Toạ đàm về hậu quả chất độc da cam tại Nghị viện châu Âu
Ngày 28/11, tại trụ sở Nghị viện châu Âu ở Brussles, Vương quốc Bỉ, Nhóm Nghị sỹ châu Âu hữu nghị với Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ và Viện Aspen của Mỹ đã tổ chức Tọa đàm về hậu quả chất độc da cam đối với các nạn nhân tại Việt Nam.
Nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Đến dự có Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ và Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (EU) Vũ Anh Quang, đại diện một số đại sứ quán nước ngoài đóng tại Bỉ và đại diện của một số cơ quan thuộc Nghị viện châu Âu.
Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ châu Âu hữu nghị với Việt Nam Jan Zahradil cho biết ưu tiên của Nhóm là hướng sự quan tâm của người dân châu Âu vào các vấn đề kinh tế- xã hội của Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam với EU và cuộc tọa đàm về vấn đề chất độc da cam tại Việt Nam cũng nằm trong mục tiêu đó.
Tại cuộc tọa đàm, tiến sỹ Charles Bailey, cựu giám đốc chương trình chất độc da cam thuộc Viện Aspen, đã giới thiệu về cuốn sách được viết cùng với cộng sự người Việt Nam, tiến sĩ Lê Kế Sơn, với tựa đề “ Từ kẻ thù tới đối tác: Việt Nam, Hoa Kỳ và chất độc da cam.”
Thông qua cuốn sách, các tác giả đã nêu rõ những hậu quả nặng nề của chất diệt cỏ dioxin đối với con người cũng như môi trường Việt Nam trong 50 năm qua.
Lập trường của Việt Nam và Mỹ về chất độc da cam khác biệt trong nhiều năm và chỉ bắt đầu có thay đổi từ 2007, thời điểm hai nước đã cùng phối hợp trong nỗ lực giải quyết những hậu quả nặng nề do chất độc da cam gây ra cho đất nước và người dân Việt Nam.
Giai đoạn 2007-2018, Chính phủ Mỹ đã trích lập tổng cộng 136 triệu USD dành cho việc xử lý các hậu quả do chất độc da cam gây ra ở Việt Nam. Số tiền này được tập trung cho hoạt động làm sạch đất nhiễm dioxin tại các sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa, Phù Cát và tài trợ cho các dịch vụ chăm sóc y tế cho các nạn nhân tại những khu vực bị phun rải chất độc nặng nề trong chiến tranh.
Video đang HOT
Trước công chúng châu Âu, tác giả đã trực tiếp kể về các cuộc gặp gỡ với những nạn nhân tàn tật, nhiều thế hệ cựu chiến binh cùng người dân địa phương, với những hình ảnh và câu chuyện cụ thể đầy thương tâm về hoàn cảnh của các nạn nhân chất độc dioxin.
Tác giả đánh giá quan hệ Việt Nam-Mỹ cũng thay đổi đáng kể khi hai bên cùng hợp tác giải quyết hậu quả của chất độc hại này gây ra tại Việt Nam và đây được coi như một thành tố của mối quan hệ đối tác toàn diện.
Tại hội nghị, các diễn giả thống nhất cho rằng nỗ lực giải quyết hậu quả chất da cam không chỉ dừng lại ở các dự án tẩy độc mà còn cần tiến hành đồng thời các hoạt động để cải tạo môi trường và đặc biệt là giúp đỡ dài hạn để ổn định cuộc sống cho các nạn nhân của chất độc da cam/dioxin.
Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam quốc tế chi nhánh tại Bỉ, bà Chris Keyskens chia sẻ bên cạnh các vấn đề mà ông Charles Bailey và đồng sự đã trực tiếp đề cập trong cuốn sách, những người tiến bộ rất quan tâm tới việc người Mỹ thực sự biết gì về chất độc da cam và cũng muốn đặt câu hỏi người Bỉ và châu Âu nói chung biết gì về chất độc nguy hiểm này.
Bà nhấn mạnh điều mà các nạn nhân ở Việt Nam cần hiện nay là việc hỗ trợ để họ có cuộc sống dễ dàng hơn.
Với các chương trình quyên góp tại Bỉ, đến cuối năm 2017, chi nhánh Bỉ của hội đã trao tặng cho các nạn nhân được tổng số tiền là 18.414 euro.
Trong khả năng của mình, Hội chủ yếu tập trung vào công tác xây dựng mái ấm da cam, giúp trẻ là nạn nhân chất độc bị tàn tật đến trường và cấp vốn sản xuất cho các gia đình nạn nhân tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (EU) Vũ Anh Quang đánh giá buổi tọa đàm là một trong những sự kiện đáng chú ý của năm nay trong quan hệ EU-Việt Nam.
Ông khẳng định hoạt động diễn ra tại Nghị viện châu Âu là một trong những nỗ lực không thể thiếu trong việc nâng cao nhận thức của công chúng và đề xuất ra các giải pháp cho vấn đề xử lý hậu quả của chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam./.
Theo PLO
Lùm xùm phong tỏa tài sản hàng trăm tỷ đồng: Không có căn cứ kháng nghị?
TAND Cấp cao tại Đà Nẵng khẳng định không có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đổi với Quyết định công nhận sự thoả thuận giữa nguyên đơn là một ngân hàng tại Hà Nội với bị đơn là Công ty IOC (phường Cửa Đại, thành phố Hội An, Quảng Nam).
TAND Cấp cao tại Đà Nẵng vừa có văn bản số 44/2018/TB-TA-KDTM cho biết đã nhận được đơn của Công ty cổ phần Dịch vụ hỗ trợ và Phát triển đầu tư (IOC) đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự số 08/2016/QĐ.ST-KDTM của TAND thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) về "Tranh chấp hợp đồng mua bán trái phiếu" giữa nguyên đơn là một ngân hàng tại Hà Nội với bị đơn là Công ty IOC.
Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị và các tài liệu trong hồ sơ vụ án, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng cho rằng, ngày 1/9/2011 ngân hàng có trụ sở tại Hà Nội mua 500 trái phiếu với giá 1 tỷ đồng/1 trái phiếu (tổng số tiền là 500 tỷ) do Công ty IOC phát hành.
Ngân hàng này đã khởi kiện yêu cầu Công ty IOC trả lại tiền gốc đã mua trái phiếu và tiền lãi phát sinh tổng cộng trên 721,4 tỷ đồng do cho rằng IOC sử dụng vốn sai mục đích.
Khu du lịch Sunsire Hội An Beach Resort.
Quá trình tố tụng, đại diện Công ty IOC là ông Ngô Văn Hoàng (Giám đốc) đã uỷ quyền cho ông Nguyễn Hoàng với phạm vi uỷ quyền: "Thực hiện tất cả các quyền của đương sự theo quy định của pháp luật".
"Như vậy, ông Nguyễn Hoàng có toàn quyền của đương sự khi tham gia tố tụng, trong đó có quyền tự thoả thuận về giải quyết vụ án quy định tại khoản 11 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự"- TAND Cấp cao tại Đà Nẵng cho hay.
Tại TAND thành phố Hội An, đại diện uỷ quyền của Công ty IOC đã thoả thuận với phía ngân hàng trả nợ gốc và lãi phát sinh với tổng số tiền gần 687,9 tỷ đồng. Ngày 28/9/2016 TAND thành phố Hội An đã ra quyết định công nhận sự thoả thuận giữa các đương sự; việc tự thoả thuận trả nợ giữa Công ty IOC với ngân hàng là tự nguyện, phù hợp với quy định của pháp luật.
Từ đó, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng khẳng định không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đổi với Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự số 08/2016/QĐ.ST-KDTM ngày 28/9/2016 của TAND thành phố Hội An.
Gần đây nhất, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Nam (Tổng cục Thi hành án dân sự) đã có văn bản triệu tập đại diện Công ty IOC đến trụ sở để giải quyết việc thi hành án thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho phía ngân hàng.
Đây là vụ việc mà Dân trí đã liên tục phản ánh trước đó. Công ty IOC (phường Cửa Đại, thành phố Hội An, Quảng Nam) đã có văn bản gửi tới Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chức năng phản ánh: IOC ký hợp đồng mua bán trái phiếu với một ngân hàng có trụ sở tại Hà Nội. Đây là khoản trái phiếu do IOC phát hành có thời hạn 5 năm, bắt đầu từ ngày 1/9/2011 và kết thúc vào ngày 1/9/2016. Trong hồ sơ phát hành trái phiếu, IOC đã nêu rõ loại trái phiếu phát hành là trái phiếu thường không có tài sản đảm bảo. Sau đó giữa hai bên nảy sinh mâu thuẫn và đưa nhau ra toà giải quyết.
Tại phiên toà diễn ra vào tháng 9/2016 do TAND thành phố Hội An tổ chức, ông Nguyễn Hoàng là người đại diện theo uỷ quyền của Công ty IOC đã tự ý nhân danh công ty thoả thuận về việc Công ty IOC chấp thuận thanh toán cho phía ngân hàng số tiền gần 687,9 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính tại thời điểm tháng 6/2016 ghi nhận tổng giá trị tài sản của Công ty IOC là 735 tỷ đồng. Như vậy số tiền mà ông Nguyễn Hoàng tự ý chấp nhận thanh toán cho phía ngân hàng chiếm tương đương 92,3% tổng giá trị tài sản của công ty trong báo cáo tài chính gần nhất...
"Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ hiện hành của Công ty IOC thì Đại hội đồng cổ đông công ty mới có thẩm quyền chấp thuận việc thanh toán cho ngân hàng số tiền 687,9 tỷ đồng. Giám đốc công ty cũng như người được Giám đốc uỷ quyền không có quyền quyết định việc thanh toán số tiền trên"- văn bản của IOC phân tích.
Văn phòng Chính phủ đã chuyển đơn của Công ty IOC đến TAND Tối cao để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả cho cơ quan này để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Liên quan đến lùm xùm Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Hội An ra quyết định kê biên, xử lý tài sản gồm toàn bộ khu du lịch Sunsire Hội An Beach Resort cùng máy móc, trang thiết bị kèm theo để đảm bảo thi hành bản án nói trên, Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) đã vào cuộc làm rõ.
Thế Kha
Theo Dantri
ECsẽ sớm gỡ "thẻ vàng" cho thủy sản Việt Nam? Ngày 31.10, đoàn công tác của Ủy ban Nghề cá Nghị viện châu Âu gồm 22 người (trong đó có 8 nghị sĩ) đã đến Bình Định để làm việc về tình hình thực hiện giải pháp, nhiệm vụ chống khai thác IUU (khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định) theo khuyến nghị của Ủy ban châu...