Tòa bác bỏ lời kêu oan vô lý
Hai bị cáo nại rằng không có ý định cướp, chỉ do nạn nhân nhìn đểu nên mới xuống xe gây sự nhưng thực tế thì họ lại bắt nạn nhân đưa giấy tờ xe máy.
TAND TP.HCM vừa xử phúc thẩm, bác đơn kháng cáo, y án sáu năm tù đối với Đặng Ngọc Năm, bốn năm tù đối với Đặng Tấn Vũ về tội cướp tài sản.
Trước đó, ngày 8.12.2013, Năm, Vũ và một nhóm bạn sau khi nhậu xong thì rủ nhau xuống ngã tư Gò Dưa (quận Thủ Đức) hát karaoke. Trong lúc chở Vũ, nghe Vũ than là không còn tiền, Năm bèn bàn với Vũ sẽ xin tiền của người đi đường, nếu không cho thì đánh.
Khi gặp một đôi nam nữ đi cùng chiều, Năm bèn cho xe chạy áp sát vào lề đường rồi xuống xe bất ngờ đi đến giật cổ áo chàng trai, nói: “Giấy tờ xe của mày đâu?”. Chàng trai phản ứng, cự lại: “Mày là gì mà kêu tao xuất trình giấy tờ?”. Năm và Vũ liền xúm lại đánh anh này (dùng nón bảo hiểm). Cô gái tri hô nên Năm bị người dân xung quanh bắt giữ, riêng Vũ kịp bỏ trốn, sau đó ra đầu thú. Theo kết quả giám định, chàng trai bị Năm và Vũ đánh gây thương tật 11%.
Hai bị cáo Đặng Ngọc Năm, Đặng Tấn Vũ (gục đầu) tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: N.N
Tại phiên xử sơ thẩm của TAND quận Thủ Đức, hai bị cáo nại rằng không có ý định cướp tài sản mà do nạn nhân nhìn đểu nên mới xuống xe gây sự. TAND quận Thủ Đức đã bác bỏ lời kêu oan này bởi theo tòa cả hai bên đều không quen biết nhau, nếu các bị cáo chỉ muốn gây sự thì đã không cần phải hỏi giấy tờ xe máy của nạn nhân. Tòa còn nhận định việc bị cáo dùng nón bảo hiểm đánh nạn nhân là phương tiện nguy hiểm, là tình tiết tăng nặng…
Sau đó Năm và Vũ kháng cáo, cho rằng cấp sơ thẩm kết án họ về tội cướp tài sản là oan, phải là tội cố ý gây thương tích mới đúng. Tại phiên tòa phúc thẩm, Năm và Vũ tiếp tục khai do bị dùng nhục hình ép nhận tội chứ các bị cáo không hề có ý định cướp mà là do nạn nhân nhìn đểu.
Video đang HOT
Theo tòa phúc thẩm, các bị cáo nói bị dùng nhục hình, ép cung nhưng không có căn cứ nên không thể chấp nhận. Tòa phúc thẩm cũng đồng tình với nhận định của cấp sơ thẩm rằng không thể chấp nhận lời trình bày của hai bị cáo bởi người đi đường không quen biết gì với các bị cáo, các bị cáo lại nói họ nhìn đểu, xuống xe chỉ để gây sự mà lại bắt họ đưa giấy tờ xe là vô lý. Từ đó tòa phúc thẩm đã bác kháng cáo và y án sơ thẩm.
Theo Theo Ngân Nga/ Pháp luật TP.HCM (Danviet.vn)
UBND "sửa" bản án phúc phẩm của TAND TC: Thẩm quyền và tính pháp lý ở đâu?
Bản án phúc thẩm của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) tại TP.HCM đã có hiệu lực pháp luật cách đây gần 6 năm.
Thế nhưng UBND TP.HCM vẫn ra một quyết định (cũng đã có hiệu lực pháp luật) làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án đã tuyên nói trên. Như vậy, có thể nói UBND TP.HCM đã "sửa" bản án, mặc dù theo quy định của pháp luật thì việc xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật phải theo thủ tục tái thẩm thuộc thẩm quyền của Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao.
Ông Dương Thê Xương năm nay 86 tuôi (hiện cư ngu tai sô 712, Kha Van Cân, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức, TP.HCM), đang mang những căn bênh hiêm ngheo, moi hoat đông và sinh hoat cua ông đêu chỉ trên chiêc giương nho. Ông đang lo ngày chết se không co chô lam đam tang, vì mảnh đất ông đang ơ có thể bị cơ quan thi hanh an thu hôi đê giao cho ngươi khac bất cứ lúc nào, du mảnh đất ấy là của ông va vơ la ba Lâm Thi He (đã mât năm 1995) gây dưng tư hơn 50 năm qua.
Theo hô sơ, thửa đât tranh châp noi trên co diên tich 1.457m2 do cha cua ông Trân Văn Rang (chêt năm 1960) đưng tên. Năm 1962 ông Rang đã cho vơ chông ông Xương thuê 360m2 đê làm nha ơ. Phân con lai do ông Xương mua va sang nhương lai tư 2 ngươi khac. Vơ chông ông Xương đã lam nha ơ, trông cây va kinh doanh vươn cây cảnh ôn đinh đên nay.
Đến năm 1993, ông Rang làm đơn khiêu nai đoi lai phân đât ông Xương đang sư dung, TAND huyên Thu Đưc (cu) đa mơ phiên toa sơ thâm và tuyên xư: Giao ông Xương sư dung 797m2, giao cho ông Rang sư dung 660m2.
Sau phiên tòa sơ thẩm, gia đinh ông Xương khang cao. Ngày 26/1/1994, UBND TP.HCM đã ra Quyết định số 293/QĐ-UB-NN, vơi nôi dung: "Bac đơn khiêu nai đoi lai đât cua ông Trân Văn Rang, cho phep ông Dương Thê Xương đươc tiêp tuc sư dung phân đât 1.457m2 đât theo nguyên trang". Năm 2006, UBND quân Thu Đưc đa câp Giây chưng nhân QSD đât cho ông Xương. Gia đinh ông Rang tiêp tuc khiêu nai.
Năm 2007, gia đình ông Xương xảy ra tranh chấp nội bộ trong việc chia tài sản chung và thừa kế do bà Lâm Thị Hẹ, vợ ông Xương đã mất năm 1995 nhưng không để lại di chúc. Vụ việc được khởi kiện tại tòa án, nguyên đơn là ông Dương Thế Xương, bị đơn là bà Dương Thị Bích Vân, con ruột ông Xương.
Bản án phúc thẩm số 188/2009/DSPT ngày 2, 3/7/2009 của TAND TC tại TP.HCM đã tuyên: "Công nhận toàn bộ nhà đất tọa lạc tại số 712, Kha Vạn Cân là tài sản chung của ông Dương Thế Xương và bà Lâm Thị Hẹ. Trong đó, là tài sản của ông Xương, là di sản của bà Hẹ. Di sản của bà Hẹ được chia cho 10 thừa kế và một phần công sức của bà Vân bằng 1 suất thừa kế. Chia cho ông Xương phần đất có diện tích gần 800m2...".
Khu nhà đất tọa lạc tại địa chỉ số 712, Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức.
Đương nhiên là bản án có hiệu lực pháp luật và mặc dù việc thi hành bản án chẳng có gì phức tạp nhưng trong 6 năm qua Cục Thi hành án dân sự TP.HCM vẫn không thi hành xong..
Bất ngờ, sau 20 năm kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại tranh chấp giữa ông Trần Văn Ráng và ông Dương Thế Xương, UBND TP.HCM đã ra Quyết định số 4988/QĐ-UBND ngày 10/10/2014 điều chỉnh, sửa đổi Quyết định số 293/QĐ-UB-NN ngày 26/1/1994.
Theo quyết định đó thì gia đình ông Trần Văn Ráng (do bà Nguyễn Thị Nga đại diện) từ chỗ bị bác đơn, nay lại được công nhận cho sử dụng phần đất diện tích 630m2 trong thửa đất 1.475m2 đã nói ở trên. Quyết định này có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày ký.
Như vậy, cho đến thời điểm này, có hai quyết định có hiệu lực song song tồn tại về một thửa đất tại số 712, Kha Vạn Cân là: 1. Quyết định của Tòa phúc phẩm TAND TC là chia thửa đất cho ông Dương Thế Xương và 10 thừa kế, Quyết định của UBND TP.HCM là chia cho ông Trần Văn Ráng và gia đình ông Dương Thế Xương.
Điều nực cười là ai cũng nhận thấy là hai quyết định này hoàn toàn "tréo ngoe" với nhau.
UBND Quận Thủ Đức đã không thể thể thực hiện quyết định của cấp trên (Quyết định số 4988/QĐ-UBND của UBND TP.HCM), vì đang có bản án của tòa phúc thẩm. Cục Thi hành án dân sự TP.HCM cũng phải tạm ngừng thi hành bản án của Tòa phúc phẩm TAND TC vì UBND TP.HCM đã ra Quyết định số 4988/QĐ-UBND.
UBND TP.HCM ra Quyết định số 4988/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định số 293/QĐ-UB-NN là từ kiến nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc giải quyết đơn của bà Nguyễn Thị Nga, đại diện cho ông Trần Văn Ráng.
Trong các công văn của Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi UBND TP.HCM thể hiện Bộ này đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho UBND TP.HCM ban hành quyết định sửa đổi nói trên và kiến nghị Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao tái thẩm Bản án phúc thẩm số 188/2009/DSPT. Lý do kiến nghị tái thẩm là vì có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án.
Vậy quyết định sửa đổi của UBND TP.HCM có phải là tình tiết mới? Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định, một trong những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.
Theo quy định đó và từ thực tế các vụ án được tái thẩm thì rất dễ để nhận ra rằng, tình tiết mới là tình tiết đã tồn tại trước khi tòa án ra bản án, quyết định nhưng các đương sự không thể biết. Ở đây, Quyết định số 4988/QĐ-UBND dược ban hành sau hơn 5 năm kể từ ngày Bản án 188/2009/DSPT có hiệu lực pháp luật thì không thể coi là tình tiết mới!.
Được biết rằng, UBND TP.HCM đã họp bàn với các ban ngành chức năng và UBND quận Thủ Đức về kiến nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đại diện các ban ngành đã cảm thấy không ổn nếu UBND TP.HCM ra quyết định sửa đổi vì nếu vậy sẽ bị phía ông Dương Thế Xương khởi kiện hành chính quyết định mới. Thế nhưng sau đó quyết định vẫn được ban hành và hiện tại đã phát sinh ra nhiều rắc rối!
Hiện gia đình Ông Dương Thế Xương đã có đơn khiếu nại khẩn cấp gửi các cấp có thẩm quyền. Liệu những tiếng kêu cứu sẽ thấu đến đâu và vụ việc sẽ được giải quyết thế nào cho "thấu tình đạt lý", đúng với quy định của pháp luật? Chúng tôi sẽ tiếp tục truyền tải những thông tin mới về vụ việc này.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Phúc thẩm vụ "ăn" tiền sửa ụ nổi 83M: 3 bị cáo được giảm án Ngày 6/2, tại Nha Trang, TAND Tối cao đã đưa vụ án tham ô tiền tỷ khi sửa ụ nổi M83 xảy ra tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines ra xét xử phúc thẩm. Đáng chú ý, 3 bị cáo kháng cáo đã được HĐXX tuyên giảm mỗi bị cáo 2 năm tù. 3 bị cáo Quang, Hùng và Giáp...