Tòa Hình sự Quốc tế quan ngại về các vụ giết chóc ở Philippines
Công tố viên trưởng Tòa Hình sự Quốc tế ( ICC) bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ giết người ngoài vòng pháp luật ở Philippines.
Tổng thống Duterte nói sẽ làm bẽ mặt những người cáo buộc ông. Ảnh minh họa:Independent.
Công tố viên Fatou Bensouda của ICC cũng cho rằng “các quan chức cấp cao” quốc gia châu Á này dường như “bỏ qua” các vụ giết người ngoài vòng pháp luật, AP đưa tin. Tuyên bố bằng văn bản của bà Bensouda được coi là lời cảnh báo thẳng thừng với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte về chiến dịch trấn áp tội phạm ma túy do ông khởi xướng, khiến hơn 2.000 người chết.
“Bất cứ người nào ở Philippines kích động hoặc tham gia các hành vi bạo lực hàng loạt gồm ra lệnh, yêu cầu, khuyến khích hay bất cứ cách nào khác, phạm tội thuộc thẩm quyền của ICC đều có thể bị truy tố”, trích tuyên bố của bà Bensouda.
Philippines là thành viên của ICC, Tòa án đầu tiên trên thế giới truy tố tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại. Các thành viên của ICC có thể bị tổ chức có trụ sở tại The Hague, Hà Lan, xét xử.
Phát biểu tại thủ đô Manila, ông Duterte tối qua tỏ ra rất tự tin và cho biết ông có thể lách khỏi bất cứ cuộc điều tra hình sự nào về các vụ giết người liên quan đến ma túy. Duterte nói ông đã viết thư mời Tổng thống Mỹ Obama, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và quan chức EU tới Philippines điều tra, nhưng cảnh báo rằng ông sẽ công khai làm bẽ mặt họ bằng cách bác bỏ những cáo buộc.
“Họ không thể sáng dạ bằng tôi, hãy tin tôi”, người đứng đầu Philippines tuyên bố, dẫn chứng việc ông có 8 năm làm thẩm phán. Ông cũng nói sẽ tra hỏi những người điều tra mình.
“Tôi sẽ làm điều này công khai. Tôi sẽ hỏi 5 câu khiến bạn bẽ mặt, và tôi sẽ hỏi 10 câu để bạn đồng ý với tôi”, Tổng thống Philippines tuyên bố và cho rằng đó sẽ là “màn giải trí đáng xem”.
Ông Duterte cho biết các luật sư EU là “những kẻ ngốc” khi cáo buộc ông có thể phải chịu trách nhiệm hình sự vì dùng cái chết để đe dọa tội phạm. Duterte tuyên bố không luật nào của Philippines cấm tổng thống làm điều này.
Video đang HOT
Là một nhà ủng hộ nhân quyền, ông Duterte từng tuyên thệ sẽ bảo vệ việc thực thi pháp luật của Philippines, trong đó có một số điều khoản quy định cấm đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là cái chết đối với con người. Hiến pháp Philippines cũng cấm bất cứ hành vi trừng phạt tàn nhẫn hoặc vô nhân đạo, gồm cả án tử hình.
Bà Bensouda nói văn phòng của bà sẽ theo dõi chặt chẽ các diễn biến ở Philippines trong vài tuần tới cho dù bà có thiết lập điều tra sơ bộ hay không.
Cuối tuần trước, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết Mỹ “quan ngại sâu sắc về các báo cáo về những vụ giết người ngoài vòng pháp luật hoặc theo lệnh chính phủ” ở Philippines.
“Chiến thuật này hoàn toàn không phù hợp với quyền con người nói chung và các giá trị được chia sẻ giữa hai nước chúng ta”, Earnest nói.
Văn Việt
Theo VNE
Người Philippines nhận xét Tổng thống Duterte 'thô lỗ nhưng chân thành'
Đánh dấu 100 ngày Tổng thống Duterte lãnh đạo đất nước, người dân Philippines nhận xét tuy có lúc ông nói năng thô lỗ nhưng là người chân thành, yêu dân và vì đân.
Suốt ba tháng qua, ông Duterte đã giữ đúng lời hứa giải quyết nạn buôn bán ma túy trong nước khi tranh cử thông qua chiến dịch diệt trừ khiến 2.400 người chết và hàng nghìn người vào tù. Ảnh: Guardian.
"Ông ấy là người hết mình vì nhân dân. Vâng, ông ấy chửi bậy, nói năng không cẩn trọng, nhưng hết sức chân thành, trung thực và chăm chỉ, yêu người nghèo và người yếu thế", Guardian dẫn lời Carla, một người dân sống ở Tacloban, thành phố bị phá hủy nặng nề trong bão Haiyan năm 2013.
"Ông ấy cũng rất hài hước. Mặc dù nói năng và hành xử chưa được lịch sự, nhưng ông ấy rất thông minh, biết tư duy và vạch ra chiến lược cụ thể", Carla nhận xét. Cô cho rằng từ khi ông Duterte nhậm chức, cuộc sống của người dân thay đổi rõ rệt theo ngày.
"Tôi có bạn bè và người quen mà gia đình tan nát vì họ nghiện ngập nhiều năm nay, giờ họ đã quay về với gia đình và cố sửa chữa lỗi lầm".
Trong cuộc khảo sát do trung tâm Social Weather Sations ở Philippines tiến hành, 100 ngày đầu làm lãnh đạo của Tổng thống Duterte được đánh giá "rất tốt", với 76% trong số 1.200 người được hỏi hài lòng với sự thể hiện của ông.
Tuy nhiên, một số người không đồng tình với cách giải quyết nạn ma túy của ông.
"Ông ấy đã và đang thể hiện thái độ kinh khủng, không giống một chính khách khi đối mặt với chỉ trích về chính sách trong cuộc chiến chống ma túy. Thái độ khoa trương ồn ào cho thấy ông ấy không thích hợp làm tổng thống", Chili Sal, 44 tuổi, nhân viên ngân hàng ở Manila nhận xét.
"Ông ấy cũng thất bại trong việc xử lý các vấn đề đối ngoại. Tôi không thể ước tính được trong thời gian ngắn lên làm tổng thống ông ấy đã gây ra bao nhiêu thiệt hại trong quan hệ ngoại giao với Mỹ và Liên minh châu Âu. Thật là xấu hổ".
Một công chức 28 tuổi giấu tên nói "Duterte đã đơn thương độc mã phá hoại nền dân chủ nghiêm túc ở Philippines. Nếu có ai muốn đá ông ta khỏi văn phòng tổng thống, hãy cho tôi tham dự".
Cảnh sát di chuyển giữa các căn nhà trong một chiến dịch bài trừ ma túy ở khu ổ chuột tại Manila. Ảnh: Guardian
Suốt ba tháng qua, ông Duterte đã giữ đúng lời hứa giải quyết nạn buôn bán ma túy trong nước khi tranh cử thông qua chiến dịch diệt trừ khiến khoảng 3.000 người chết và hàng nghìn người vào tù.
"Cách tiếp cận của Duterte với cuộc chiến chống ma túy có thể gây sốc với cộng đồng quốc tế, nhưng tổng thống đã mang hơi thở trong lành tới cho người dân Philippines, những người cho rằng 'hành động còn tốt hơn là bất động'", Joanna Fuertes-Knight, một blogger nổi tiếng người Philippines bình luận.
"Tôi cho rằng ông ấy đang làm rất tốt. Ông ấy đang giải quyết nhiều vấn đề như tội phạm, ma túy và tham nhũng. Trước đây, mỗi lần xuống phố, tôi rất lo sẽ bị cướp nhưng bây giờ, đường phố an toàn hơn nhiều rồi, tôi có thể tự do đi bộ mà không cần lo lắng", Bong, 31 tuổi, sống tại Cebu, thành phố lớn thứ hai Philippines nói.
Ferdinand A Almoradie, một người dân sống ở Cagayan de Oro, thủ phủ tỉnh phía bắc Misamis Oriental cho biết ma túy được bán công khai trên đường phố.
"Mua ma túy trên đường dễ như mua gạo", anh nói. "Duterte chính là người lãnh đạo sẽ cống hiến và bảo vệ người dân Philippines. Tôi hy vọng có ngày Philippines sẽ là quốc gia sạch bóng ma túy, để con cái và cháu chắt tôi được sống trong môi trường an lành".
Trong số hàng trăm ý kiến đánh giá ông Duterte sau 100 ngày lên lãnh đạo đất nước gửi tới Guardian, đa phần ủng hộ tân tổng thống và cho rằng truyền thông quốc tế nên ngừng công kích ông Duterte.
"Hỡi truyền thông quốc tế, hãy ngừng công kích tổng thống Philippines của chúng tôi. Tôi yêu và ủng hộ ông ấy", một người phụ nữ viết.
Khẩu hiệu ủng hộ tổng thống và kêu gọi truyền thông thế giới ngừng công kích ông Duterte của một phụ nữ Philippines. Ảnh: Guardian
Randal, người ban đầu không bỏ phiếu cho ông Duterte nay đã thay đổi suy nghĩ và nhận xét, "trong ba tháng ông ấy đã làm được nhiều việc hơn cho đất nước so với những tổng thống khác".
"Tôi tin rằng ông ấy là người lãnh đạo cần thiết cho dân tộc tại thời điểm này. Tôi cũng tin ông ấy sẽ quét sạch tội phạm và tham nhũng hiệu quả hơn so với bất kỳ người nào, đem lại trật tự và bình an mà người dân cần. Ông ấy là một tổng thống tuyệt vời nhưng cần biết giữ mồm giữ miệng hơn", Randal hy vọng.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Cựu tổng thống Philippines nói chính quyền Duterte 'tệ hại' Cựu tổng thống Philippines Fidel Ramos nói chính quyền đương nhiệm đã "thua một cách tệ hại" vì ưu tiên thực hiện cuộc chiến chống ma túy gây tranh cãi. Cựu tổng thống Fidel Ramos chỉ trích chính quyền hiện tại của ông Duterte gây thất vọng. Ảnh: ABS-CBN. Chính phủ của Tổng thống Duterte "đã nhận được sự thất vọng lớn và...