Tòa nhà bị bỏ hoang xuất hiện bí ẩn trên bãi biển El Salvador
Một biệt thự đổ nát bí ẩn đã xuất hiện trên một bãi biển ở Costa del Sol, El Salvador, khiến du khách phải vò đầu bứt tai về cách nó đến được đó.
Một biệt thự bằng bê tông trôi dạt vào bãi biển nhiệt đới đã trở thành điều thu hút kỳ lạ mà những người đi biển tại Bãi biển La Puntilla đẹp như tranh vẽ ngày nay khi nhìn thấy.
Không rõ bằng cách nào mà ngôi nhà bỏ hoang lại nằm trên bãi biển nổi tiếng, nhưng có vẻ như nó đã ở đó một thời gian.
Tòa nhà bị bỏ hoang này đã xuất hiện một cách bí ẩn trên bãi biển El Salvador.
Một trong những giả thuyết phổ biến nhất cho rằng ngôi biệt thự là nạn nhân của một trận cuồng phong mạnh đến từ El Salvador hơn hai thập kỷ trước.
Biệt thự bỏ hoang ở Bãi biển La Puntilla đã được phổ biến bởi người dùng TikTok Salvadoran, Cholopanza Vlogs – người đã tự quay cảnh mình khám phá cấu trúc bị bỏ hoang và cũng đăng một vlog chuyên sâu hơn về nó trên YouTube. Đoạn phim đã lan truyền và khách du lịch đã đổ xô đến ngôi biệt thự đổ nát kể từ đó.
Lịch sử của cấu trúc vô chủ này bị che đậy trong bí ẩn, nhưng tờ báo La Prensa Grafica của El Salvador gần đây đã làm sáng tỏ quá khứ của nó, dựa trên lời kể của những người dân địa phương sống gần Bãi biển La Puntilla.
Rõ ràng, khoảng 28 năm trước, cái gọi là biệt thự bỏ hoang này thực sự là một khách sạn có tên là Hotel Puerto Ventura. Để làm cho nó hấp dẫn hơn đối với khách du lịch, các chủ sở hữu đã quyết định xây dựng nó trên bãi biển đầy cát nhưng điều đó gây ra một ý tưởng tai hại vì sẽ khiến tòa nhà dễ bị tổn thương hơn bởi các yếu tố ngoại cảnh.
Video đang HOT
Không rõ liệu khách sạn có trở thành nạn nhân của cơn bão Mitch, đổ bộ vào El Salvador năm 1998, gây thiệt hại trên diện rộng và hơn 9.000 người thiệt mạng hay chỉ là do không khí mặn đã khiến nó bị bỏ hoang.
Sau đó nó trở thành trụ sở của một nhà thờ Thiên chúa giáo, bởi ngôi sao lớn của David trên trần tầng một của tòa nhà, nhưng khi cấu trúc tiếp tục xuống cấp, nó một lần nữa bị bỏ hoang.
Ngày nay, tòa nhà bị bỏ hoang vẫn còn trên bãi biển, tựa vào bãi biển ngay tại điểm sóng đánh vào cát. Nó dễ tiếp cận hơn vào các giờ buổi sáng khi nước rút đi, nhưng khi bạn trở lại vào buổi chiều, mực nước biển sẽ làm ngập nơi này và tạo ra các vũng nước. Tuy nhiên, điều đó hầu như không ngăn cản khách du lịch tới đây để khám phá nó.
Bất chấp những vết nứt lớn trên tường và nguy cơ đổ nát rõ ràng, những người nghiện khám phá vẫn mạo hiểm bên trong tòa nhà bị bỏ hoang, và một số thậm chí còn leo lên tầng cao nhất để chụp ảnh selfie và ngắm nhìn rõ hơn.
Mặt khác, người dân địa phương tỏ ra cẩn trọng, thậm chí có số người còn thừa nhận rằng họ chưa bao giờ đến gần nó vì sợ hãi.
Một phụ nữ địa phương Coralia Sotelo nói với La Prensa Grafica rằng trẻ em trong khu vực đã nói với cô ấy rằng vào ban đêm họ nhìn thấy một người đàn ông da đen rất cao quanh quẩn trong tòa nhà bỏ hoang, đó là lý do tại sao cô ấy luôn giữ khoảng cách.
Xác ướp nữ ca sĩ bí ẩn trong cỗ quan tài cổ chưa bao giờ được mở nắp
Cỗ quan tài chứa xác ướp 2.700 tuổi của nữ ca sĩ nhà thờ Ai Cập cổ đại chưa từng được mở nắp nhưng đã bị thiêu rụi trong một vụ hỏa hoạn ở nơi đất khách quê người.
Theo Ancient Pages, năm 1875, hoàng đế Brazil Dom Pedro II (1825-1891) có chuyến thăm Ai Cập và được quốc vương Ai Cập Ismail Pasha tặng cho cỗ quan tài tuyệt đẹp chứa một xác ướp còn nguyên vẹn bên trong làm quà.
Là người yêu thích tìm hiểu lịch sử và văn hóa Ai Cập cổ đại, hoàng đế Dom Pedro II đã đưa chiếc quan tài 2.700 năm tuổi đến cung điện São Cristóvão của ông, nơi nó được trưng bày cho đến năm 1889.
Cỗ quan tài tuyệt đẹp chứa xác ướp ca sĩ nhà thờ kiêm nữ tu Ai Cập cổ đại trước khi bị thiêu rụi.
Được biết nhân vật nằm bên trong quan tài là Sha-Amun-en-su, ca sĩ nhà thờ kiêm nữ tu Ai Cập cổ đại sinh ra vào khoảng năm 800 trước Công nguyên và sống trong Vương triều thứ 22 của Ai Cập do Pharaoh Shishak (Sheshonq I) cai trị.
Khi còn sống, Sha-Amun-en-su là một thành viên quan trọng của xã hội. Những đồ vật danh dự tinh xảo, tuyệt đẹp được chôn cùng bà bên trong quan tài là minh chứng cho điều này.
Theo những dòng chữ tượng hình trên quan tài thì Sha-Amun-en-su là một "Heset", có nghĩa là "ca sĩ". Bà là con gái một ca sĩ của đền thờ Amun. Các thành viên của Heset là những nữ ca sĩ kiêm nữ tu tại đền thờ Amun. Họ thực hiện trọng trách làm lễ cho các vị thần và nữ thần. Trong các nghi lễ và lễ hội, Sha-Amun-en-su tham gia vào một số nghi thức và hát thánh ca để tôn vinh thần Amun.
Tuy nhiên đa phần thông tin về Sha-Amun-en-su rất ít ỏi. Các nhà nghiên cứu không biết khi nào, ở đâu và ai đã khai quật quan tài của Sha-Amun-en-su. Chỉ biết rằng, quan tài của bà được tìm thấy ở đâu đó gần Thebes (một trong những thành phố quan trọng nhất của Ai Cập cổ đại), nhưng vị trí chính xác thì không thể xác định được. Cũng không có thông tin gì về gia đình của ca sĩ kiêm nữ tu này, nhưng một dòng chữ trên quan tài tiết lộ bà có một cô con gái nuôi.
Bên cạnh đó quan tài của Sha-Amun-en-su chưa bao giờ được mở ra nên các nhà khoa học chỉ có thể nghiên cứu xác ướp bên trong bằng công nghệ tia X.
Xác ướp được bảo quản trong tình trạng khá tốt.
Theo đó, xác ướp của nữ ca sĩ dường như được bảo quản trong tình trạng khá tốt, không có chấn thương hay thương tích. Điều này cho thấy bà qua đời vì nguyên nhân tự nhiên ở tuổi 50. Sha-Amun-en-su có hàm răng nguyên vẹn, cổ họng được bao phủ bởi một lớp bọc nhựa để bảo vệ họng nhằm đảm bảo bà vẫn có thể tiếp tục cất tiếng hát ở kiếp sau. Trong số đồ tạo tác danh dự của Sha-Amun-en-su có một con bọ hung hình trái tim được làm bằng đá xanh tuyệt đẹp có khắc tên của bà.
Tiếc rằng các chuyên gia chưa kịp tìm hiểu sâu hơn về cỗ quan tài cùng xác ướp quý hiếm thì nó đã bị phá hủy trong một vụ hỏa hoạn sau nhiều lần "gặp nạn".
Lần đầu do một trận bão, chiếc quan tài đã bị gió thổi rơi khỏi giá trưng bày trong cung điện São Cristóvão của Brazil. Nó bị thổi bay và đâm vào cửa sổ văn phòng của hoàng đế Dom Pedro II.
Sau đó dù được sửa lại nhưng cỗ quan tài không thể hoàn chỉnh như ban đầu. Đến năm 1889, món cổ vật được chuyển đến bảo tàng Quốc gia Rio de Janeiro để được trưng bày và nghiên cứu trong nhiều năm.
Song vào ngày 2/9/2018, một trận hỏa hoạn lớn đã thiêu rụi mọi đồ vật trong bảo tàng này. Cỗ quan tài của Sha-Amun-en-su cùng với xác ướp nữ ca sĩ cổ đại bí ẩn và tất cả các đồ tạo tác bằng vàng của bà cũng bị ngọn lửa "nuốt trọn".
Đây là một tổn thất lớn đối với giới khảo cổ và những người quan tâm đến lịch sử Ai Cập cổ đại, vì một tuyệt tác đã biến mất và nhiều bí ẩn về cỗ quan tài vẫn chưa được khám phá cũng bị chôn vùi mãi mãi.
Mở ra ngôi mộ hoàng đế đã bị đánh cắp, các nhà khảo cổ không khỏi kinh ngạc khi nhìn thấy thứ ông vẫn nắm chặt trong tay Lăng mộ của hoàng đế Quang Tự tuy đã bị đánh cắp vào năm 1938, xương cốt văng vãi khắp nơi, tưởng rằng chẳng còn thứ gì nguyên vẹn. Ngôi mộ cổ bị kẻ trộm khoắng sạch đồ tùy táng nhưng sót lại thứ cực giá trị: Muốn cũng không tài nào trộm được!Tại sao nhà Thanh có 13 niên hiệu nhưng chỉ...