Tòa lên lịch xét xử vụ ‘mua nhà 58 tỉ bán lại 28 tỉ siêu tốc’ vào ngày 27 Tết
Vụ án có đông đương sự ở xa khiến tòa phải xác minh gần hai năm, nay tòa đưa ra xét xử vào ngày 27 tháng Chạp khiến nguyên đơn lo ngại sẽ có đương sự vắng mặt.
TAND quận Tân Bình (TP.HCM) đã lên lịch xét xử vụ án “ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất” giữa nguyên đơn là vợ chồng ông Nguyễn Văn Quyện và bị đơn là Trần Vũ Trường.
Theo đó, tòa này sẽ đưa vụ án ra xét xử vào sáng 18-1 (27 Tết). Vụ án này cấp giám đốc thẩm hủy án sơ thẩm và phúc thẩm từ ngày 3-11-2020; hồ sơ được chuyển về để xét xử sơ thẩm lại và tòa đã thụ lý từ ngày 16-12-2020.
Ông Nguyễn Văn Quyện theo đuổi vụ án từ năm 2014. Ảnh: PL
Thời gian qua, ông Quyện nhiều lần khiếu nại việc tòa chậm đưa vụ án ra xét xử. Tòa trả lời rằng do vụ án phức tạp, có đông đương sự, nhiều đương sự ở xa, tòa phải xác minh nhiều nơi, lại bị trì hoãn do dịch nên thời gian chuẩn bị xét xử kéo dài hai năm…
Trao đổi với phóng viên, ông Quyện lo ngại rằng cận Tết là thời gian đi lại khó khăn, tàu xe đông đúc, đắt đỏ.
Vụ án có đông đương sự ở xa khiến tòa phải xác minh gần hai năm thì việc đưa ra xét xử vào ngày sát ngày nghỉ Tết sẽ khiến vụ án không thể xét xử do vắng đương sự.
Vụ án đã bước sang năm thứ 9. Ông năm nay đã 70 tuổi, lo ngại sức khỏe sẽ ảnh hưởng đến việc theo kiện.
Đây là vụ án được dư luận quan tâm với tình tiết “Nhà mua 58 tỉ, bán lại 28 tỉ siêu tốc” mà Pháp Luật TP.HCM từng nhiều lần thông tin.
Ngày 2-10-2014, ông Quyện nộp tiền trả nợ trước hạn cho ngân hàng để lấy giấy tờ nhà, đất 335bis Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình đang thế chấp ra. Cùng ngày, vợ chồng ông ký công chứng chuyển nhượng và giao bản chính giấy tờ nhà, đất cho Trường.
Video đang HOT
Ngay hôm sau, Trường đã cập nhật, sang tên xong. Khi ông Quyện đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Tân Bình nộp hồ sơ xóa thế chấp thì tá hỏa vì việc xóa thế chấp đã được thực hiện trước đó ba ngày. Toàn bộ quá trình xóa thế chấp, kê khai thuế trước bạ (trước cả khi ông có đơn yêu cầu) rồi cập nhật sang tên cho Trường chỉ trong 3 giờ đồng hồ.
Cùng thời gian đó, chỉ 14 ngày sau khi ký hợp đồng và còn thiếu 47 tỉ thì Trường đã đại hạ giá còn 28 tỉ và chuyển nhượng cho bà Hoàng Ngọc Điệp. Ông Quyện phát hiện nên tháng 11-2014, ông Quyện đi kiện hủy hợp đồng với Trường.
Trường thừa nhận hợp đồng mua bán giữa Trường và bà Điệp là hợp đồng giả cách để che khoản vay 28 tỉ đồng. Món nợ này, Trường sẽ tự tính với bà Điệp. Đồng thời, Trường chấp nhận xem số tiền 11 tỉ đồng đã thanh toán cho ông Quyện là tiền đặt cọc mua nhà.
Tuy nhiên, xử sơ thẩm và phúc thẩm, cả TAND quận Tân Bình và TAND TP.HCM đều bác yêu cầu của ông Quyện, buộc gia đình ông phải ra khỏi nhà để trả nhà cho bà Điệp.
Ngày 3-11-2020, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử giám đốc thẩm, hủy cả hai bản án, giao hồ sơ cho tòa sơ thẩm xử lại. Theo quyết định giám đốc thẩm, tranh chấp trong vụ án này là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất có tài sản gắn liền trên đất nên cần áp dụng Luật Đất đai 2013 để giải quyết.
Đồng thời, căn cứ Điều 425 BLDS 2005, cần tôn trọng sự thỏa thuận giữa ông Quyện và Trường về việc hủy hợp đồng khi Trường không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán. Căn cứ Điều 122, Điều 168 BLDS 2005, Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì hợp đồng sau đó giữa Trường và bà Điệp chưa có hiệu lực do bà Điệp vẫn chưa đăng bộ, sang tên.
Tòa án hai cấp xét xử vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, quyết định bản án có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng luật, gây thiệt hại và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của gia đình ông Quyện.
Tòa chia thừa kế đường dự mở, VKS kháng nghị hủy án
Tòa chia thừa kế cả đường dự mở 20 m ngang là lối đi của nhiều hộ dân khác; VKS kháng nghị hủy án vì chưa làm rõ phần đất này là đường dự mở hay di sản thừa kế của chủ đất cũ.
TAND Cấp cao tại TP.HCM đã nhận hồ sơ vụ án cùng kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án sơ thẩm này. Kháng nghị của VKSND Cấp cao tại TP.HCM theo hướng đề nghị hủy toàn bộ bản án vì vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, thu thập chứng cứ và chứng minh chưa đầy đủ.
Vụ án đáng chú ý ở tình tiết đường dự mở 20 m ngang được thể hiện trong giấy chứng nhận QSDĐ của nhiều hộ dân bị tòa đem ra chia thừa kế.
Lối đi của chín hộ dân gần 20 năm
Phản ánh đến báo Pháp Luật TP.HCM, chín hộ dân ở phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Cần Thơ không đồng tình về việc tòa đã chia thừa kế con đường dự mở 20 m là mặt tiền nhà, đất của họ.
Từ trái qua: ông Lê Trường Giang, ông Phước, bà Thoa - những người có nhà, đất quay ra mặt tiền đường dự mở 20 m. Ảnh: NHẪN NAM
"Nếu nguyên đơn được cấp giấy chứng nhận QSDĐ thì họ có thể rào đất lại để bảo vệ. Lúc ấy chúng tôi đi bằng đường nào? Lối đi lại chính của chúng tôi để vào nhà là con đường 20 m này, tồn tại từ lúc đầu mua đất"
Bà NGUYỄN THỊ KIM THOA,
118/13F Trần Văn Khéo, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Cần Thơ
Khu dân cư ở hẻm 113 đường Trần Văn Khéo, phường Cái Khế có nguồn gốc từ việc các hộ dân nhận chuyển nhượng nền đất của bà Nguyễn Thị Kim H (đã mất).
Bà H có khoảng 15.000 m2. Một phần đất bà xin lập quy hoạch phân lô nền làm khu dân cư. Bà được cấp hơn 30 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) nền độc lập. Phần đất còn lại, bà H được cấp giấy chứng nhận QSDĐ vào ngày 2-7-1998.
Bà tự nguyện hiến hai phần đất làm đường đi, một đường đi có bề ngang 5 m và một đường đi có bề ngang 20 m (tương ứng với phần diện tích 992,6 m2, thửa 164A). Các phần đường này không được công nhận QSDĐ.
Nhiều hộ đã mua đất từ những năm 2001, 2002 và cất nhà ở ngay sau đó. Trong giấy chứng nhận QSDĐ tại thời điểm năm 2001 hay năm 2018 thì sơ đồ thửa đất đều thể hiện mặt tiền là đường dự mở 20 m.
Trong những hộ có mặt tiền đường dự mở 20 m, có một số hộ đã cất nhà ở khoảng 20 năm như nhà của bà Nguyễn Thị Kim Thoa (118/13F Trần Văn Khéo), kế đó là nhà ông Nguyễn Ngọc Phước và nhiều hộ khác.
Ông Phước, bà Thoa mua đất trực tiếp từ bà H Họ đã xin phép xây nhà và định cư ổn định đến nay. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và QSDĐ của họ đều thể hiện nhà có mặt tiền là đường dự mở 20 m.
Tòa chia thừa kế cả lối đi dự mở
Tháng 4-2021, các hộ dân nhận được giấy triệu tập của TAND TP Cần Thơ với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ kiện tranh chấp thừa kế di sản giữa các con của bà H.
Các hộ đã có bản tự khai cho biết khi mua đất là đất trồng cây lâu năm, sau đó đã được phép chuyển mục đích sử dụng thành đất ở đô thị và được cấp phép xây dựng nhà ở ổn định tại đây. Lối đi lại chính của họ để vào nhà là con đường 20 m này.
Tuy nhiên, xử sơ thẩm tháng 3-2022, tòa không đưa các hộ dân này vào tham gia tố tụng. Tòa xác định thửa đất 164A nằm ngoài giấy chứng nhận QSDĐ được công nhận của hộ bà H.
"Phần đất tại thửa 164A qua đo đạc thực tế có diện tích 992,6 m2, tuy hộ bà H chưa được Nhà nước công nhận QSDĐ nhưng thuộc trường hợp đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định của pháp luật. Do đó, nguyên đơn yêu cầu chia di sản thừa kế này là có căn cứ" - bản án nêu.
Cạnh đó, tòa xác định phần đất chia di sản thừa kế qua xem xét, thẩm định có các công trình xây dựng và các hộ dân liền kề có sử dụng phần đất để làm lối đi. Tuy nhiên, các đương sự không có yêu cầu giải quyết trong vụ kiện này, nguyên đơn cũng không ngăn cản và vẫn tạo điều kiện cho các hộ dân sử dụng. Nếu sau này có tranh chấp sẽ giải quyết thành vụ kiện khác...
Từ đó, tòa phân chia thừa kế phần đất trên cho các con của bà H. Bản án cũng nêu, sau khi hoàn thành nghĩa vụ trả giá trị thừa kế cho bị đơn, nguyên đơn được quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định.
Kháng nghị hủy án vì chưa làm rõ đất là đường dự mở hay di sản thừa kế
Trả lời PV, TAND TP Cần Thơ cho biết: Theo quyết định kháng nghị, những người dân mua đất của bà H là những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Ngay từ khi thụ lý vụ án và quá trình giải quyết, tòa đã xác định điều này nhưng sau đó đã không đưa họ vào tham gia tố tụng, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ này và giải quyết vụ án không triệt để khiến tranh chấp kéo dài...
Mặt khác, khi giải quyết vụ án, tòa không thu thập tài liệu liên quan đến dự án phân lô, bán nền của bà H đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm rõ và xác định thửa 164A là đường dự mở hay di sản thừa kế của bà H. Nếu là đường dự mở thì quyền lợi của bà H và các hộ dân mua đất liên quan đến đường dự mở này được giải quyết như thế nào...
Cựu chánh văn phòng Đoàn ĐBQH-HĐND tỉnh Gia Lai bị phạt 10 năm tù TAND tỉnh Gia Lai tuyên bị cáo Nguyễn Thế Quang, cựu Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND tỉnh Gia Lai 10 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ngày 5-1, sau nhiều ngày nghị án, TAND tỉnh Gia Lai đã chính thức tuyên án đối với ba bị cáo trong vụ án "lợi...