Tọa đàm dinh dưỡng tăng đề kháng phòng Covid-19
Các bác sĩ tư vấn cách ăn uống khoa học cho mọi người để cơ thể tăng đề kháng, phòng bệnh, lúc 14h ngày 19/2, phát trực tiếp trên VnExpress.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Nội Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM, Covid-19 lây lan nhanh, chưa có thuốc đặc trị và vaccine phòng. Tính đến ngày 18/2, viêm phổi do virus corona lan đến 27 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Bác sĩ Khanh chia sẻ thêm, người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người cao tuổi, có tiền sử mắc bệnh mạn tính là đối tượng dễ nhiễm Covid-19. Để phòng bệnh, mọi người nên rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người… và quan trọng là tăng cường sức đề kháng cho cơ thể qua chế độ dinh dưỡng.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, khi cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất, các cơ quan, trong đó có hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn để chống lại tác nhân gây bệnh. Chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cần tập trung vào cung cấp đủ năng lượng, chất đạm, chất bột đường; kiểm soát chất béo; tăng cường vitamin A, E, D, C; kẽm, selen, sắt và probiotic. Để nâng cao sức đề kháng nhất thiết phải phối hợp đồng bộ dinh dưỡng với thực hành giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, hạn chế bia rượu, vận động thể lực hàng ngày, ngủ đủ giấc và tiêm phòng.
Bác sĩ Diệp cho biết thêm, năng lượng cần cho cơ thể mỗi ngày với người trưởng thành khoảng 1.800-2.200 kcal, bà bầu tăng thêm khoảng 350-500 kcal, bậc cao niên là 1.700-1.900 kcal. Bữa ăn cần cân đối các nhóm thực phẩm chính là đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất. Chất đạm là nguyên liệu tạo kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. Đạm đến từ các loại thịt heo, thịt bò, cá, trứng… cần khoảng 15-20% tổng khẩu phần ăn mỗi ngày.
Gia đình nên chọn các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin như bưởi, thanh long, đu đủ, cam, quýt, dâu, sơ ri, kiwi, bông cải xanh, cà rốt… Thực phẩm chứa kẽm, sắt, selen… có tác động đến hệ miễn dịch như các loại thủy hải sản, thịt gia súc và gia cầm, trứng, nấm, rau chân vịt, súp lơ xanh, cải xoăn, các loại hạt… Mỗi ngày nên có ba bữa chính, thêm khoảng hai đến ba bữa phụ với trẻ nhỏ, người cao tuổi. Uống đủ lượng nước cần thiết.
Video đang HOT
Bác sĩ Ngọc Diệp tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho các độ tuổi phòng dịch bệnh.
Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng chung, tùy từng đối tượng mà có chế độ ăn phù hợp. Người cao tuổi, có mắc thêm các bệnh mạn tính, ví dụ đái tháo đường cần hạn chế thực phẩm tăng đường huyết, bệnh nhân tim mạch nên tránh thực phẩm chứa nhiều muối… Trẻ nhỏ nên duy trì uống sữa mẹ hoàn toàn ít nhất sáu tháng vì sữa mẹ có chứa dưỡng chất tốt cho sức khỏe đường ruột, hỗ trợ hệ miễn dịch.
“Để tăng sức đề kháng trong mùa dịch nên ăn chín uống sôi, dùng thực phẩm sạch. Vì ăn sạch mới giúp dưỡng sinh mà không dưỡng bệnh. Gia đình nên cân nhắc chọn nguồn thực phẩm, nhất là các loại thịt, có quy trình đóng gói khép kín giúp ngăn vi khuẩn bên ngoài, nguồn gốc rõ ràng, đến từ thương hiệu uy tín”, bác sĩ Diệp nói.
Làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học giúp tăng cường sức đề kháng phòng Covid-19 sẽ được bác sĩ Diệp và bác sĩ Khanh giải đáp trong buổi tọa đàm phát trực tiếp lúc 14h ngày 19/2 trên VnExpress. Chương trình có sự đồng hành của nhãn hàng Meat Deli.
Bác sĩ Hữu Khanh chia sẻ về một số biện pháp để phòng Covid-19.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh từng tham gia nghiên cứu, giảng dạy và chữa trị các loại bệnh nhiễm trùng có tỷ lệ tử vong cao như viêm màng não, viêm não, thương hàn, lao, HIV… Nhiều đề tài nghiên cứu của ông được giới khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao. Bác sĩ Khanh hiện là Trưởng khoa Nhiễm – Nội Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp tốt nghiệp chuyên ngành Nhi khoa tại Đại học Y dược TP HCM năm 1986, bác sĩ chuyên khoa II Nhi khoa năm 2002, có hơn 60 nghiên cứu khoa học và tham gia biên soạn tài liệu chuyên ngành trong lĩnh vực dinh dưỡng, thực phẩm…
Bác sĩ Diệp từng đảm nhiệm Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, Phó chủ nhiệm Bộ môn Dinh dưỡng Thực phẩm – Đại học Y dược TP HCM, hiện là Chủ tịch Hội Dinh dưỡng và Thực phẩm TP HCM, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam.
Kim Uyên
Theo VNE
Cách ly 2 trường hợp từ Vĩnh Phúc về Bà Rịa - Vũng Tàu
Ngày 17/2, ông Nguyễn Văn Tài, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, ngành y tế đang cách ly 2 trường hợp từ Vĩnh Phúc về.
Theo thành phố Bà Rịa, 2 trường hợp cách ly chủ động tại nhà là ông L.V.H. sinh năm 1967 và bà C.T.Ch. sinh năm 1972 tạm trú tại số 159 đường Trương Hán Siêu, phường Long Toàn, TP Bà Rịa.
Bà Rịa - Vũng Tàu cách ly 2 trường hợp về từ Vĩnh Phúc.
Trong thời gian từ 18/1 đến ngày 15/2, ông H và bà Ch về quê tại xã Kim Xá, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Đến 9h ngày 16/2, hai người này trở lại địa phương và ở trọ nhà người thân tại số 159 Trương Hán Siêu (do nhà ở phường Phước Nguyên đang bị giải tỏa). Sau khi trở về ông H. và bà Ch. đã trực tiếp đến UBND phường Phước Nguyên trình báo về việc trở về từ xã Kim Xá, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Qua theo dõi thông tin, trong thời gian ở tại Vĩnh Phúc ông H. và bà Ch. không đến vùng dịch bệnh của tỉnh này, không tiếp xúc với người bệnh do Virus Corona, tình trạng sức khỏe hiện nay chưa có biểu hiện bất thường, khi trở về địa phương chỉ đến UBND phường Phước Nguyên trình báo và ở lại căn nhà 159 Trương Hán Siêu.
Chính quyền TP Bà Rịa đã chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn cách ly chủ động, phòng chống bệnh và đề nghị ông H. và bà Ch thông tin kịp thời khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như: sốt, ho, khó thở... đồng thời không tiếp xúc với người khác trong vòng 14 ngày./.
Theo VOV
Từ ca Covid-19 tử vong ở Đài Loan, lời khuyên quan trọng cho tài xế và hành khách Người tử vong do Covid-19 ở Đài Loan ngày 16-2 là một tài xế taxi, làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ nhiễm nCoV trong không gian kín của các phương tiện công cộng. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm- thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, một thứ mang lại nguy cơ cao trên các phương tiện...