Toà Mỹ bác đề nghị ngăn Trump vận động tranh cử
Tòa án Tối cao Oklahoma bác bỏ đề nghị ngăn Trump tổ chức cuộc vận động ở thành phố Tulsa, cho phép sự kiện diễn ra vào cuối tuần.
Trước đó, các doanh nghiệp và người dân tại thành phố Tulsa, bang Oklahoma, Mỹ, đã đệ đơn kiện yêu cầu hoãn cuộc vận động của Tổng thống Donald Trump, trừ khi địa điểm tổ chức đồng ý áp dụng những quy tắc cách biệt cộng đồng nhằm phòng chống Covid-19. Đơn kiện bị Tòa án Oklahoma bác bỏ hôm 19/6.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng hôm 18/6. Ảnh: AFP.
Cuộc vận động tại thành phố Tulsa là sự kiện quan trọng đầu tiên của Trump trong chiến dịch tái tranh cử, kể từ khi Covid-19 càn quét khắp đất nước, khiến gần 2,3 triệu người nhiễm và hơn 120.000 người chết.
Video đang HOT
Thị trưởng Tulsa G.T. Bynum hôm 18/6 áp lệnh giới nghiêm trong thành phố, do lo ngại về những cuộc biểu tình bạo lực. Giờ giới nghiêm bắt đầu có hiệu lực từ 22h ngày 18/6 đến 6h ngày 20/6, rồi được nối lại sau cuộc vận động và kéo dài cho tới 6h ngày 21/6. Một vùng cấm liên bang cũng được thiết lập xung quanh địa điểm Trump tổ chức vận động, với lý do “vì lợi ích an ninh quốc gia”.
Cuộc vận động của Trump dự kiến thu hút hơn 100.000 người. Sự kiện này hứng chỉ trích kịch liệt bởi vừa có nguy cơ khiến Covid-19 lan rộng, vừa bị coi là không nhạy cảm với lịch sử của Tulsa, nơi từng diễn ra một trong những vụ thảm sát người da màu tồi tệ nhất nước Mỹ vào năm 1921, với khoảng 300 người chết.
“Tất cả người biểu tình, người vô chính phủ, kẻ kích động, cướp bóc hay những tên tội phạm sẽ đến Oklahoma, xin hãy hiểu rằng mọi người sẽ không được đối xử như ở New York, Seattle hay Minneapolis. Đó sẽ là một viễn cảnh khác rất nhiều!”, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo người biểu tình trên Twitter hôm 19/6. Marc Lotter, phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của Trump, giải thích rằng Tổng thống đang đề cập đến những kẻ kích động, không phải những người biểu tình ôn hòa.
“Tổng thống ủng hộ những người biểu tình ôn hòa, cũng như những người đang thực hiện quyền của họ theo Tu chính án thứ nhất. Nếu xảy ra tình huống tương tự các thành phố khác, như bạo loạn, cướp bóc, đốt nhà và bạo lực, cảnh sát sẽ can thiệp”, Lotter trả lời kênh MSNBC.
Các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc và sự bạo lực của cảnh sát lan rộng khắp nước Mỹ từ cuối tháng 5, sau vụ người đàn ông da màu George Floyd bị cảnh sát ghì gối lên gáy dẫn đến tử vong. Trump hôm 16/6 ký sắc lệnh hành pháp cải tổ lực lượng cảnh sát, nhưng những biện pháp ông đưa ra bị đánh giá thiếu triệt để.
Trump cảnh báo nghiêm trị kẻ phá hoại vận động tranh cử
Trump doạ sẽ hành động chống lại bất cứ kẻ phá hoại nào xuất hiện trong chiến dịch vận động tranh cử của ông tại Oklahoma cuối tuần này.
"Những người biểu tình, kẻ vô chính phủ, kích động, cướp bóc hay thấp hèn định đến Oklahoma làm ơn hiểu rằng các bạn sẽ không được đối xử theo cách ở New York, Seattle hay Minneapolis. Cảnh tượng ở đó sẽ khác rất nhiều", Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng lên Twitter hôm 18/6.
Trump tuần trước tuyên bố sẽ khởi động lại các chiến dịch vận động tranh cử để chuẩn bị cho cuộc đua vào Nhà Trắng tháng 11, với điểm đầu tiên ở thành phố Tulsa, bang Oklahoma, vào ngày 19/6.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 18/6. Ảnh: AFP.
Buổi vận động tái tranh cử của Trump dự kiến tổ chức ở Trung tâm BOK với sức chứa 19.000 người ở thành phố Tulsa, nhưng chưa rõ bao nhiêu người được phép tham dự sự kiện. Trang web đăng ký tham dự buổi vận động tranh cử của Trump viết những người tham gia phải ký cam kết "tự chịu trách nhiệm" nếu nhiễm nCoV.
Ông chủ Nhà Trắng đã phải ngừng các cuộc vận động tranh cử từ tháng 3, sau khi Covid-19 bùng phát ở Mỹ, buộc các bang áp lệnh phong tỏa, cấm tụ tập đông người.
Trump cũng đối mặt không ít chỉ trích về kế hoạch nối lại các buổi vận động tranh cử trong lúc Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Ứng viên tổng thống Dân chủ Joe Biden tố Trump chỉ nôn nóng trở lại chiến dịch vận động tranh cử, có thể đặt mọi người vào nguy hiểm.
Kế hoạch tổ chức chiến dịch vận động tranh cử của Trump diễn ra trong bối cảnh biểu tình chống phân biệt chủng tộc lan rộng khắp nước Mỹ sau cái chết của người da màu George Floyd và Rayshard Brooks. Nhiều cuộc biểu tình ôn hoà dần trở nên bạo lực khi xuất hiện hành vi đập phá, cướp bóc. Trump từng gọi những người này là "vô chính phủ" và "thấp hèn".
Covid-19 đã xuất hiện tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 8,6 triệu người nhiễm và hơn 457.000 người tử vong. Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, hiện ghi nhận hơn 2,2 triệu ca nhiễm và hơn 120.000 người chết.
Ông Trump nói Covid-19 sẽ biến mất dù không có vắc-xin Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đại dịch Covid-19 sẽ biến mất kể cả trong trường hợp không có vắc-xin, trong bối cảnh Mỹ đã ghi nhận hơn 2 triệu ca bệnh và 117.000 người thiệt mạng. Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters) "Chúng ta đang tiến rất gần tới vắc-xin và chúng ta cũng tiến rất gần tới liệu pháp...