng lao động đầu tiên của Kuala Lumpur, chủ yếu hoạt động trong khai thác thác và kinh doanh mỏ thiếc. Theo thời gian, Petaling trở thành trung tâm thương mại sầm uất của người Hoa.
Với sự bùng nổ du lịch từ thập niên 1990, chính quyền Malaysia đã nhìn nhận Petaling là một con đường di sản của Kuala Lumpur. Nhiều động thái thiết thực đã được thực hiện để phát triển khu vực này.
Trong những năm 2000, mái che bằng kính màu xanh được lắp đặt trên toàn tuyến phố Petaling, và con phố này được chuyển đổi thành trung tâm mua sắm dành cho người đi bộ. Hai cổng chào lớn mang kiến trúc Trung Hoa cũng được xây dựng ở hai đầu phố.
Ngày nay, Petaling xuất hiện trên bản đồ du lịch như một địa điểm phải ghé thăm ở Kuala Lumpur. Đây được coi là một thiên đường hàng nhái và là nơi lý tưởng nhất để thưởng thức các món ăn truyền thống Trung Hoa ở thành phố này.
Theo kienthuc.net.vn
Ăn món dát vàng như cơm bữa: Nhà giàu Việt chịu chi tiền chẳng kém dân Dubai Trước đây, nhắc tới những món đồ dát vàng, người ta nghĩ ngay tới thành phố Dubai xa hoa, giàu có. Tuy nhiên vài năm gần đây, các loại loại đồ ăn dát vàng trở thành xu hướng được giới nhà giàu Việt ưa chuộng. Xu hướng đồ ăn dát vàng ngày càng thị hành trên thế giới. Và rất nhanh nhẹn, giới...