Tòa Mỹ khôi phục vụ kiện cáo buộc Trump trục lợi
Tòa phúc thẩm liên bang cho rằng Trump không đủ điều kiện bác vụ kiện cáo buộc ông trục lợi từ hoạt động kinh doanh nhờ vị trí tổng thống.
“Tổng thống Donald Trump không đủ điều kiện pháp lý để được bãi bỏ vụ kiện cáo buộc ông vi phạm Hiến pháp khi tiếp tục công việc kinh doanh trong lúc nắm quyền tổng thống”, Tòa Phúc thẩm Liên bang thứ tư của Mỹ hôm nay ra phán quyết, với sự nhất trí của 9 trên 15 thẩm phán.
Các thẩm phán nhất trí rằng cáo buộc do bang Maryland và Đặc khu Columbia đưa ra trong vụ kiện là “khác thường”, nhưng khẳng định Tổng thống Trump không đưa ra được tuyên bố rõ ràng, không thể chối cãi để tòa bác đơn kiện.
Trong phán quyết 21 trang, Thẩm phán Diana Gribbon Motz mô tả một số lập luận của Bộ Tư pháp Mỹ thay mặt Trump trong vụ kiện là “rối rắm”. Bộ Tư pháp Mỹ từng cho rằng vụ kiện là không phù hợp và không thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án.
“Ở Mỹ, mọi người, kể cả Tổng thống, phải có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp”, Thẩm phán Motz viết. Phán quyết này của tòa mở đường cho chính quyền bang Maryland và thủ đô Washington thu thập các tài liệu, hồ sơ tài chính liên quan đến vụ kiện.
Khách sạn Trump International thuộc sở hữu của Tổng thống Mỹ ở thủ đô Washington. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Bang Maryland và Đặc khu Columbia năm ngoái đệ đơn kiện cáo buộc Trump vi phạm các điều khoản lương bổng quy định trong Hiến pháp, trong đó cấm tổng thống nhận những thứ có giá trị từ chính phủ nước ngoài.
Nguyên đơn cho rằng khách sạn Trump International, thuộc sở hữu của Trump, và các hoạt động liên quan ở thủ đô Washington có lợi thế không công bằng so với các doanh nghiệp cạnh tranh trong khu vực vì các thực thể chính phủ nước ngoài và khách hàng tìm cách sử dụng các tài sản thuộc sở hữu của Trump để lấy lòng chính quyền của ông.
Các quan chức Gruzia, Kuwait, Arab Saudi và nhiều nước khác đã chi tổng cộng hàng trăm nghìn USD ở khách sạn nằm cách Nhà Trắng vài khu nhà này. Đơn kiện cho rằng các khoản lợi nhuận đó đã chảy thẳng vào túi tiền của Trump.
Không giống các tổng thống Mỹ trước đây, Trump vẫn giữ quyền sở hữu doanh nghiệp tư nhân của mình, dù đã chuyển quyền điều hành tập đoàn cho các con trai là Donald Trump Jr. và Eric Trump.
Một tòa án phúc thẩm Mỹ hồi tháng 7/2019 đã bác đơn kiện, trong khi Trump cho rằng đây là “hành vi quấy rối Tổng thống” và nó “khiến tôi mất nhiều tiền”.
Trump có thể tìm kiếm sự can thiệp từ Tòa án Tối cao để bác phán quyết mới nhất. Vụ kiện này cũng có thể “chết yểu”, bởi Tập đoàn Trump đang tìm cách bán khách sạn Trump International. Nếu khách sạn này được bán cho chủ khác, cơ sở pháp lý cho vụ kiện sẽ không còn.
Canada thông báo tiến trình ra phán quyết dẫn độ CFO của Huawei
Luật sư bảo vệ bà Mạnh Vãn Châu biện hộ rằng hành vi phạm tội mà Mỹ cáo buộc - nói dối các tổ chức tài chính để "lách" lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran - là không vi phạm pháp luật tại Canada.
Bà Mạnh Vãn Châu rời tòa án British Columbia ở Vancouver, Canada. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Bà Heather Holmes, Thẩm phán Tòa án Tối cao của British Columbia, Canada, chủ tọa phiên tòa xem xét dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei, ngày 27/4 đã thông báo về tiến trình ra phán quyết của tòa.
Sau khi nghe ý kiến trình tòa của các luật sư, Thẩm phán Heather Holmes đã đồng ý thông báo trước khoảng 3 ngày về thời điểm tòa tuyên án.
Vào ngày Thẩm phán ra phán quyết, các luật sư, các công tố viên và bà Mạnh sẽ nhận được bản sao phán quyết điện tử vào lúc 9 giờ sáng.
Vào lúc 10 giờ sáng, các công tố viên sẽ được phép thông báo với Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada và Bộ Tư pháp Mỹ về phán quyết này.
Bà Mạnh sẽ trình diện tại tòa vào lúc 11 giờ của ngày ra phán quyết, trừ khi bà Mạnh và công tố viên quyết định rằng việc trình diện này có thể được thực hiện dưới hình thức trực tuyến.
Đội ngũ luật sư bảo vệ bà Mạnh biện hộ rằng hành vi phạm tội mà Mỹ cáo buộc bà Mạnh - nói dối các tổ chức tài chính để "lách" lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran - là không vi phạm pháp luật tại Canada vì Canada đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran từ nhiều năm trước.
Trong khi đó, các công tố viên của Canada bảo vệ đề nghị dẫn độ của Mỹ với lý lẽ cáo buộc "lừa gạt ngân hàng," một hành vi vi phạm pháp luật tại cả Canada và Mỹ, mới là lý do mấu chốt của việc bắt giữ bà Mạnh. Mỹ cáo buộc bà Mạnh đã lừa dối HSBC Holdings Plc về hoạt động kinh doanh của Huawei Technologies Co Ltd tại Iran.
Thẩm phán Tòa án Tối cao British Columbia sẽ đưa ra phán quyết về việc liệu hành vi của bà Mạnh theo cáo buộc của Mỹ có vi phạm luật pháp tại Canada hay không.
Thẩm phán Heather Holmes ngày 27/4 không đề cập đến thời điểm bà ra phán quyết. Phiên tòa ngày 27/4 được thực hiện trực tuyến với sự tham dự của công tố viên, các luật sư của bà Mạnh, bà Mạnh và một phiên dịch. Phiên tòa tiếp theo được lên kế hoạch vào ngày 15/6 tới.
Việc Ottawa bắt giữ bà Mạnh hồi tháng 12/2018 theo đề nghị của Mỹ đã đẩy Canada vào "thế kẹt" trong mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.
Trong một động thái được giới quan sát cho là để trả đũa Ottawa, Trung Quốc đã tiến hành giam giữ hai công dân Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor với cáo buộc hoạt động gián điệp, đồng thời hạn chế khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc đối với một loạt nông sản Canada./.
Hương Giang
NATO sẽ tiến đến sát Nga Mỹ đã "bật đèn xanh" để Ukraine và Gruzia gia nhập Khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Với động thái này, có thể không lâu nữa hai quốc gia thuộc Liên Xô cũ sẽ đứng trong hàng ngũ tổ chức quân sự xuyên đại dương do Mỹ dẫn đầu. Đầu tháng này, Bắc Macedonia, quốc gia thuộc Nam Tư...