Tòa đồng ý trả lại 20 thỏi kim loại màu vàng cho CEO Alibaba Nguyễn Thái Luyện
HĐXX sẽ trả lại 20 thỏi kim loại màu vàng cùng một số giấy tờ mà bị cáo Nguyễn Thái Luyện đề nghị được nhận lại trước đó.
Ngày 30/12, TAND TP.HCM tiếp tục tuyên án các bị cáo còn lại trong vụ lừa đảo, rửa tiền xảy ra tại Công ty Alibaba.
Nguyễn Thái Luyện bị tuyên án chung thân; Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện) 30 năm tù; 2 em trai của Luyện là Nguyễn Thái Lực và Nguyễn Thái Lĩnh mỗi người lần lượt 27 năm tù và 17 và các bị cáo còn lại 10 – 19 năm tù. Riêng bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng đang mắc bệnh ung thư tuyến giáp nên lãnh 3 năm tù nhưng được hưởng án treo thời gian 5 năm.
Toà đồng ý trả lại 20 thỏi kim loại màu vàng cho Nguyễn Thái Luyện.
Sau khi tuyên án, HĐXX cho biết sẽ trả lại 20 thỏi kim loại màu vàng cùng một số giấy tờ mà Nguyễn Thái Luyện đề nghị được nhận lại trước đó.
“Trả lại cho bị cáo Nguyễn Thái Luyện 20 thỏi kim loại màu vàng trọng lượng 7.310,6g, một túi nilon chứa tài liệu giấy tờ riêng của Nguyễn Thái Luyện chưa kiểm tra nội dung được niêm phong kín, có chữ ký của Nguyễn Thái Luyện… Đây là tài sản riêng của bị cáo Luyện, không liên quan đến hành vi phạm tội nên chấp nhận yêu cầu của bị cáo được nhận lại tài sản này”, đại diện HĐXX nói.
Với các tài sản khác, HĐXX cho biết sẽ tiếp tục duy trì lệnh kê biên của Cơ quan điều tra Công an TP.HCM đối với 654 thửa đất tại phụ lục số 03 để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của bị cáo Luyện và bị cáo Mai. Giao cho cơ quan thi hành án tiếp tục tạm giữ 455 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất chi tiết tại phụ lục số 05 để thi hành theo 968 thửa đất kê biên nói trên.
Video đang HOT
Giao 4 ô tô cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong Việt Nam, giao 2 ô tô cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam và giao 3 ô tô cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam xử lý để thu hồi nợ. Số tiền dư (nếu có) nộp vào Cơ quan thi hành án để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường của bị cáo Luyện và Mai.
Đối với các ô tô nói trên, hiện có 4 xe đang được Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong Việt Nam quản lý. Các xe còn lại đang được tạm giữ tại kho vật chứng của Công an TP.HCM.
Về số tiền 9 tỷ đồng bị cáo Võ Thị Thanh Mai khai nhận chuyển cho một người không tiện nói tên, HĐXX kiến nghị Cơ quan điều tra Công an TP.HCM tiếp tục làm rõ, nếu có căn cứ xác định tội phạm đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
HĐXX cũng kiến nghị Cơ quan điều tra các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Gia Lai làm rõ sai phạm liên quan đến chuyển nhượng đất trồng lúa để xử lý theo quy định của pháp luật. Kiến nghị Cơ quan điều tra Công an TP Bà Rịa, Công an Đồng Nai làm rõ quy trình, vai trò của cơ quan quản lý đất đai tại địa phương trong việc chấp nhận việc hợp tách thửa trong vụ án. Nếu có sai phạm phải xử lý theo quy định của pháp luật.
Hạ tầng giao thông chuyển mình, khu Tây Hà Nội hút tầng lớp tinh hoa
Hạ tầng tiện ích hoàn thiện nhanh chóng cùng cuộc đua dự án tỷ đô của các "ông lớn" bất động sản đã đưa khu Tây chuyển mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm hành chính, thương mại mới của Hà Nội.
Hạ tầng khai thông "long mạch" cho bờ Tây
10 năm trở lại đây, phía Tây Hà Nội ghi nhận sự thay da đổi thịt mạnh mẽ về hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội. Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu Tây được định hướng trở thành trung tâm hành chính - kinh tế mới hiện đại, hội nhập.
Với điểm tựa này, giao thông được ưu tiên đầu tư mạnh mẽ, minh chứng là các tuyến đường hiện hữu như đại lộ Thăng Long, đường vành đai 3 & 3.5, trục đường Tố Hữu - Lê Văn Lương, Lê Quang Đạo mở rộng, đường Trung Văn nối Mễ Trì, hầm chui Lê Văn Lương - Tố Hữu. Cùng với đó, hệ thống giao thông công cộng hiện đại bậc nhất đang hoàn thiện gồm đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, tuyến buýt nhanh BRT, tuyến metro số 5, 6, 7.
Theo định hướng phát triển giai đoạn 2021 - 2025, hơn 332 nghìn tỉ đồng sẽ được rót vào 460 dự án giao thông trên toàn thành phố Hà Nội. Nổi bật, cả 7 tuyến vành đai bao quanh thủ đô đều có hợp phần chạy qua khu vực phía Tây.
Bên cạnh hạ tầng giao thông liên tục nâng cấp, khu Tây Hà Nội còn là điểm đến của làn sóng dịch chuyển trụ sở các cơ quan đầu ngành như: Bộ Ngoại giao, Thanh tra Nhà nước TP Hà Nội, Trung tâm Hành chính Quốc gia, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tư Pháp... Nơi đây đồng thời tập trung hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước và quốc tế, hàng loạt cơ sở y tế, giáo dục hàng đầu.
Do vậy, khu Tây dần hình thành và thu hút cộng đồng cư dân văn minh, trí thức; từ đó đặt ra nhu cầu lớn về nhà ở, tiện ích chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của tầng lớp tinh hoa đang đổ bộ về đây.
Khu Tây Hà Nội - thủ phủ của những dự án tầm cỡ
Sự đột phá từ quy hoạch đã đưa khu Tây trở thành biểu tượng thịnh vượng của Thủ đô, đồng thời thu hút nhiều chủ đầu tư "rót vốn" để phát triển các dự án quy mô.
Sự xuất hiện của các khu đô thị hiện đại giúp nâng tầm chuẩn sống khu Tây.
Chỉ sau 10 năm, khu vực Tây Mỗ, Đại Mỗ (Nam Từ Liêm) từ một vùng đất hoang sơ đã "lột xác" trở thành khu dân cư đông đúc, tích hợp đầy đủ dịch vụ với đa dạng sản phẩm bất động sản cao cấp. Nương theo vết dầu loang, Hoài Đức được kỳ vọng sẽ là tâm điểm phát triển tiếp theo.
Hạ tầng đi trước mở đường, bên cạnh các trục giao thông xương sống của khu vực, tại Hoài Đức đã hiện diện những cung đường nghìn tỷ như QL32, đường Trịnh Văn Bô, đường Trần Hữu Dực, đường 70.
Bên cạnh đó, tuyến đường sắt trên cao số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội đang ráo riết triển khai; vành đai 3.5 đoạn từ đại lộ Thăng Long nối đến QL32 dài 5,6km đã hoàn thành 70% khối lượng; đường 70 đoạn từ Trịnh Văn Bô đến hết Nam Từ Liêm đang được mở rộng; hầm xuyên đại lộ Thăng Long kết nối với Thiên đường Bảo Sơn sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023.
Số liệu nghiên cứu từ CBRE cũng cho thấy thị trường khu Tây là không chỉ là nơi tập trung nguồn cung căn hộ lớn nhất mà còn dẫn đầu về tính thanh khoản. Nơi đây được mệnh danh là "thủ phủ" của những tòa nhà cao tầng, từ văn phòng đến nhà ở thương mại với hiệu số sử dụng đất cao, do đó đang thiếu hụt những dự án đáp ứng nhu cầu sống xanh toàn diện của cư dân.
Gần đây, thông tin sắp ra mắt Moonlight 1 - tòa căn hộ cao cấp đầu tiên thuộc KĐT Anlac Green Symphony được phát triển bởi chủ đầu tư Anlac Group với hơn 20 năm kinh nghiệm đang thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng.
Anlac Green Symphony vốn được biết đến là dự án sở hữu vị trí "lõi" kết nối các trục đại lộ và giao thông huyết mạch như: vành đai 3.5 và tuyến Metro số 7 chạy qua khu đô thị, đường Trịnh Văn Bô kéo dài, đường 70 đi Mỹ Đình, đại lộ Thăng Long...
Tòa căn hộ cao cấp Moonlight 1 sắp ra mắt tọa lạc ngay mặt đại lộ Ánh Trăng 58m - tuyến đường huyết mạch kết nối toàn dự án, cung cấp ra thị trường giỏ hàng giới hạn chỉ 494 căn hộ chuẩn "xanh - sang".
Bao quanh tòa căn hộ là hơn 36,6 ha diện tích công viên, hồ điều hòa xanh mát.
Với mật độ xây dựng toàn khu chỉ 25,4% cùng 40 tiện ích chung của khu đô thị và hơn 20 tiện ích đặc quyền chuẩn 5 sao, cư dân thủ đô kỳ vọng Moonlight 1 sẽ góp thêm một thanh âm trong trẻo trong bản hòa ca phát triển sôi động của khu Tây Hà Nội.
Doanh nghiệp bất động sản nỗ lực ra phương án xử lý trái phiếu đến hạn Trước sức ép đến hạn của hàng chục ngàn tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong năm nay và hàng trăm ngàn tỉ đồng trong 2 năm tới, các chuyên gia cho rằng cần sớm triển khai nhiều giải pháp để xử lý tránh hệ lụy cho thị trường tài chính và nền kinh tế. Áp lực đáo hạn trái phiếu tiếp...